Trang chủChính trịNgoại giao‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0,...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải hoa hồng

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải hoa hồng. (Nguồn: Getty Images)
Nhằm thoát năng lượng Nga, EU sẽ hỗ trợ dự án Hành lang khí đốt thẳng đứng nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng cho các khu vực Đông, Nam và Trung Âu. (Ảnh minh họa – Nguồn: Getty Images)

Việc châu Âu “ly hôn” với khí đốt của Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (tháng 2/2022) không hề dễ dàng. Thêm vào đó, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với kế hoạch chính quyền Trump 2.0 và những thách thức về khoảng cách giá năng lượng giữa lục địa già và nền kinh tế lớn số 1 thế giới có thể sẽ làm phức tạp thêm tình hình năng lượng tại châu Âu.

Đã hơn hai năm kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) ra mắt REPowerEU, một sáng kiến ​​với mục tiêu loại bỏ dần việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027, sử dụng tiết kiệm, đa dạng hóa nguồn cung cấp và sản xuất năng lượng sạch.

Trong thời gian qua, EU thông báo rằng họ đã thành công trong việc giảm 18% lượng tiêu thụ khí đốt, vượt qua sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Moscow và lần đầu tiên sản xuất nhiều điện từ gió và mặt trời hơn từ khí đốt.

Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu này, khối 27 quốc gia thành viên vẫn phải vật lộn để vượt qua những “đợt thủy triều” mạnh trong hơn hai năm qua. EU trước đây vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch của xứ sở bạch dương, đặc biệt là khí đốt tự nhiên được vận chuyển qua các đường ống như Nord Stream (Đường ống phương Bắc).

Vai trò địa chính trị của khí đốt

Một phân tích do Viện Brookings thực hiện mới đây lưu ý rằng, mặc dù châu Âu đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, khí đốt của Nga vẫn tìm được đường đến EU, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Khí đốt của Nga chiếm 14,8% tổng nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu, điều này làm nổi bật những điểm yếu về năng lượng ở các quốc gia thành viên EU. Chiến lược vũ khí hóa nguồn cung cấp khí đốt để tạo đòn bẩy chính trị là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm khiến châu Âu ngày càng phụ thuộc vào năng lượng từ nước này.

Moscow đang phải vật lộn để chuyển hướng xuất khẩu khí đốt sang các thị trường khác ngoài EU. Một điểm không thuận là cơ sở hạ tầng hiện tại không dễ dàng để vận chuyển khí đốt Nga với các thị trường lớn như Trung Quốc. Tuy nhiên, tin vui đến với Moscow là các đối tác của họ trong EU vẫn rất kiên quyết trong việc ủng hộ khí đốt của xứ bạch dương.

Vào mùa Hè vừa qua, Slovakia và Hungary đã từ chối đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc sử dụng đường ống dẫn dầu Adriatic của Croatia để thay thế nguồn cung cấp của Nga, với lý do chi phí cao và lo ngại về độ tin cậy.

Bất chấp các lệnh trừng phạt, Hungary và Slovakia vẫn tái lập thành công việc nhập khẩu dầu từ Nga thông qua đường ống Druzhba, đi qua lãnh thổ Ukraine. Động thái này cho thấy sự linh hoạt trong quan hệ năng lượng giữa Nga và một số quốc gia Trung và Đông Âu.

Theo đó, trong tháng 9/2024, công ty dầu khí MOL Hungary đã vận chuyển khoảng 300.000 tấn dầu đến các nhà máy lọc dầu tại Hungary và Slovakia. Đây là kết quả sau khi giải quyết thành công cuộc khủng hoảng cung ứng liên quan đến công ty Lukoil của Nga.

Đa dạng hóa nguồn cung

Một phân tích khác của Ember, nhóm nghiên cứu năng lượng toàn cầu, cho biết, nhiều quốc gia thành viên vẫn chưa đạt được các mục tiêu năng lượng của EU. Các dự thảo kế hoạch năng lượng và khí hậu quốc gia (NECP) và các chính sách cho thấy năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò quan trọng.

Các dự báo khẳng định năng lượng tái tạo có thể tạo ra 66% điện năng của toàn EU vào năm 2030. Và trên thực tế, các mục tiêu đầy tham vọng về điện gió và điện mặt trời đã tăng đáng kể kể từ năm 2019. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa đạt được mục tiêu 72% theo kế hoạch REPowerEU đặt ra.

EU sẽ hỗ trợ dự án Hành lang khí đốt thẳng đứng nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt ở Đông Âu, Nam Âu và Trung Âu, tăng cường kết nối năng lượng của khu vực. Dự án sẽ mở rộng năng lực vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đặc biệt từ Mỹ, tới châu Âu.

Mặc dù lượng khí đốt EU nhập khẩu qua đường ống của Nga giảm, nhưng giá cả cao hơn đã hạ thấp hiệu quả kinh tế của việc cắt giảm nguồn năng lượng từ xứ bạch dương. Do đó, LNG của Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu trong giai đoạn 2022-2023, sẽ vẫn là vấn đề thiết yếu.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải hoa hồng
Mặc dù lượng khí đốt EU nhập khẩu qua đường ống của Nga giảm, nhưng giá cả cao hơn đã hạ thấp hiệu quả kinh tế của việc cắt giảm nguồn năng lượng từ xứ bạch dương. (Nguồn: Reuters)

Ảnh hưởng từ “yếu tố Trump”

Trước những thách thức toàn cầu, với sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump cùng một đề xuất giải pháp hòa bình tiềm năng nhưng chưa rõ ràng về xung đột ở Ukraine, châu Âu có cơ hội củng cố chiến lược năng lượng của mình và hỗ trợ Kiev trong suốt quá trình này.

Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) đã kêu gọi Ủy ban châu Âu thực hiện các hướng dẫn nghiêm ngặt để loại bỏ dần dầu của Nga và giải quyết các lỗ hổng trong các gói trừng phạt, bao gồm cả hoạt động của đội tàu chở dầu bị coi là “lách luật”.

Để tránh những cám dỗ quay lại với năng lượng của Nga, Ủy ban châu Âu được khuyến khích thực thi các mục tiêu đã đề ra. CREA lập luận rằng, chỉ bằng cách ưu tiên các chính sách ràng buộc, khối 27 quốc gia thành viên mới có thể hỗ trợ Ukraine, bảo đảm tương lai năng lượng của nước này và thể hiện vai trò lãnh đạo của khối trong bối cảnh các biến động địa chính trị toàn cầu.

Khoảng cách giá năng lượng sẽ tệ hơn

Một nghiên cứu của tổ chức BusinessEurope cho thấy, giá năng lượng cao đang đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty châu Âu. Đến năm 2050, ngay cả được hưởng các chính sách hỗ trợ, chi phí năng lượng ở lục địa già có thể cao hơn ít nhất 50% so với tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Nghiên cứu kêu gọi hành động để thu hẹp khoảng cách giá năng lượng và quản lý chi phí carbon, đồng thời nhận thấy rằng việc dỡ bỏ các rào cản đối với phát triển năng lượng tái tạo và tối ưu hóa địa điểm có thể giảm giá điện bán buôn gần 40%.

Hiện nay, mặc dù giá năng lượng ở EU đã giảm, nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn trước năm 2022 và cao hơn các nơi khác. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), giá điện ở châu Âu cao gấp đôi so với Mỹ vào năm 2023.

Một phân tích của Viện nghiên cứu Bruegel nêu rằng, mặc dù giá năng lượng rất quan trọng, nhưng chúng chỉ là một yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Các nghiên cứu cho thấy những quốc gia có giá năng lượng cao thường xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao hơn.

Phân tích kết luận rằng, châu Âu có thể duy trì khả năng cạnh tranh bằng cách tập trung vào cải thiện hiệu quả cải cách các chính sách về khí hậu. Cách tiếp cận này có thể giúp đạt được mục tiêu phi carbon hóa với chi phí thấp hơn, ngay cả khi giá năng lượng cao hơn Mỹ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ly-hon-khi-dot-nga-tac-dong-tu-chinh-quyen-trump-20-con-duong-doi-pho-khung-hoang-nang-luong-cua-eu-khong-trai-hoa-hong-295496.html

Cùng chủ đề

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Giá dầu thế giới phục hồi hơn 1% trong bối cảnh Trung Đông tiếp tục “nóng” và Trung Quốc mới có động thái hướng đến nới lỏng chính sách tiền tệ. TheoSở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (9/12). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng 1,1% lên 2.212 điểm. Đáng chú ý, nhóm năng lượng...

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Thúc đẩy doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Diễn đàn VCSF 2024 là dịp để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chung tay khẳng định niềm tin và những nỗ lực của doanh nghiệp trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0' vào năm 2050.

Cùng chuyên mục

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio. ...

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Trung Quốc, thị trường nhập khẩu đường chủ lực của Thái Lan, đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ Baht (tương đương 29,5 triệu USD).

[Video] Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh qua lời chúc Tết của các nhà ngoại giao

Video chúc mừng năm mới của Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew và Tổng Lãnh sự Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh Alexandra Smith gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về quan hệ đối tác Việt Nam - Vương quốc Anh qua góc nhìn văn hóa và phát triển hiện đại. Mở đầu video, Đại sứ Iain Frew xuất hiện tại Đền Ngọc Sơn, một địa danh biểu tượng...

Mới nhất

Trồng chuối đất bãi, nông dân Phú Thọ thu lãi hơn 400 triệu đồng

Nhờ chuyển đổi sang trồng chuối tiêu xanh, người dân xã Bản Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) có thu nhập ổn định. Năm nay, do tác động của bão YAGI, giá...

Triển khai đa dạng, linh hoạt việc chăm lo Tết cho người lao động

Kinhtedothi - Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các hoạt động chăm lo Tết của các cấp Công đoàn đã triển khai đa dạng, linh hoạt. Có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn. Trên 8,6 triệu...

Làm gì để tránh nguy cơ đau lưng khi dọn nhà ngày Tết?

Việc vệ sinh nhà cửa cuối năm để đón Tết có thể gây nguy cơ đau lưng, nặng hơn là chấn thương cột sống. ...

Xu hướng laptop năm Ất Tỵ: Chip di động, gaming và AI

Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy biến động đối với ngành công nghiệp laptop, với nhiều xu hướng mới nổi lên, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hệ sinh thái, công nghệ chip tiên tiến và nhu cầu ngày càng cao về hiệu suất và tính di động. Các hãng sản xuất sẽ...

Mới nhất