Trang chủChính trịChủ quyềnLý Sơn - tượng đài trong tim

Lý Sơn – tượng đài trong tim

Với nhiều người Việt Nam, đảo Lý Sơn – nơi cha ông ngã xuống để cắm mốc chủ quyền – vẫn luôn là tượng đài nằm sâu thẳm trong tim

Từ cảng Sa Kỳ, chúng tôi đi tàu cao tốc mới đến được đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Khi tàu khởi hành, trong mỗi chúng tôi đều cảm thấy bồi hồi, háo hức, muốn nhanh chóng đặt chân đến đảo để được khám phá hết vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, được nhìn thấy biển trời bao la, chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Nơi cha ông cắm mốc chủ quyền

Huyện đảo Lý Sơn nằm cách xa đất liền khoảng 15 hải lý, đời sống của cư dân ở đảo cũng như cơ sở hạ tầng trong những ngày đầu mới thành lập huyện rất khó khăn, thiếu thốn. Thế nhưng, sau hơn 20 năm, bằng nội lực sẵn có và quan tâm đầu tư của nhà nước, Lý Sơn đã có sự đổi mới, từng bước phát triển.

Huyện đảo này luôn tràn đầy sức sống, nơi có những không gian thoáng đãng, những trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí nhộn nhịp như cửa hàng, hàng quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, chợ đêm…

Lý Sơn - tượng đài trong tim - Ảnh 1.

Cột cờ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn được nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh

Đi một vòng quanh đảo, chúng tôi rất ngỡ ngàng khi được nhìn thấy những ngọn núi còn nguyên sinh, những di tích lịch sử và những cây đặc sản như hành, tỏi, dưa hấu. Ngoài ra, Lý Sơn còn có những tảng đá lớn, những bãi san hô tuyệt đẹp.

Trước khi ra Lý Sơn, tôi được nghe kể rằng nơi đây để lại nhiều dấu tích lịch sử, đánh dấu người Việt đặt chân lên hòn đảo này, cắm mốc chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chủ quyền ấy được viết bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ trai tráng trong những chuyến đi biển không bao giờ trở về.

Trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn soạn năm 1776, theo bản dịch của Viện Sử học, có đoạn: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người ở xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, cùng do đội Hoàng Sa cai quản”. Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ra đời từ đó.

Để rõ hơn, chúng tôi tìm đến Nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Bước chân vào nhà lưu niệm, hiện ra trước mắt chúng tôi rất nhiều hình ảnh và hiện vật được phục dựng tái hiện cuộc sống, sinh hoạt của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải với các hiện vật như xơ đay (dùng để sửa chữa khi tàu thuyền bị hỏng), lu đựng nước, thẻ tre, dây mây, chiếu cói…

Đặc biệt, nhà lưu niệm trưng bày rất nhiều bản đồ, tài liệu lịch sử, tranh ảnh liên quan. Trong bản đồ “Nam Việt” – sách “Đại Nam thống nhất toàn đồ”, biên soạn vào thế kỷ XIX, có ghi rõ quần đảo Hoàng Sa và vạn lý Hoàng Sa. Đây là những tư liệu quý và bằng chứng để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Hòn đảo của du lịch

Lý Sơn không chỉ là hòn đảo của lịch sử, vì có cụm di tích về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa như Đình làng An Vĩnh, Âm Linh Tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa – Trường Sa), cùng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã tồn tại hàng trăm năm qua trên đất đảo. Đình làng An Vĩnh và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nay đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mà đó còn là đảo của du lịch, có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp làm say đắm bao người.

Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển đó là Cổng Tò Vò. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Nằm ở thôn Đông, xã An Hải dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch.

Lý Sơn - tượng đài trong tim - Ảnh 2.

Hiện vật trưng bày tại Nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

Để có tầm nhìn rộng hơn, bao quát toàn bộ đảo Lý Sơn, chúng tôi trèo lên ngọn núi Thới Lới. Từ đây nhìn ra xa là biển cả bao la, đảo Lý Sơn hiện lên giữa muôn trùng sóng biếc. Nhìn về hướng Tây, được ngắm những thửa ruộng hình vuông, trồng hành, tỏi, trông thật bắt mắt. Khi lên đến đây, đứng bên cột cờ Tổ quốc cao vút trên ngọn Thới Lới nhìn ra biển xa, trong tâm tưởng chúng tôi như nhìn thấy đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải Hoàng Sa năm xưa.

Sau những ngày tham quan một vòng quanh đảo, những bước chân không biết mệt mỏi vẫn muốn lôi kéo chúng tôi đi mãi, đi mãi để khám phá hết những vẻ đẹp kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này.

Rời Lý Sơn, ấn tượng đặc biệt trong tôi là hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh Thới Lới. Và với nhiều người Việt Nam, đảo Lý Sơn, nơi cha ông ngã xuống để cắm mốc chủ quyền, vẫn luôn là tượng đài nằm sâu thẳm trong tim. 

Nếu ai chưa ghé đảo Lý Sơn, tôi khuyên ghé dù chỉ một lần, để có dịp cảm nhận về đảo tiền tiêu Tổ quốc, chủ quyền quốc gia và sự thay da đổi thịt của hòn đảo này.

Hấp dẫn cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo

Với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; để mọi tầng lớp nhân dân ý thức được rằng giữ gìn, bảo vệ vững chắc biển đảo, bảo vệ không gian sinh tồn đời đời của dân tộc Việt là trách nhiệm của các thế hệ người Việt Nam, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” năm 2020-2021 với nhiều phần thưởng hấp dẫn.

* Phạm vi đề tài:

– Cung cấp thông tin tư liệu, tài liệu lịch sử khẳng định pháp lý, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam nói chung cũng như chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam; cũng như góp phần phát triển kinh tế biển, văn hóa biển và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.

– Cảm nhận về biển đảo; tình yêu đối với biển đảo Tổ quốc Việt Nam.

– Sự hy sinh, không ngại khó, ngại khổ của người chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển… đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi của Tổ quốc.

– Lực lượng ngư dân có quá trình bám biển lâu dài, không ngại khó, ngại khổ, thậm chí hy sinh tính mạng để ngoài nhiệm vụ làm kinh tế, họ còn là những cột mốc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc….

Ban Tổ chức khuyến khích tác giả gửi clip/video kèm bài viết; hội đồng giám khảo xem đây là “điểm cộng” nếu các tác phẩm dự thi có số điểm chấm ngang nhau.

Thể loại: Bút ký, phóng sự, ký sự, tường thuật, ghi nhanh…

* Yêu cầu:

– Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan. Tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền.

– Tác phẩm dự thi (bài và ảnh; clip/video) chưa đăng, phát trên bất kỳ phương tiện đại chúng nào, kể cả trang cá nhân.

– Bài đã gửi tham dự cuộc thi viết về “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” 2020-2021 do Báo Người Lao Động tổ chức thì không được gửi cho nơi khác, cuộc thi khác.

– Các tác phẩm có liên quan đến tư liệu, tài liệu lịch sử… thì tác giả phải gửi kèm bài viết hoặc trích nguồn, dẫn nguồn.

– Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài báo.

– Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

– Tác phẩm dự thi có thể đánh máy vi tính trên một mặt giấy (khổ A4) hoặc gửi qua email, cuối tác phẩm ghi rõ tên tác giả, bút danh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng.

– Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo đúng quy định của Báo Người Lao Động.

– Tác phẩm được sử dụng thuộc sở hữu của Báo Người Lao Động; tác phẩm không được sử dụng, Báo Người Lao Động không có trách nhiệm gửi lại cho tác giả.

* Đối tượng dự thi:

– Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

– Đơn vị tài trợ và phóng viên, cộng tác viên cơ hữu của báo không được tham gia.

* Thời gian:

– Bắt đầu nhận bài từ ngày 1-8-2020 đến hết ngày 15-5-2021.

– Dự kiến trao giải vào ngày 1-6-2021 (nhân dịp kỷ niệm 2 năm chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”).

* Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

– Tòa soạn Báo Người Lao Động: 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM. Điện thoại: 028.3930 5376 – 0903.343439. Email: [email protected]

– Bài dự thi ghi rõ “Bài dự thi viết về chủ quyền biển đảo trên Báo Người Lao Động”.

* Giải thưởng

– Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng;

– Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng;

– Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng;

– Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/ly-son-tuong-dai-trong-tim-20200813205736807.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công an Hà Nội công bố kế hoạch bỏ công an cấp huyện

(NLĐO) - Kế hoạch 270 của Công an TP Hà Nội đã định ra tổng thể các công việc cần thực hiện xoay quanh 3 vấn đề "việc - người - tài chính, tài sản" ...

Xếp hàng chờ cải vận tại Chùa Ngọc Hoàng

(NLĐO) - Lễ chuyển vận đặc biệt chỉ có ở Chùa Ngọc Hoàng (quận 1, TP HCM) và chỉ diễn ra vào ngày mùng 8 và 14 tháng Giêng hằng năm. ...

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

Văn hóa, nghệ thuật nâng tầm giá trị bất động sản | Dự án | Tài Chính

Các hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị bất động sản. Kết hợp văn hóa, nghệ thuật là chiến lược phát triển đô thị được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới....

Đại bản doanh của Ngô Quyền đón nhận di tích quốc gia đặc biệt

(NLĐO)- Từ Lương Xâm - căn cứ bản doanh của Đức vương Ngô Quyền năm xưa - vừa được Thủ tướng công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Công nghiệp khai khoáng góp phần phát triển kinh tế

Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã từng bước có chuyển biến tích cực, trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương đã được nâng cao. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có ý thức chấp hành pháp luật, đầu tư các...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

(MPI) - Ngày 10/02/2025, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã diễn ra Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch

(MPI) - Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật số 57/2024/QH15 ngày 29/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Căn cứ quy định tại Luật Ban hành văn bản quy...

Giá vàng hôm nay 11/2/2025: SJC và nhẫn vụt tăng lên đỉnh rồi lao dốc mất phanh

Giá vàng hôm nay 11/2/2025 trong nước tăng vùn vụt, đổ xô mọi kỷ lục rồi lao dốc theo giá thế giới. Vàng miếng SJC tăng gần 2 triệu đồng mỗi lượng rồi quay ngoắt giảm mạnh, mất mốc 91 triệu; nhẫn trơn cũng giảm cả triệu đồng. Kết phiên 11/2, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức...

Instagram có tài khoản cho thanh thiếu niên tại Việt Nam, phụ huynh được kiểm soát

Meta bắt đầu cung cấp tài khoản thanh thiếu niên trên Instagram cho người dưới 16 tuổi tại Việt Nam, dưới sự kiểm soát của phụ huynh. ...

Giá hoa hồng Đà Lạt tăng gấp đôi trước Lễ Tình nhân

Hoa hồng trồng tại vùng hoa Đà Lạt đã tăng giá gấp đôi, thậm chí gấp 4 lần khi Lễ Tình nhân 14-2 đang đến gần. ...

Mới nhất