Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLương thấp, áp lực cao và còn gì nữa?

Lương thấp, áp lực cao và còn gì nữa?


Nỗi vất vả của cô giáo mầm non, quần quật từ sáng tới tối, ẵm bồng, dỗ dành trẻ

Nỗi vất vả của cô giáo mầm non, quần quật từ sáng tới tối, ẵm bồng, dỗ dành trẻ

Số liệu trên được ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết. Trong số 7.215 giáo viên nghỉ việc, số giáo viên bỏ nghề ở bậc mầm non chiếm tỷ lệ cao và giảm dần theo các cấp học từ thấp đến cao.

Trước đó, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, trong 3 năm học, tính từ tháng 8.2020 – tháng 8.2023, cả nước có trên 40.000 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Giáo viên nghỉ việc độ tuổi dưới 35 chiếm tới 60% tổng số giáo viên nghỉ việc. Trong khi đó, tình trạng thiếu giáo viên vẫn diễn ra trầm trọng trên cả nước, ở tất cả các cấp học, đặc biệt là giáo viên mầm non và giáo viên các môn học mới.

Giáo viên mầm non nghỉ việc nhiều trong thời gian qua là do đâu?

Quần quật làm từ sáng tới chiều tối

Trực tiếp vào các trường, lớp mầm non, quan sát, trải nghiệm công việc của các giáo viên mầm non mới thấm thía sự vất vả của các thầy cô.

Quần quật từ sáng tới chiều, luôn tay luôn chân với đủ các công việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ, dọn dẹp lớp học, chưa kể những thời gian làm học cụ, đồ chơi, soạn giáo án… đến khi tối trở về nhà nhiều giáo viên mầm non tâm sự họ phải “nằm vật ra giữa nhà để thở, không đụng tay đụng chân được việc gì”.

Lịch trình một ngày làm việc của mỗi giáo viên mầm non thường kín mít từ 6 giờ 30 sáng tới 17 giờ chiều, hoặc hơn. Sáng tới trường sẽ vệ sinh lớp học, chuẩn bị môi trường học, chuẩn bị đón trẻ. Sau đó tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia học tập, vui chơi, cho trẻ ăn, thay đồ cho trẻ. Từ 11 giờ 30-12 giờ, trẻ thay đồ, xếp nệm ra để chuẩn bị ngủ trưa, các cô giáo mầm non thay phiên nhau trực ngủ. 

Khi trẻ đã ngủ ngon, các cô giáo mỗi người mỗi việc. Người trực giấc ngủ của trẻ, người tranh thủ làm các giấy tờ, dụng cụ học tập cho trẻ, chuẩn bị giáo án, đi xung quanh lớp học xem các con đã ngủ ngon hay chưa… Các giáo viên mầm non cho biết lúc trẻ ngủ là lúc mình cần phải chú ý nhất đến sự an toàn của các con, phòng tránh nguy cơ trẻ bị sặc, nôn trớ, khó thở… Các con ngủ ngon, các giáo viên mới mở phần cơm trưa ra ăn và thay phiên nhau trực giờ ngủ trưa của con nên chỉ dám ngả lưng, nghe tiếng con ọ ẹ lại phải bật dậy ngay.

Không chỉ là người chăm sóc, dạy dỗ, nuôi nấng trẻ, các cô giáo mầm non kiêm luôn là người dọn dẹp phòng học, lau chùi toilet, vệ sinh lớp học, giặt đồ dơ của trẻ...

Không chỉ là người chăm sóc, dạy dỗ, nuôi nấng trẻ, các cô giáo mầm non kiêm luôn là người dọn dẹp phòng học, lau chùi toilet, vệ sinh lớp học, giặt đồ dơ của trẻ…

Trẻ mầm non là độ tuổi đòi hỏi người chăm sóc, giáo dục phải tập trung cao trong suốt quá trình trẻ ở trường để đảm bảo an toàn cho tất cả các em… Giáo viên phải luôn mắt, luôn tay, chăm trẻ ở góc này nhưng mắt cũng phải quan sát nhiều góc khác, đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ cho trẻ ra ngoài vườn tưới cây, bé chạy nhanh, các giáo viên cũng phải theo bé nhanh. Có những lúc thấy con sắp té, giáo viên phải nhào tới đỡ con.

Với những giáo viên mầm non phụ trách các lớp nhà trẻ, đặc biệt lớp sữa bột (trẻ 6 – 12 tháng) thì sự vất vả còn nhân lên nhiều lần. Trẻ 6 tháng tuổi còn rất nhỏ, đến trường các con khóc rất nhiều. Có bé khóc ròng rã 1 tháng, 2 tháng, khóc ra rả cả ngày, các giáo viên mầm non phải thay phiên nhau bồng bế, ôm ấp để bé cảm nhận được sự tin tưởng, ấm áp của người chăm sóc trẻ.

Không chỉ là người chăm sóc, dạy dỗ, nuôi nấng trẻ, các cô giáo mầm non kiêm luôn là người dọn dẹp phòng học, lau chùi toilet, vệ sinh lớp học, giặt đồ dơ của trẻ… để trẻ có một môi trường học tập an toàn nhất. Các giáo viên mầm non tâm sự nếu không mến trẻ, kiên trì và bao dung, thật khó có thể gắn bó từng đó chặng đường với công việc rất vất vả, đòi hỏi sự hiểu biết và yêu thương trẻ rất nhiều này…

Lương thấp, chưa tương xứng với nỗi vất vả

Từng chia sẻ với PV Thanh Niên lý do mình nghỉ việc, một giáo viên mầm non làm việc ở một trường mầm non tư thục ở TP.HCM có 12 năm kinh nghiệm, cho biết lý do chính là “lương thấp”. Sau khi nghỉ 2 năm để sinh con, quay về làm, lương của cô tính lại từ đầu. Trước khi nghỉ việc, lương, phụ cấp của cô, sau khi trừ đi tiền bảo hiểm xã hội thì còn khoảng 6 triệu đồng. 

Số tiền này không thể đủ cho cô trang trải sinh hoạt phí, tiền thuê nhà, tiền nuôi dưỡng chăm sóc các con (cô có 2 con nhỏ). Nữ giáo viên mầm non chia sẻ “Ở trường cả ngày dài, về nhà lại bắt đầu guồng quay việc nhà, tôi cảm thấy có những ngày kiệt sức, không còn thời gian dành cho con, dạy con học bài”.

Áp lực quá lớn

Không chỉ vất vả, lương thấp, một trong những lý do khiến nhiều giáo viên mầm non nghỉ việc còn là áp lực lớn từ phụ huynh, gia đình học sinh; cơ sở giáo dục mầm non mà các giáo viên mầm non làm việc.

Cô giáo mầm non vất vả cả ngày, tay này ẵm trẻ, dỗ trẻ nín khóc, tay kia bón cho trẻ ăn

Cô giáo mầm non vất vả cả ngày, tay này ẵm trẻ, dỗ trẻ nín khóc, tay kia bón cho trẻ ăn

Một nữ giáo viên mầm non tâm sự mỗi ngày đi làm, cô gặp áp lực từ chính camera lớp học. Trường mầm non cô làm là trường tư, có camera trực tuyến cho phụ huynh, có những phụ huynh cả ngày ngồi “canh” camera và gọi điện cho giáo viên mầm non để thắc mắc, nhắc nhở, phàn nàn về các giáo viên. Hoặc có tình trạng phụ huynh tìm đủ lỗi để “bắt lỗi” các giáo viên, không may trẻ trong lúc vui chơi trên trường, lớp có một vết xước gì trên tay, chân, giáo viên đã giải trình nhưng có phụ huynh vẫn kiên quyết tố các giáo viên là bạo hành, không quan tâm trẻ. Có giáo viên mầm non kể 11, 12 giờ đêm vẫn nghe phụ huynh gọi điện thoại phàn nàn, mắng vốn. Hoặc vụ việc chưa rõ đúng sai, phụ huynh vẫn lên mạng “tố” giáo viên mầm non, tố trường lớp mầm non.

Thời gian qua, Bộ GD-ĐT đang phối hợp Bộ LĐ-TB-XH đang xem xét đưa giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Nếu vấn đề này được thông qua, khi thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì các giáo viên mầm non sẽ được hưởng quyền lợi, như phụ cấp nghề nặng nhọc, tuổi nghỉ hưu được thấp hơn, nhiều chế độ, chính sách…

Cả nước hiện có khoảng 16.000 nhóm trẻ độc lập, trong đó có nhiều giáo viên làm việc chưa được tham gia bảo hiểm xã hội, đây cũng là những giáo viên rất cần được sự quan tâm của xã hội.




Nguồn: https://thanhnien.vn/1600-giao-vien-mam-non-nghi-viec-luong-thap-ap-luc-cao-va-con-gi-nua-185240509181312374.htm

Cùng chủ đề

Tài khoản sinh viên sư phạm bất ngờ nhận hơn 127 triệu đồng; hiệu trưởng ở Cà Mau bị ‘bắt ghen’

TPO - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phản hồi về chế độ tiền lương giáo viên mầm non; tài khoản của nhiều sinh viên sư phạm bất ngờ nhận hơn 127 triệu đồng; hủy kết quả trúng tuyển cao học của Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh Bắc;… là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua. TPO - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phản hồi về chế độ tiền lương giáo viên mầm...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phản hồi về chế độ tiền lương giáo viên mầm non

TPO - Ngoài tiền lương được trả theo hệ số, giáo viên mầm non còn được hưởng phụ cấp ưu đãi thuộc nhóm có mức cao hơn so với giáo viên cấp học khác, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. TPO - Ngoài tiền lương được trả theo hệ số, giáo viên mầm non còn được hưởng phụ cấp ưu đãi thuộc nhóm có mức cao hơn so với giáo viên cấp học khác, Bộ trưởng GD&ĐT...

Vì sao lương giáo viên mầm non không có căn cứ để xếp như lương giáo viên phổ thông?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có trả lời về đề nghị quan tâm điều chỉnh hệ số lương của giáo viên mầm non cũng như có chế độ với cô nuôi. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và...

Làm 11 giờ/ngày, vì sao lương giáo viên mầm non thấp hơn bậc phổ thông?

(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời cử tri về đề nghị quan tâm điều chỉnh hệ số lương của giáo viên mầm non. Cử tri tỉnh Ninh Bình phản ánh, chế độ lương cho giáo viên mầm non có nhiều bất cập. Thời gian làm việc của giáo viên mầm non thường trên 8 tiếng/ngày và phổ biến 11 tiếng/ngày, nhưng hệ số lương giáo viên mầm non không bằng...

Nhà giáo tiêu biểu 2024 kể chuyện vào nghề nhờ… bà con động viên

(Dân trí) - Được ban giám hiệu nhà trường, bà con trong thôn động viên, cô Hoàng Thanh Tùng mới quyết định thi ngành sư phạm và gắn bó với giáo dục mầm non suốt 20 năm qua. Được bà con trong thôn động viên trở thành cô giáoCô Hoàng Thanh Tùng lập gia đình tại huyện Krông Buk (Đắk Lắk). Tháng 9/2003, cô Tùng vẫn làm công việc nội trợ tại nhà. Thời điểm ấy, trong thôn có tổng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Đáp án đề thi toán chuyên vòng 2 trường chuyên Sư phạm

Hơn 1.500 học sinh thi vào lớp 10 Toán và Tin, trường chuyên Sư phạm Hà Nội, chiều nay làm đề thi môn Toán chuyên trong 120 phút. Dưới đây là phần lời giải chi tiết của thầy Võ Quốc Bá Cẩn, Nguyễn Lê Phước, Nguyễn Tiến Dũng (giáo viên trường Archimedes Academy, Hà Nội), thầy Nguyễn Văn Quý (giáo viên câu lạc bộ CMATH), thầy Trần Đức Hiếu (giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) và...

Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về chất lượng bữa ăn bán trú?

Ngày 7.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã cung cấp những thông tin liên quan đến chất lượng bữa ăn bán trú cũng như việc tổ chức sắp xếp thời khóa biểu 6 tiết/buổi diễn ra tại một số trường học tại TP.HCM trong thời...

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Cùng chuyên mục

Sinh viên cật lực làm thêm mong kiếm vài triệu đồng dịp Tết

TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn tuần làm việc. TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn...

Dạy thêm là ‘cái bóng’ của giáo dục chính khóa, cần tiến tới bỏ hẳn

TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành như luồng gió mới, làm triệt tiêu tận gốc những tiêu cực dạy thêm học thêm, hướng tới sẽ tự mất đi và chấm dứt hoạt động dạy thêm học thêm trong các nhà trường. TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ...

Người trẻ gieo mầm xuân từ những giọt máu hồng

(NLĐO) – Những ngày cuối năm hối hả, khi mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết, nhiều bạn trẻ ở TP HCM vẫn dành thời gian gieo mầm xuân cho cộng đồng. ...

5 giáo sư thế hệ 9x được phong hàm dưới 30 tuổi

Học vấn của những giáo sư trẻ được bổ nhiệm chức danh dưới 30 tuổi luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc. Thí sinh sẽ làm bài thi dưới dạng...

Mới nhất

Đừng tạo niềm vui từ nỗi buồn của người bán hoa Tết

Việc cố tình đợi đến 29 - 30 Tết mới mua hoa Tết để ép giá các thương nhân là điều không nên, cần tránh trên cả phương diện phong tục lẫn đạo đức... Những ngày cận Tết, giữa không khí hối hả và cái lạnh len lỏi của mùa đông Hà Nội, câu chuyện về...

Giá trong nước đi ngang

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 27/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 26/1/2025 giá cà phê Robusta...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà Tết tại Cần Thơ

Ngày 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường cùng đoàn công tác Trung ương thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025 tại TP Cần Thơ. ...

Hà Nội đề xuất tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông so với Nghị định 168

UBND TP Hà Nội vừa đề xuất dự thảo và lấy ý kiến nhân dân về việc nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/CP đối với 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. ...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang