Trang chủNewsThời sựMạng lưới metro TP.HCM trong tương lai như thế nào?

Mạng lưới metro TP.HCM trong tương lai như thế nào?

Sau ngày đầu tiên đón hàng ngàn lượt khách xếp hàng trải nghiệm, tuyến metro số 1 hôm qua (23.12) đã phục vụ rất nhiều người dân TP.HCM đi làm, sinh viên đi học trong sáng đầu tuần.

Đây cũng là mục tiêu mà TP.HCM đang theo đuổi: 10 năm tới, metro sẽ phủ khắp mọi ngõ ngách, đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển của người dân và du khách.

bia (2).jpg

Tàu metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên chạy ngày 23.12.2024. Đến năm 2035, TP.HCM dự kiến sẽ hoàn tất 7 tuyến metro với tổng chiều dài 355 km

Ảnh: Nhật Thịnh -Đồ họa: bảo nguyễn

Đến năm 2035, TP.HCM sẽ có 355 km metro

Sáng thứ hai đầu tuần (23.12), như thường lệ, anh Nguyễn Tuấn Hải (ngụ Q.3, TP.HCM) dậy từ sớm để chuẩn bị cho quãng đường đi làm hơn 15 km từ nhà đến Khu Công nghệ cao (TP.Thủ Đức). Thế nhưng thay vì uể oải dắt chiếc xe máy chuẩn bị sẵn tinh thần “chiến đấu” với ùn tắc, bụi bặm ngoài đường như mọi khi, hôm nay anh Hải đi làm bằng metro.

“Trải nghiệm tuyệt vời. Bình thường tôi chạy xe máy mất khoảng 45 phút nếu không kẹt xe, hôm nay đi metro chỉ mất khoảng 20 phút, tiết kiệm được nửa thời gian. Tàu sạch sẽ, đi giờ sớm ít người, chỗ ngồi rộng rãi thoải mái. Vậy là từ giờ không còn phải bắt đầu 1 ngày làm việc mệt mỏi, uể oải vì chạy xe như trước nữa rồi”, anh Hải hào hứng chia sẻ.

Trải nghiệm tuyệt vời. Bình thường tôi chạy xe máy mất khoảng 45 phút nếu không kẹt xe, hôm nay đi metro chỉ mất khoảng 20 phút, tiết kiệm được nửa thời gian. Vậy là từ giờ không còn phải bắt đầu 1 ngày làm việc mệt mỏi, uể oải vì chạy xe như trước nữa rồi.

Anh Nguyễn Tuấn Hải (ngụ Q.3, TP.HCM)

Trên chuyến tàu sớm, có khá nhiều người là nhân viên văn phòng di chuyển từ TP.Thủ Đức đến trung tâm thành phố, sau đó tỏa ra các nơi bằng xe buýt hoặc các phương tiện công cộng khác. Ở hướng ngược lại, nhiều người từ các quận như: 8, 3, 1… cũng đi xe buýt để đến nhà ga trung tâm, sau đó lên tàu di chuyển đến các nơi nằm dọc xa lộ Hà Nội để làm việc. Đáng chú ý, có khá nhiều sinh viên từ TP.HCM đã sử dụng metro để đi tới các trường đại học phía Thủ Đức. 

Đây là ước mơ của rất nhiều thế hệ sinh viên trong hơn 10 năm qua, đồng thời cũng là mục tiêu mà ngành giao thông TP.HCM đang hướng tới. Như Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường phát biểu trong giây phút lịch sử công bố tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức vận hành: “Công trình này đánh dấu việc hiện thực hóa quá trình xây dựng hệ thống giao thông công cộng (GTCC) bền vững, đáp ứng nhu cầu di chuyển nhanh chóng, hiệu quả cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường. Trong giai đoạn tiếp theo, TP.HCM sẽ tiếp tục ưu tiên, tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị trong quy hoạch, phát triển mạnh theo mô hình TOD, nhằm xây dựng TP thành đô thị thông minh, hiện đại, bền vững trong tương lai, là biểu tượng của sự đổi mới, kết nối và văn minh”.

1. Người dân TP.HCM nô nức trải nghiệm tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên _ảnh Nhật Thịnh  (2).jpg

Người dân TP.HCM sử dụng tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

Ảnh: Nhật Thịnh

Ở giai đoạn tiếp theo mà ông Bùi Xuân Cường nhắc đến, TP.HCM đề xuất đầu tư 7 tuyến metro dài khoảng 355 km, hoàn thành vào năm 2035, với vốn đầu tư khoảng 40,21 tỉ USD. Đến năm 2045 sẽ hoàn thành thêm 155 km, nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 510 km.

Trước đó, theo Quyết định số 568 do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2013 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, TP chỉ đặt mục tiêu xây dựng 8 tuyến metro, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt 1 ray với tổng chiều dài khoảng 220 km. Với việc điều chỉnh quy hoạch lần này, một số tuyến đã được chuyển hướng, kéo dài.

Đơn cử, tuyến số 1 theo lộ trình cũ chỉ dài 19,7 km từ Bến Thành đến Suối Tiên, hiện được đề xuất điều chỉnh nối dài cả 2 phía thành Depot Long Bình – Bến Thành – An Hạ dài 40,8 km. Tuyến số 4 nay được gộp từ 2 tuyến số 4 và 4b theo quy hoạch cũ, nối thẳng từ Đông Thạnh (H.Hóc Môn) tới Khu đô thị Hiệp Phước và được điều chỉnh để chạy qua sân bay Tân Sơn Nhất…

Để metro đưa người dân đi làm, đi học, đi chơi, đi chợ…

Lý giải việc điều chỉnh quy hoạch, ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), cho biết tương lai gần, vùng đô thị TP.HCM sẽ cộng thêm các đô thị vệ tinh như Dĩ An, Thủ Dầu Một, Nhơn Trạch, Long Thành, Bến Lức…, đưa mức dân số đạt trên dưới 20 triệu người. Một siêu đô thị như vậy mà chỉ quy hoạch 220 km đường sắt đô thị là quá khiêm tốn. Cùng quy mô, các đô thị trên thế giới như Tokyo (Nhật Bản) hay Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc)… phải có hệ thống đường sắt đô thị dài cả ngàn km để đảm bảo tỷ lệ GTCC chiếm khoảng 50 – 70% nhu cầu đi lại hằng ngày của người dân. Quy hoạch theo Quyết định 568 đặt mục tiêu đến năm 2035, tỷ lệ này tại TP.HCM là khoảng 40 – 50% thì chiều dài đường sắt đô thị phải tăng gấp 2 – 3 lần quy hoạch.

Chưa kể, metro trong tương lai cũng cần nối dài từ TP.HCM đến Đồng Nai, Bình Dương, Long An…, tạo kết nối thông suốt tới các khu đô thị vệ tinh. Các tuyến metro được điều chỉnh kéo dài cũng sẽ được tích hợp với mạng lưới đường sắt quốc gia, nối tới các khu vực ga Bình Triệu, Dĩ An…; các “hub”, điểm đầu mối giao thông chính như sân bay Long Thành, ga đầu mối Tân Kiên của tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM – Cần Thơ, khu đô thị lấn biển Cần Giờ, sân bay Tân Sơn Nhất…

2. Tàu metro số 1 chạy ngày 23.12 _ảnh Nhật Thịnh (4).jpg

Tàu metro số 1 chạy ngày 23.12

Ảnh: Nhật Thịnh

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hiển, tư duy quy hoạch những năm 2008 – 2013 rất khác, luôn chạy theo sự phát triển của đô thị. Chúng ta định hình những khu dân cư rồi mới làm đường sắt kết nối. Do vậy, quá trình thực hiện dự án rất khó khăn và tốn kém vì đô thị hóa diễn ra nhanh, liên tục. Hiện nay, quy hoạch được định hướng phải đảm bảo tính dẫn dắt phát triển đô thị, tạo ra nguồn lực để phát triển đô thị.

Thay vì “đâm” vào những khu dân cư dày đặc rồi bỏ ra số tiền “khổng lồ” đền bù mặt bằng, các tuyến metro sẽ được điều chỉnh vị trí nhà ga đi vào những khu đất công để thuận lợi hơn trong công tác giải phóng mặt bằng, đồng thời tạo diện tích đất quanh nhà ga lớn hơn.

Đơn cử, các tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương), số 4 (Thạnh Xuân – khu đô thị Hiệp Phước) hay tuyến số 5 (ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn) nếu chỉ đi trong khu vực đô thị thì chi phí đền bù giải phóng mặt bằng làm nhà ga rất lớn. Nếu kéo các tuyến này đi vào các quỹ đất công ở Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh… thì rất dễ để hình thành những khu đô thị mới dọc tuyến. Ngay cả hướng tuyến trong khu vực nội đô cũng có thể điều chỉnh vị trí các nhà ga với định hướng tương tự.

Bên cạnh đó, quy hoạch trước đây chưa tính toán đầy đủ khả năng thuận tiện khai thác tuyến trong tương lai. Một số tuyến bán vành khuyên như tuyến số 5, số 6 (Bà Quẹo – vòng xoay Phú Lâm) quá ngắn, khi đưa vào khai thác sẽ không hiệu quả. Hay tuyến 3b (ngã sáu Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước) kết nối tuyến 3a (Bến Thành – Tân Kiên); tuyến 4b (Gia Định – Lăng Cha Cả) cũng chưa hợp lý, cần điều chỉnh để tăng khả năng hút khách.

Nhìn tổng quan, một số khu vực trong nội đô thành phố (Q.Tân Phú, Q.Bình Tân, TP.Thủ Đức…) phân bổ mật độ đường sắt còn ít. Khoảng cách từ các khu dân cư đến các nhà ga còn tương đối xa. Muốn người dân tiếp cận thuận lợi nhất, cần bổ sung thêm những tuyến mới với mật độ dày đặc hơn để giảm khoảng cách đi lại, đảm bảo người dân đi từ 800 m – 1 km (khoảng 10 phút đi bộ) sẽ tới ga metro. Nhật Bản hay Singapore cũng phải phủ mạng lưới metro dày đặc để đảm bảo điều kiện tiếp cận như vậy.

“Một ngày nào đó không xa, một du khách ở phố Tây Bùi Viện sẽ dễ dàng từ ga “chợ Thái Bình” của tuyến 2 đi vào trung tâm TP ăn sáng, thưởng thức cà phê Sài Gòn, sau đó lên tuyến 4 ở ga Bến Thành để đi đến ga Nhà văn hóa Thanh Niên, tham quan Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập và Bảo tàng Chiến tranh. Ăn trưa xong, tiếp tục di chuyển theo tuyến 4 đến ga Phú Nhuận, chuyển tàu sang tuyến 5 đi về ga Chợ Bà Chiểu, ghé thắp hương ở Lăng Ông, hiểu thêm về quá trình hình thành vùng đất Gia Định, rồi tiếp tục về ga Tân Cảng, ghé Landmark 81 mua sắm, ăn tối, trước khi lên tàu tuyến 1 về phố đi bộ Nguyễn Huệ để thưởng thức những hoạt động về đêm của TP. Nhìn chung, metro sẽ phải phủ khắp mọi tuyến đường, kết hợp cùng mạng lưới xe buýt đến tận ngõ ngách, giúp người dân và đặc biệt là khách du lịch tiếp cận dễ dàng, thuận tiện các di tích lịch sử, văn hóa, trung tâm thương mại, dịch vụ của TP”, ông Nguyễn Quốc Hiển chia sẻ.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/mang-luoi-metro-tphcm-trong-tuong-lai-nhu-the-nao-185241223233032663.htm

Cùng chủ đề

Tài xế taxi dùng gậy sắt đập phá xe tải, giao thông cửa ngõ TPHCM ùn ứ

Vì mâu thuẫn trên đường, một tài xế taxi ở TPHCM cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe doạ người khác khiến giao thông bị ùn ứ. XEM CLIP: Công an huyện Hóc Môn, TPHCM hôm nay (24/1) cho biết đang điều tra về vụ một tài xế taxi cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe dọa người khác. Vụ việc được người dân quay clip ghi lại và chia sẻ trên mạng xã hội. Theo nội dung clip, một người...

Giao thông căng thẳng ở các cửa ngõ TPHCM từ sáng 25 Tết

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, từ sáng sớm, giao thông cửa ngõ rời TPHCM đi các tỉnh bắt đầu căng thẳng. Các tuyến quốc lộ, cao tốc đều xảy ra cảnh dòng xe nối dài, di chuyển rất khó khăn. Sáng 24/1 (nhằm ngày 25 Tết), lượng lớn người dân rời TPHCM lên đường về quê miền Tây đón Tết. Tuyến quốc lộ 1 (nay gọi đường Lê Khả Phiêu), đường cao tốc TPHCM - Trung Lương......

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến Thành. ...

Động lực cho tương lai bất động sản

Những dự án hạ tầng lớn không chỉ cải thiện khả năng kết nối vùng miền mà còn mở ra cơ hội đầu tư bất động sản tại những điểm đến mới. Những dự án hạ tầng lớn không chỉ cải thiện khả năng kết nối vùng miền mà còn mở ra cơ hội đầu tư bất động sản tại những điểm đến mới. Với mục tiêu hoàn thành...

Người dân ‘sợ’ đèn tín hiệu giao thông, CSGT TPHCM thêm hướng dẫn

Trước tình trạng người lưu thông trên đường dường như rất “sợ” đèn tín hiệu giao thông. CSGT TPHCM vừa đưa ra một loạt hướng dẫn cụ thể. Gần đây, không ít người dân khi lưu thông trên đường có cảm giác “sợ” trước đèn tín hiệu giao thông tại các giao lộ dẫn đến việc không tuân thủ, chấp hành đúng các quy định. Ví dụ như biểu thị thời gian đèn tín hiệu còn 5-10 giây, phía trước thông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định 73

Giáo viên các trường công lập ở Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...
01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Cùng chuyên mục

Người dân đổ dồn về quê nghỉ Tết, bến xe Hà Nội “nghẹt thở”

Kết thúc ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân đổ dồn về các bến xe trên địa bàn Hà Nội để về quê. Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, lượng xe dự phòng được tăng cường là 2.486 xe. Tại Bến xe Giáp Bát, lượt khách cao nhất trong các ngày cao điểm khoảng 20.000...

Trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới ở UAE

Trang trại năng lượng mặt trời của UAE chính thức vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Theo Newatlas, Abu Dhabi (UAE) sắp ra mắt dự án trang trại năng lượng mặt trời công suất 5,2 GW, chính thức vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. ...

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị BCH T.Ư Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngày 24/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục làm việc tại Hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều hành thảo luận các nội dung: (1) Báo...

Tài xế taxi dùng gậy sắt đập phá xe tải, giao thông cửa ngõ TPHCM ùn ứ

Vì mâu thuẫn trên đường, một tài xế taxi ở TPHCM cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe doạ người khác khiến giao thông bị ùn ứ. XEM CLIP: Công an huyện Hóc Môn, TPHCM hôm nay (24/1) cho biết đang điều tra về vụ một tài xế taxi cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe dọa người khác. Vụ việc được người dân quay clip ghi lại và chia sẻ trên mạng xã hội. Theo nội dung clip, một người...

Cả nước hiện có gần 1.500 tàu biển

Tin từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu biển, phương tiện đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là 1.490. ...

Mới nhất

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn...

Nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh qua đời vì bệnh ung thư

(NLĐO) - Con gái nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh cho biết nữ nghệ sĩ bị ung thư gan di căn, vừa trải qua ca phẫu thuật túi...

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Chung kết ‘Chị Đẹp Đạp Gió 2024’ đậm đà văn hóa Việt

Đêm chung kết "Chị Đẹp Đạp Gió 2024" với những màn vũ đạo, những bản phối âm nhạc độc đáo, tất cả đều được "nêm nếm" bằng hương vị đậm đà của văn hóa Việt, tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật khó quên. Tiết mục càng đậm đà văn hóa Việt, top trending càng cao Đêm chung kết "Chị Đẹp...

Mới nhất