Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốMạng xã hội và những người 'não bỏng ngô'

Mạng xã hội và những người ‘não bỏng ngô’


Nếu cảm thấy bị choáng ngợp bởi nhịp sống số không ngừng nghỉ trên mạng xã hội, bản thân phải vất vả mới có thể tập trung vào một vấn đề hay thời gian chú ý giảm sút, bạn có thể là một trong những người gặp chứng “não bỏng ngô” (popcorn brain).

“Não bỏng ngô” là một thuật ngữ được đưa ra từ năm 2011 bởi David Levy, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington (Mỹ). “Thuật ngữ này diễn tả xu hướng chú ý và tập trung chuyển đổi nhanh chóng từ thứ này sang thứ khác, giống như hạt ngô nổ bỏng”, chuyên gia tâm lý học lâm sàng Daniel Glazer giải thích.

"Não bỏng ngô" là hiện tượng có hại cho não, gây ra bởi việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều

“Não bỏng ngô” là hiện tượng có hại cho não, gây ra bởi việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều

Khi cuộc sống ngày càng liên quan nhiều đến môi trường số, các chuyên gia sức khỏe tâm lý càng quan tâm và muốn chia sẻ thêm những cách để chống lại hiện tượng trên. Theo NY Times, một nghiên cứu từng chỉ ra rằng có tới 62,3% dân số toàn cầu sử dụng mạng xã hội, với thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày là 2 giờ và 23 phút (tính đến cuối tháng 1.2024).

Theo báo cáo từ Đại học California (Mỹ), quãng thời gian tập trung trước màn hình của con người trước khi chuyển sang thứ khác đã giảm từ trung bình 2,5 phút (năm 2004) xuống 75 giây vào năm 2012 và tiếp tục thấp hơn, còn 47 giây tính đến thời điểm này.

Việc cuộn, duyệt nội dung quá mức từ các bài đăng, cảnh báo, tương tác và quảng cáo đã kích thích cơ thể tiết ra một lượng nhỏ dopamine (hoóc môn kiêm chất dẫn truyền thần kinh) có tác dụng “thưởng” cho não bộ và thúc đẩy chu trình này tái diễn, theo nhà tâm lý học Dannielle Haig.

“Theo thời gian, nhu cầu dành cho sự chú ý và chuyển đổi nhanh giữa các nhiệm vụ có thể dẫn đến cảm giác bồn chồn về tinh thần hoặc não bộ phải ‘nhảy số liên tục’ khi vật lộn nhằm duy trì sự tập trung vào một tác vụ bất kỳ trong thời gian dài”, bà Haig giải thích.

Vị chuyên gia cảnh báo hiện tượng “não bỏng ngô” có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các tương tác xã hội, sự kiên nhẫn, cảm xúc hạnh phúc, năng suất, đồng thời làm tăng sự lo lắng và nguy cơ kiệt sức.

Chuyên gia Daniel Glazer nói thêm: “Các ứng dụng phổ biến hiện nay xét về một số khía cạnh thì phù hợp với thói chú ý phân tán, kích thích chuyển đổi nhanh giữa các nội dung được thiết kế gây nghiện để tối đa hóa sự tương tác từ người dùng. Sự kích thích kỹ thuật số liên tục đó gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động não bộ”.

Để giảm tình trạng “não bỏng ngô” hay suy giảm tập trung, các chuyên gia cho rằng người dùng nên đặt giới hạn cho việc sử dụng thiết bị công nghệ, “cai nghiện” kỹ thuật số để não được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng, tham gia hoạt động không có sự xuất hiện của các loại màn hình như thiền định, luyện tập, vận động, đọc sách (giấy), sáng tạo nghệ thuật hay hòa mình vào thiên nhiên. Nên tập trung vào nhiệm vụ duy nhất để rèn luyện trí não, không phải lúc nào cũng làm nhiều việc cùng lúc; xóa bớt ứng dụng và cố gắng kiểm soát hành vi sử dụng mạng xã hội.



Source link

Cùng chủ đề

Lan tỏa năng lượng tích cực

Với Thân Ngọc Hà Duyên (quê TP HCM), những thử thách trong chặng đường tuổi trẻ đều xứng đáng để đối diện, vượt qua và sẽ dẫn lối đến thành quả ...

5 cách giúp giảm lo âu một cách tự nhiên

Lo âu là tình trạng mà một người có cảm giác bồn chồn, sợ hãi hoặc suy nghĩ nhiều đến việc gì đó. Người bị lo âu thường sẽ gặp các biểu hiện thể chất như nhịp tim tăng nhanh, đổ mồ hôi...

Mạo danh chuyên gia nổi tiếng mời đầu tư, bán khóa học

Nhiều chuyên gia, tiến sĩ kinh tế phải lên tiếng cảnh báo, khuyến cáo vì bị mạo danh mời đầu tư, bán khóa học làm giàu… ...

Nghị lực của nữ sinh viên mù

TPO - Nguyễn Thị Minh bị mù bẩm sinh do ảnh hưởng của di chứng chất độc da cam từ ông nội nhưng em vẫn nỗ lực học chữ và đậu đại học. Để có tiền sinh hoạt, Minh xin đi hát dạo với tiền công 250.000 đồng/1 buổi 7 tiếng.  TPO - Nguyễn Thị Minh bị mù bẩm sinh do ảnh hưởng của di chứng chất độc da cam từ ông nội nhưng em vẫn nỗ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), về xu hướng...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Cảnh giác với 3 xu hướng tấn công mạng năm 2025

Theo thống kê từ Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, tính đến cuối năm 2024, số hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ bảo đảm an toàn theo cấp độ đã đạt 92%, tăng 27% so với năm 2023. Trong đó, 49% hệ thống thông tin đã triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn theo hồ sơ được duyệt. Cũng trong năm 2024, cơ quan chức năng đã xử lý 8.558 website lừa...

Mới nhất

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 95 năm – Ánh sáng soi đường

(CLO) Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới với...

Tin tức sáng 4-2: Đề xuất miễn thuế thu nhập cho nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đường sắt đô thị

Một số tin tức đáng chú ý: Phạt một công ty bảo hiểm vì đưa thông tin gây nhầm lẫn để hút khách; Sếp VPBank chi gần 600 tỉ đồng mua cổ phiếu đầu năm; Nhu cầu thấp, siêu thị, chợ 'ê hề' hàng những ngày đầu...

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô đất trường học phường Thạch Bàn, quận Long Biên

Theo đó, khu vực điều chỉnh quy hoạch thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên, phía Bắc giáp đường nội bộ và ô đất nhóm nhà ở cao tầng, các phía còn lại giáp đường theo quy hoạch. Quy mô nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết có diện tích khoảng 60.284m2. Mục tiêu điều...

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm...

Mới nhất