Trang chủNewsThế giớiLý do Iowa thành nơi 'nổ phát súng đầu tiên' cho năm...

Lý do Iowa thành nơi ‘nổ phát súng đầu tiên’ cho năm bầu cử Mỹ


Những cải cách quy trình bầu cử của đảng Dân chủ cách đây hơn 50 năm đã vô tình đưa Iowa trở thành bang khởi động bầu cử tổng thống Mỹ.

Vào tháng 11, hàng trăm triệu người Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống để quyết định người sẽ chèo lái đất nước trong bốn năm tiếp theo. Song cuộc đua đến Nhà Trắng đã thực sự bắt đầu với vòng bầu cử sơ bộ ở Iowa.

Để lựa chọn ứng viên ra tranh cử, các thành viên đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ phải tổ chức bỏ phiếu ở các bang, theo hình thức họp kín hoặc bầu cử sơ bộ. Trong bầu cử sơ bộ, cử tri bỏ phiếu trực tiếp hoặc qua đường bưu điện vào ngày ấn định để chọn ứng viên, còn hình thức họp kín yêu cầu họ phải trực tiếp đến bỏ phiếu. Bầu cử sơ bộ sẽ do bang điều hành, trong khi họp kín do các đảng tự tổ chức.

Các cuộc họp kín được tổ chức tại trường học, trung tâm cộng đồng và nhà thờ trên toàn bang, trong đó cử tri lắng nghe phát biểu ngắn của người đại diện cho ứng viên tranh cử, trước khi bỏ phiếu bầu cho ứng viên họ chọn.

Iowa là bang nổ “phát súng đầu tiên” cho cuộc đua, khi đảng Cộng hòa tổ chức họp kín ngày 15/1 để các đảng viên lựa chọn ứng viên mà mình yêu thích. Đây là truyền thống được bang này duy trì từ năm 1972, được coi như một bài kiểm tra về cách các ứng viên giành chiến thắng trong chiến dịch tranh cử.





Phiếu bầu tại cuộc họp kín ở Mineola, bang Iowa, Mỹ ngày 15/1. Ảnh: Reuters

Phiếu bầu tại cuộc họp kín ở Mineola, bang Iowa, Mỹ ngày 15/1. Ảnh: Reuters

Thông lệ này bắt nguồn từ bối cảnh hỗn loạn ở Mỹ cuối những năm 1960, thời điểm đảng Dân chủ chia rẽ sâu sắc vì phong trào phản đối cuộc chiến ở Việt Nam. Vụ ám sát tổng thống Robert F. Kennedy tháng 6/1968 càng khiến nội tình của đảng Dân chủ trở nên rối ren, ngay trước thềm đại hội toàn quốc của đảng ở Chicago vào tháng 8.

Thời kỳ đó, các đại hội toàn quốc phần lớn do các lãnh đạo bang và đảng kiểm soát. Họ tự lựa chọn đại biểu tham dự đại hội và thậm chí bị cáo buộc dùng tiền bạc, quyền lực để tăng ủng hộ cho ứng viên mình yêu thích.

Phần lớn các cuộc họp kín, bầu cử sơ bộ ở các bang thời kỳ đó chỉ mang tính hình thức, khi “cho ứng viên cơ hội tiếp xúc cử tri nhưng không giúp mang lại ảnh hưởng chính trị”, nhà sử học John Skipper từng viết trong cuốn sách Họp kín Iowa: Bài kiểm tra đầu tiên cho khát vọng tranh cử tổng thống.

Thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, người chỉ trích gay gắt cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, tham gia cuộc đua quá muộn để có thời gian tranh cử tại vòng bầu cử sơ bộ. Những người ủng hộ McCarthy cáo buộc phe chính thống trong đảng Dân chủ cố tình gạt họ khỏi đại hội toàn quốc.

Các cuộc tuần hành ủng hộ McCarthy nổ ra dưới sự lãnh đạo của các nhà hoạt động trẻ tuổi. Humphrey cuối cùng giành được đề cử của đảng với sự ủng hộ từ các đại biểu là phụ nữ, người da màu hoặc dưới 30 tuổi. Tuy nhiên, ông đã bị đánh bại trong cuộc đối đầu cuối cùng với ứng viên Cộng hòa Richard Nixon.

Đảng Dân chủ xem thất bại của Humphrey là do thiếu ủng hộ từ các khối cử tri quan trọng trong đảng và không muốn lặp lại sai lầm đó. Họ sau đó thành lập nhóm cải cách quy trình đề cử của đảng trước cuộc bầu cử năm 1972.

“Một trong những điều đảng muốn làm là dân chủ hóa quá trình để đảm bảo nhiều người trẻ tuổi và da màu được tham gia”, Rachel Paine Caufield, giám đốc dự án Iowa Caucus kiêm giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Drake ở Mỹ, nói.

Nhóm cải cách xác định rằng “các lãnh đạo đảng không thể tự chọn đại biểu dự đại hội”, các bang không thể gian lận quy tắc để chặn những cử tri Dân chủ đã đăng ký tham gia bầu cử. Họ cho rằng các bang nên tạo hệ thống bầu cử sơ bộ mới hoặc các cuộc họp kín của đảng ở địa phương để xác định đại biểu dự đại hội toàn quốc.

Trong khi những cải cách này thúc đẩy nhiều bang thiết lập quy định tổ chức bầu cử sơ bộ, bang Iowa vẫn giữ nguyên hình thức họp kín và đảng Dân chủ chấp nhận hình thức này với một số sửa đổi để khiến chúng trở nên bao trùm hơn. Chúng bao gồm thiết lập quy trình họp kín 4 bước để tăng tối đa vai trò của cử tri địa phương gồm: bầu đại biểu khu vực, bầu đại biểu hạt, bầu đại biểu bang và cuối cùng cử họ tham gia đại hội toàn quốc.

Họ cũng thông qua ngưỡng ủng hộ được chấp thuận cho một ứng viên trong cuộc họp kín là 15% và yêu cầu thông báo đầy đủ thông tin sự kiện cùng các quy tắc, thông tin khác cho công chúng.




Quy trình họp kín trong bầu cử Mỹ. Đồ họa: CNN

Để đảm bảo tất cả quá trình phức tạp này hoàn thành trước đại hội toàn quốc vào mùa hè, các lãnh đạo đảng Dân chủ ở Iowa đã khởi động quá trình họp kín từ rất sớm, điều biến họ trở thành nơi mở màn cho các cuộc đua trong năm bầu cử. Vào tháng 1/1972, bang Iowa trở thành nơi đầu tiên tổ chức cuộc bầu chọn ứng viên của đảng Dân chủ.

Trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên theo các quy tắc mới của đang Dân chủ năm 1972, không ai thực sự chú ý đến các cuộc họp kín ở Iowa như hiện nay. Các ứng viên không dành nhiều thời gian ở đó và giới truyền thông cũng vậy.

Vào thời điểm đó, các chiến dịch vận động tranh cử thường không diễn ra trên quy mô cả nước và các ứng viên tổng thống cũng không tới mọi bang để tiếp xúc cử tri. Nhưng thượng nghị sĩ George McGovern của bang Nam Dakota đã bắt đầu chiến dịch tranh cử ở Iowa và cuối cùng giành được đề cử của đảng Dân chủ.

Những người Cộng hòa chú ý đến điều này và tới cuộc bầu cử năm 1976, đảng đã chuyển các cuộc họp kín ở Iowa sang cùng ngày với đảng Dân chủ.

Cùng năm đó, ông Jimmy Carter trở thành ứng viên đầu tiên chứng minh rằng việc xuất hiện thường xuyên và ngay từ sớm ở Iowa có thể là chìa khóa dẫn tới thành công.

Tham gia tranh cử năm 1976 với tư cách cựu thống đốc Georgia, ông Carter đã tìm cách tận dụng các cuộc họp kín ở Iowa như bệ phóng cho cuộc đua. Ông đã vận động tranh cử tổng cộng 17 ngày ở bang này, bắt đầu từ khoảng một năm trước cuộc họp kín. Ông trò chuyện với người dân ở phòng khách, nơi làm việc hay thậm chí cạnh chuồng gia súc, theo Skipper.

Ông Carter đã giành được đề cử của đảng Dân chủ và cuối cùng trở thành tổng thống Mỹ. Kể từ đó, mọi ứng viên yếu thế đều hy vọng sẽ “nối gót Jimmy Carter”, theo nhà báo Alexandra Pelosi.

Các ứng viên như George W. Bush hay Mitt Romney đều coi bang Iowa là nơi quan trọng đối với giấc mơ tổng thống, ngay cả khi kết quả họp kín ở bang này không phải lúc nào cũng báo trước chính xác về thành công trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Ngoài ông Carter, chỉ có hai tổng thống từng chiến thắng trong cuộc họp kín ở bang Iowa kể từ năm 1976 là George W. Bush năm 2000 và Barack Obama năm 2008. Nhiều người khác vẫn đắc cử tổng thống dù thua ở Iowa như Ronald Reagan năm 1980, George H.W. Bush năm 1988, Donald Trump năm 2016 và Joe Biden năm 2020.





Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại thủ phủ Des Moines, bang Iowa, ngày 15/1. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại thủ phủ Des Moines, bang Iowa, ngày 15/1. Ảnh: AFP

Vai trò quan trọng của Iowa được thể hiện nhiều hơn trong những năm 1970 và 1980. “Nếu bạn không làm tốt ở Iowa, bạn có xu hướng kết thúc quá trình tranh cử vào thời điểm đó”, Peverill Squire, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Missouri, nói.

Điều này phần nào được chứng minh khi doanh nhân Vivek Ramaswamy, 38 tuổi, tối 15/1 thông báo chấm dứt cuộc đua ngay sau khi kết quả họp kín ở Iowa được truyền thông dự đoán, cho thấy ông chỉ về thứ tư với khoảng 7,7% phiếu bầu.

Khảo sát của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ về cuộc bầu cử năm 2004 cho thấy những cử tri bỏ phiếu chọn ứng viên ở các bang sớm như Iowa có ảnh hưởng gấp 20 lần so với cử tri bỏ phiếu muộn.

Phần lớn quyền lực của cử tri bỏ phiếu sớm có thể đến từ cách họ định hướng sự chú ý của truyền thông. Phân tích dữ liệu bầu cử từ năm 1976 tới 2008 chỉ ra “việc đưa tin về các ứng viên trước và ngay sau cuộc họp kín ở Iowa ảnh hưởng đáng kể đến thành tích chung của họ trong cuộc bầu cử sơ bộ trên toàn quốc”.

Chỉ nửa giờ sau khi các cuộc họp kín chọn ứng viên đảng Cộng hòa tại bang Iowa, cựu tổng thống Trump được dự đoán giành chiến thắng áp đảo với khoảng 51% số phiếu bầu. Đây là chiến thắng với cách biệt lớn nhất của ứng viên Cộng hòa ở bang Iowa từ trước tới nay.

Các đồng minh của ông Trump tin rằng kết quả này sẽ giúp cựu tổng thống có chiến thắng sớm trong vòng tranh đề cử, trước khi Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa diễn ra tại Milwaukee, bang Wisconsin vào tháng 7.

Thanh Tâm (Theo Vox, Sky News, CBS News)




Source link

Cùng chủ đề

Thế giới chuyển động, giật mình, thích ứng

Từng biết qua nhiệm kỳ một, nghe chương trình tranh cử và sớm dự báo, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có phần bất ngờ trước tuyên bố và hành động của Tổng thống Donald Trump sau 2 tuần chính thức cầm quyền.

Trung Quốc áp thuế trả đũa Mỹ, thổi bùng thương chiến

Ngày 4-2, Trung Quốc thông báo áp thuế trả đũa Mỹ, thổi bùng lại cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Hãng tin Reuters, mức thuế quan bổ sung 10% của chính quyền Tổng thống Donald Trump...

Mỹ sắp thông qua gói vũ khí trị giá 1 tỉ USD cho Israel

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt việc chuyển giao gói vũ khí mới trị giá khoảng 1 tỉ USD cho Israel. ...

Ông Trump đe dọa dùng ‘biện pháp mạnh’: Vị thế đặc biệt của kênh đào Panama

Ông Donald Trump một lần nữa tuyên bố “sẽ lấy lại kênh đào Panama”, đồng thời cảnh báo về “biện pháp mạnh” cho dù Tổng thống Panama Mulino nói sẽ xem xét các thỏa thuận liên quan tới Trung Quốc. Theo CNN, Tổng thống Donald Trump hôm 2/2 nhắc lại lời thề "lấy lại" kênh đào Panama, đồng thời cảnh báo về hành động "mạnh mẽ" của Mỹ. Trước đó, ông Trump đã vài lần tuyên bố như vậy trước sự...

Thị trường toàn cầu ‘đỏ lửa’ trước bão thuế quan của ông Trump

Một loạt chỉ số chứng khoán châu Á lao dốc, trong khi đồng USD tăng giá mạnh trước quyết định áp thuế quan mới nhất của ông Trump. Trong khi thị trường chứng khoán sụt giảm, tỉ giá hối đoái của đồng USD so...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump bình luận thảm họa hàng...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump phát biểu về tai nạn máy bay kinh hoàng ở Mỹ, đường hầm thời Thế chiến II thành địa danh du lịch, Tết Nguyên đán tại các nước châu Á… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Triều Tiên lần đầu chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump

CHDCND Triều Tiên ngày 3.2 lên án việc Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio gọi Triều Tiên là ‘quốc gia bất hảo’. ...

Nga đạt được bước tiến đáng kể, tuyên bố tiến gần hơn đến thành trì quan trọng của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/2 tuyên bố lực lượng nước này đã chiếm được một ngôi làng tiếp giáp thành trì quan trọng Toretsk ở miền Đông Ukraine, trong khi Kiev thông báo 4 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Nga đêm qua.

OpenAI phát hành công cụ AI mới, có thể hoạt động như nhà nghiên cứu

Công ty trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI của Mỹ ngày 3.2 công bố một công cụ AI mới có khả năng hoạt động như một nhà nghiên cứu phân tích chuyên sâu. ...

Cùng chuyên mục

5 người bị bắn, bước đầu xác định nghi phạm

Chiều ngày 4/2, 5 người bị bắn tại trường học Risberska Skolan, thành phố Orebro, miền Trung Thụy Điển.

Trung Quốc đón nhiều khách quý trong tuần này

Ba nhà lãnh đạo của ba nước châu Á là Paksitan, Thái Lan và Hàn Quốc bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc gần như đồng thời…

Mỹ điều máy bay ném bom tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng

Không quân Philippines và Mỹ hôm nay 4.2 đã tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận, theo Reuters. ...

Thế giới chuyển động, giật mình, thích ứng

Từng biết qua nhiệm kỳ một, nghe chương trình tranh cử và sớm dự báo, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có phần bất ngờ trước tuyên bố và hành động của Tổng thống Donald Trump sau 2 tuần chính thức cầm quyền.

Philippines, Mỹ tuần tra chung ở Biển Đông, Trung Quốc áp thuế đáp trả Mỹ, Panama không gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc

Mỹ đạt thoả thuận di cư "lịch sử" với El Salvador, Nga tố cáo phương Tây áp đặt trật tự thế giới đơn cực, Mỹ nghi ngờ Iran đẩy nhanh chế tạo bom hạt nhân, Moscow triển khai hệ thống tên lửa Oreshnik tại Belarus…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

EU phát tín hiệu sẵn sàng ‘chơi rắn’ với Mỹ để bảo vệ lợi ích

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng đàm phán cứng rắn với Mỹ, đồng thời sẽ thực dụng hơn khi bắt tay với cả những nước không cùng chí hướng nhưng chia sẻ một số lợi ích. ...

5 người bị bắn, bước đầu xác định nghi phạm

Chiều ngày 4/2, 5 người bị bắn tại trường học Risberska Skolan, thành phố Orebro, miền Trung Thụy Điển.

Tăng 40% số ca nhập Bệnh viện Nội tiết Trung ương so cùng kỳ Tết năm 2024

NDO - Thống kê trong 9 ngày từ 25/1-2/2 số ca nhập viện Bệnh viện Nội tiết Trung ương tăng khoảng 40% so dịp Tết năm 2024. Theo ghi nhận từ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã có nhiều trường hợp đến khám, cấp...

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Bí thư thứ nhất ĐCS Cuba, Chủ tịch nước CH Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định lại lập trường của Việt Nam ủng hộ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc yêu cầu chấm dứt cấm vận chống Cuba. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Tối 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Bí thư thứ...

Xôn xao clip cô gái rơi khỏi ô tô khi xe đang chạy trên đường

Ô tô con đang chạy trên đường ở TP Vinh (Nghệ An) thì bất ngờ "bung" cửa, sau đó một cô gái trong tình trạng khỏa thân rơi xuống đường và được người trong xe kéo trở lại. Chiều tối 4/2, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 2 phút gây xôn xao, trong đó ghi lại...

Mới nhất