Trang chủNewsThời sựLược bỏ tối đa thủ tục hành chính, phân quyền mạnh mẽ

Lược bỏ tối đa thủ tục hành chính, phân quyền mạnh mẽ

Đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) đã lược bỏ 20% số lượng thủ tục hành chính và 33% điều kiện kinh doanh so với luật hiện hành.

Khắc phục bất cập thể chế, tạo động lực mới

Sáng 10/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy trình bày tờ trình dự án.

Luật Đường sắt (sửa đổi): Lược bỏ tối đa thủ tục hành chính, phân quyền mạnh mẽ- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy trình bày tờ trình dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) (Ảnh: Media Quốc hội).

Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho biết, dự thảo luật được xây dựng nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển đường sắt; khắc phục những tồn tại, bất cập về thể chế, tạo động lực mới cho sự phát triển của ngành đường sắt, thúc đẩy tính cạnh tranh của phương thức vận tải đường sắt, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Dự án luật được xây dựng trên 5 quan điểm chỉ đạo, đặc biệt là tập trung đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động đường sắt; huy động tối đa nguồn lực phát triển kết cầu hạ tầng đường sắt, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt…

Theo đó, để đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, dự thảo luật đã lược bỏ quy định đối với 20% số lượng thủ tục hành chính và 33% điều kiện kinh doanh so với Luật Đường sắt hiện hành.

“Ở Luật Đường sắt 2017 có 20 thủ tục hành chính, dự thảo luật hiện nay đã cắt giảm 4 thủ tục hành chính, sửa đổi về chủ thể thực hiện của 10 thủ tục hành chính để tạo thuận lợi hơn và chỉ kế thừa 6 thủ tục hành chính.

Các thủ tục hành chính này đã được Bộ Xây dựng đánh giá kỹ lưỡng trong Báo cáo đánh giá tác động thủ tục hành chính”, Thứ trưởng Huy thông tin.

Để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, dự thảo luật đã đề xuất phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương trong công tác đầu tư, quản lý vận hành kết cấu hạ tầng đường sắt; đã chỉnh lý một số thẩm quyền từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương thực hiện.

Cụ thể, phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện 10 thủ tục hành chính về: chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang; cấp, gia hạn giấy phép xây dựng đường ngang đối với đường sắt địa phương, đường sắt chuyên dùng; cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt; cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt chuyên dùng, đường sắt địa phương.

Phân quyền một nội dung từ Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện về phê duyệt quy hoạch tuyến, ga đường sắt.

Đề xuất giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt thay vì giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này như Luật Đường sắt 2017.

Phân loại 3 hệ thống đường sắt Việt Nam

Dự thảo luật cũng sửa đổi, bổ sung 5 nội dung về: đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt; hoạt động vận tải đường sắt; kết nối các phương thức vận tải; phát triển công nghiệp và nguồn nhân lực đường sắt.

Trong đó, đối với quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt địa phương (gồm đường sắt đô thị và đường sắt thông thường vận tải cả hành khách và hàng hóa phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương) và đường sắt chuyên dùng.

Quy định này nhằm giải quyết yêu cầu thực tiễn của các địa phương như Bình Dương, Tây Ninh, Thanh Hóa… có nhu cầu đầu tư đường sắt thông thường (không phải đường sắt đô thị).

Luật Đường sắt (sửa đổi): Lược bỏ tối đa thủ tục hành chính, phân quyền mạnh mẽ- Ảnh 2.

Quang cảnh phiên họp (Ảnh: Media Quốc hội).

Dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm tháo gỡ vướng mắc tồn tại nhiều năm nay đối với việc giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư để thu hút, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp tham gia quản lý, đầu tư phát triển đường sắt như “Lãnh đạo công – quản trị tư”, “Đầu tư công – quản lý tư”, “Đầu tư tư – sử dụng công”…

Đề nghị bổ sung các nguyên tắc phát triển công nghiệp đường sắt

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết dự thảo luật đã cụ thể hóa 5 nhóm chính sách đã được thông qua.

Cho ý kiến về phân loại đường sắt và cấp kỹ thuật đường sắt đề nghị rà soát, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý đối với từng loại đường sắt, đặc biệt là đối với đường sắt chuyên dùng.

Luật Đường sắt (sửa đổi): Lược bỏ tối đa thủ tục hành chính, phân quyền mạnh mẽ- Ảnh 3.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra (Ảnh: Media Quốc hội).

Đồng thời cũng cần làm rõ sự kết nối giữa các loại hình này trong hệ thống giao thông đường sắt quốc gia có thể thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả vận tải và sự kết nối giữa các phương thức giao thông.

Uỷ ban này cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung các nguyên tắc trong phát triển công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.

Chẳng hạn khuyến khích nội địa hóa và phát triển công nghiệp trong nước, thúc đẩy sự liên kết giữa công nghiệp đường sắt và các ngành công nghiệp phụ trợ; đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ để cải thiện hiệu quả sản xuất, vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh; an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường trong tất cả các khâu từ sản xuất, lắp ráp, bảo trì đến vận hành các phương tiện giao thông đường sắt; đồng bộ kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, tiến tới tự chủ về công nghệ.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/luat-duong-sat-sua-doi-luoc-bo-toi-da-thu-tuc-hanh-chinh-phan-quyen-manh-me-192250310105227512.htm

Cùng chủ đề

Hút vốn ngoại trong kỷ nguyên mới

Để thu hút nhiều hơn dòng vốn ngoại, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư ...

Đề xuất thống nhất cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) nhằm thực hiện thống nhất cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến cơ sở là yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay. ...

Cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ: Gỡ vướng mặt bằng, thông tuyến chính vào 30/4

Đến chiều 28/3, những vướng mắc về mặt bằng 3 cầu vượt cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ cơ bản được tháo gỡ. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn yêu cầu các đơn vị tập trung tiến độ cho “đường găng” 3 nút giao này, đồng thời đẩy nhanh lắp đặt các hạng mục ATGT. ...

TP.HCM sẽ cắt giảm 30% thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp

Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị trực thuộc nghiên cứu cắt giảm 30% thủ tục hành chính, góp phần giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện công điện số 22 của Thủ...

Miễn phí, lệ phí khi thay đổi giấy tờ, thủ tục hành chính do sáp nhập tỉnh, xã

Nội dung này được nêu trong Công văn số 43 về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 ban hành. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dừng thu phí từ 2019, trạm BOT qua TP Cần Thơ vẫn chưa tháo dỡ

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị về việc tháo dỡ trạm thu phí BOT của cử tri TP Cần Thơ. Theo đó, cử tri cho biết Bộ GTVT đã thống nhất không tiếp tục thu phí tại trạm BOT T2 thuộc địa bàn quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ từ đầu năm 2021. Nhưng đến nay trạm thu phí chưa được tháo dỡ, bỏ hoang, xuống cấp, mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an...

Đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

(NLĐO) - Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu công viên địa chất toàn cầu lần 2, giai đoạn 2024 - 2027. ...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Tân giám đốc Sở Xây dựng Kiên Giang sau hợp nhất là ai?

Ông Lê Việt Bắc, Giám đốc Sở Giao thông vận tải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang sau hợp nhất, sáp nhập. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất