Trang chủDestinationsGia LaiMài sáng những “viên ngọc” văn học dân gian

Mài sáng những “viên ngọc” văn học dân gian



Theo dõi Báo Gia Lai trên
Google News



  • Nam miền Bắc


  • Nữ miền Bắc


  • Nữ miền Nam


  • Nam miền Nam


(GLO)- Cũng như các dân tộc anh em trong cả nước, đồng bào Jrai, Bahnar ở Gia Lai sở hữu kho tàng văn học dân gian rất phong phú song chưa được sưu tầm, biên dịch đầy đủ. Với việc UBND tỉnh xây dựng dự thảo kế hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030”, những “viên ngọc” văn học dân gian được kỳ vọng ngày càng tỏa sáng và phổ biến trong cộng đồng.

Văn học dân gian còn được gọi là “văn học truyền miệng”, bao gồm những truyện kể, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè… được lưu truyền qua nhiều thế hệ dưới dạng văn nói. Ngay cả khi được các nhà nghiên cứu thu thập và xuất bản thì chúng vẫn được gọi là văn học truyền miệng. Riêng với 2 dân tộc bản địa Bahnar, Jrai tại Gia Lai, các tác phẩm văn học dân gian mang màu sắc riêng, đầy sức hút với các sử thi đồ sộ cùng hệ thống câu đố, dân ca, truyện cổ tích, truyện cười, hát ru… phong phú.

Nhưng chính vì tồn tại chủ yếu dựa vào ngôn ngữ nói, trong phạm vi một cộng đồng nên văn học dân gian rất dễ mai một trong đời sống. Từ thực tế đó, một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong tỉnh đã dày công sưu tầm, giới thiệu, phổ biến các tác phẩm đặc sắc đến công chúng.

Đơn cử, năm 2016, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia Lai qua hình thức truyện tranh” do nhà văn Thu Loan làm chủ nhiệm đã cho thấy sự sáng tạo, nhân văn của một cách thức bảo tồn. Từ 6 sử thi Bahnar ở Gia Lai đã xuất bản, nhóm thực hiện đề tài đã chuyển thể thành 10 truyện tranh với nội dung được tóm tắt một cách cô đọng, tranh vẽ sinh động, hấp dẫn.

Mài sáng những “viên ngọc” văn học dân gian  ảnh 1

Với dự án sưu tầm, quảng bá truyện cổ tích Jrai, em Hà Kpă H’Huyền (bìa phải) và Hồ Thị Hồng Nhung đạt giải nhất Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ VII (năm học 2020-2021). Ảnh: Mộc Trà

Theo nhà văn Thu Loan, nhóm thực hiện chọn hình thức truyện tranh hướng tới thu hút nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em người dân tộc thiểu số (DTTS). Cùng với đó, phải kể đến nỗ lực của tác giả Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) khi dành thời gian sưu tầm, hoàn thiện hàng chục sử thi Bahnar, xuất bản nhiều cuốn sách về dân ca, truyện thơ, câu đố Bahnar, Jrai; gần đây nhất là tập sách “Câu đố Jrai và Bahnar” ra mắt năm 2017.

Càng đáng quý hơn khi trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn văn học dân gian đã được chính chủ thể văn hóa ý thức, lĩnh hội. Tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ VII (năm học 2020-2021), Dự án “Đánh giá hiệu quả việc bảo tồn truyện cổ tích Jrai bằng truyện tranh cho học sinh tiểu học Jrai” do 2 học sinh Hà Kpă H’Huyền và Hồ Thị Hồng Nhung (Trường THPT Pleime, huyện Chư Prông) thực hiện đã xuất sắc đạt giải nhất.

Ngoài 6 truyện cổ tích Jrai có được từ nguồn tài liệu chính thống của nhà sưu tầm Rơ Mah Del, các em đã tự sưu tầm thêm 4 truyện khác, sau đó tự thiết kế, lên bản thảo. Tập truyện dài 53 trang được chia thành 3 phần: cổ tích về các loài vật, cổ tích sinh hoạt và cổ tích thần kỳ. Đến nay, các em đã sưu tầm hơn 30 truyện cổ tích của đồng bào Jrai.

Tuy hoạt động sưu tầm, quảng bá văn học dân gian thu được những kết quả đáng ghi nhận song cũng chỉ mới dừng ở nỗ lực cá nhân, do vậy chưa khai thác, phát huy hết giá trị. Từ Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS đến năm 2030” được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phê duyệt cuối năm 2022, UBND tỉnh cũng đã đưa ra dự thảo kế hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030”.

Dự thảo yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS phải gắn với thực tiễn đời sống xã hội và khả năng tồn tại của di sản; đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của các dân tộc tại chỗ. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt, trên cơ sở đó các ngành, các cấp liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai từng năm, từng giai đoạn phù hợp, hiệu quả.

Theo dự thảo, thời gian thực hiện kế hoạch từ năm 2023 đến năm 2030, chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2023 đến 2026; giai đoạn 2 từ năm 2027 đến 2030. Mục tiêu của giai đoạn 1 là phấn đấu sưu tầm, biên dịch, số hóa, xuất bản 15% tác phẩm văn học dân gian của các DTTS; tổ chức in tái bản 50.000 cuốn/1 truyện tranh để chuyển giao cho thư viện các cấp, hệ thống trường học và các thiết chế văn hóa cơ sở. Phấn đấu tổ chức phục dựng, quay phim 1-2 thể loại văn học dân gian của các DTTS có nguy cơ mai một; hình thành 2-3 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian/1 đơn vị cấp huyện để thực hành, biểu diễn và trao truyền.

Để quảng bá rộng rãi văn học dân gian, dự thảo đề ra kế hoạch tổ chức 1-2 cuộc thi tìm hiểu, sưu tầm văn học dân gian của các DTTS trên quy mô toàn tỉnh; tổ chức tối thiểu 1 hội thảo khoa học cấp tỉnh và 2 đợt tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, sưu tầm, phát huy giá trị của loại hình văn học này. Phấn đấu 30% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào DTTS đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan cho học sinh.

Ở giai đoạn tiếp theo, các chỉ tiêu nêu trên được nâng lên gấp đôi. Các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu giá trị của các tác phẩm văn học dân gian cũng được đề xuất kịp thời biểu dương khen thưởng.

Trước nguy cơ mai một vốn quý văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em đang sinh sống trên vùng đất cao nguyên, những năm qua, tỉnh ta đã chú trọng bảo vệ và phát huy. Với kế hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030”, vẻ đẹp lấp lánh riêng có của những “viên ngọc” quý văn học dân gian càng thêm rạng rỡ, người dân từ chỗ tự hào mà chung tay quyết tâm gìn giữ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở đường đến kỷ nguyên mới

Sau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với Tây Nguyên đã được khởi công, mở ra cánh cửa phát triển đầy triển vọng cho vùng đất đỏ này. Cao tốc kết nối Tây Nguyên: Mở đường đến kỷ nguyên mớiSau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với Tây Nguyên đã được khởi công, mở ra cánh cửa phát triển đầy triển vọng cho vùng đất đỏ này. ...

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Hàng loạt chính sách đặc thù đã được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất để triển khai đầu tư xây dựng, phấn đấu đưa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đích trước năm 2030. ...

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Pleiku: Hơn 100 đại biểu tập huấn OCOP

(GLO)- Sáng 18-12, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 đại biểu là cán bộ, công chức quản lý Nhà nước của thành phố; đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh và các xã, phường trên địa bàn.   Trong thời gian 1 ngày, các đại biểu được tư vấn và hỗ...

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024. Theo đó, toàn tỉnh có 18 sản phẩm của 7 chủ thể được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao đợt II-2024, thời gian công nhận 3 năm kể từ ngày...

TP. Pleiku đánh giá, phân hạng 22 sản phẩm OCOP năm 2024

(GLO)- Sáng 28-12, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Đợt đánh giá, phân hạng lần này có 6 đơn vị tham gia với 22 sản phẩm thuộc các nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, dược liệu và chế biến nông sản.   Toàn bộ các sản phẩm đều tham gia đánh giá phân hạng đạt tiêu chuẩn phân hạng OCOP 3 sao, với những mặt hàng tiêu biểu như: tổ yến...

Gia Lai: Sản phẩm OCOP chiếm ưu thế trong giỏ quà Tết

(GLO)- Thị trường giỏ quà Tết tại Gia Lai bắt đầu vào mùa cao điểm. Năm nay, các sản phẩm OCOP địa phương đã được các đơn vị sản xuất, nhà phân phối đưa vào các giỏ quà Tết một cách sáng tạo, độc đáo, mang đậm hương vị Tây Nguyên. Khác với những năm trước, thị trường quà Tết năm nay chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thay vì những món...

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: Điểm đến du lịch đẳng cấp quốc tế

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là "viên ngọc xanh" của Quảng Bình mà còn là điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch quốc tế. Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hệ sinh thái đa dạng và các sản phẩm du lịch độc đáo, "Vương quốc hang động" Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - đã chinh phục hàng triệu du khách trong nước và quốc tế. Điểm đến lý thú Phong Nha -...

Bài đọc nhiều

Các võ sĩ Gia Lai đứng đầu tại Giải Vô địch Kickboxing miền Trung-Tây Nguyên | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Chiều 28-6, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Tổng cục Thể dục thể thao tiến hành trao thưởng cho các vận động viên (VĐV) xuất sắc nhất ở Giải Vô địch Kickboxing miền Trung-Tây Nguyên năm 2023.

Xây cầu tràn liên xã, nối 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có văn bản thống nhất theo công văn đề nghị của UBND tỉnh Gia Lai về việc đầu tư xây dựng đường giao thông tại làng Rồi (xã Ia Phí, huyện Chư Păh).

Chư Sê tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà Hmông thương phẩm | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Sáng 31-5, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp (DVNN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Hbông tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà Hmông thương phẩm cho 60 đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Nông dân 15 xã, thị trấn và các hộ dân của xã Hbông.

https://baogialai.com.vn/no-luc-tim-kiem-nguoi-mat-tich-khi-tam-thac-o-khanh-hoa-post241426.html

Trong nhóm 7 người trẻ đi chơi tại khu vực thác nước Edu thì có 1 người hiện đang mất tích.

Trang nghiêm lễ tiễn, bàn giao hài cốt các liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Đông Bắc (Vương quốc Campuchia), ngày 23 và 24-5, Ban Chuyên trách tỉnh Gia Lai phối hợp với Ban Chuyên trách 2 tỉnh: Preah Vihear, Stung Treng và Ratanakiri trang trọng tổ chức lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh trên đất bạn Campuchia được Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2022-2023.

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Bán lẻ công nghệ đồng loạt đóng nhiều cửa hàng dịp Tết, doanh thu vẫn tăng nhờ đâu?

Dự đoán nhu cầu không cao trong dịp Tết dài ngày, nhiều hệ thống bán lẻ công nghệ đã giảm số cửa hàng phục vụ nhằm giảm áp lực chi phí vận hành. ...

Hà Nội xảy ra động đất

Tối 3/2, đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào lúc 19h52 tại khu vực huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 2,6 độ richter. Theo Viện Vật lý địa cầu, vị trí xảy ra động đất có tọa độ 20,860 độ vĩ Bắc, 105,582 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu...

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là...

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Mới nhất