Trang chủNewsThế giớiLực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thu hút sự quan tâm của dư luận bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.

Trung Á gồm 5 nước (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan) có diện tích khoảng 5,6 triệu km2, là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá (có ở hầu hết các nước), các loại đất hiếm như litium, uranium có trữ lượng lớn nhất thế giới, tiềm năng dồi dào về thủy điện, có nhiều mỏ sắt, đồng, vàng, muối mỏ… Với dân số gần 80 triệu người, Trung Á đang nổi lên như một khu vực có ý nghĩa địa chính trị quan trọng, với đặc trưng lịch sử phong phú, di sản văn hóa đa dạng, có vị trí chiến lược nằm ở nơi giao cắt giữa châu Á và châu Âu.

Trung Á ngày càng hấp dẫn

Trung Á là vùng đất có nhiều lợi thế trong chiến lược của các nước lớn. (Nguồn: TCA)

Cơ hội trong xung đột

Xung đột ở Ukraine đã và đang gây ra những tác động tiêu cực khắp châu Âu, với sự tàn phá nghiêm trọng tại Ukraine và nền kinh tế Nga bị đình trệ. Tuy nhiên, có một khu vực đã hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột này là Trung Á. Năm quốc gia trong khu vực không chỉ tránh được những hậu quả nặng nề của cuộc chiến mà còn tăng cường thương mại và đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Các định chế tài chính thế giới đều công bố những đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế của khu vực Trung Á năm 2023. Theo IMF và WB, GDP các nước trong khu vực năm 2023 tăng 4,6% và dự kiến tăng 4,2% năm 2024.

Kể từ khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga do phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, các nước Trung Á đã duy trì chính sách đối ngoại mềm dẻo, đa hướng, khéo léo thực hiện một “hành động cân bằng đa chiều” trong quan hệ với các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Mặc dù có những áp lực từ cả Nga và phương Tây, Kazakhstan và các quốc gia Trung Á khác tiếp tục duy trì hoạt động thương mại với Nga, đồng thời phát triển mối quan hệ với các đối tác phương Tây, nhanh chóng nắm bắt cơ hội để lấp đầy khoảng trống trong chuỗi cung ứng. Kyrgyzstan, Uzbekistan và Kazakhstan trở thành trung gian cho Nga, khi các mặt hàng bị cấm nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu được chuyển hướng qua Trung Á. Điều này giúp các quốc gia này gia tăng mạnh mẽ kim ngạch thương mại với cả Nga, Trung Quốc và châu Âu. Năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Kazakhstan và các nước BRICS, chủ yếu là Nga và Trung Quốc đạt 45 tỷ USD.

Riêng Kyrgyzstan, quốc gia nhỏ bé này đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về doanh thu ngân sách, tăng gấp đôi trong năm 2023. Số tiền thu được từ thương mại và các khoản đầu tư nước ngoài đang được tái đầu tư vào các dự án phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy điện. Một ví dụ tiêu biểu là nhà máy thủy điện Kambarata-1, dự án đang được xây dựng để tăng một nửa công suất điện của nước này. Điều đó không chỉ giúp Kyrgyzstan đảm bảo năng lượng cho nền kinh tế đang bùng nổ mà còn tạo cơ hội xuất khẩu điện sang các quốc gia lân cận, vốn đang thiếu hụt năng lượng.

Ngoài Kyrgyzstan, Kazakhstan cũng là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột. Xuất khẩu từ EU sang Kazakhstan đã tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng như máy móc và thiết bị điện tử. Ngành công nghệ của Kazakhstan đã phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu công nghệ sang Nga tăng gần 7 lần từ năm 2021 đến năm 2023. Điều này cho thấy sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng quốc tế và tạo điều kiện cho các quốc gia Trung Á mở rộng vai trò của mình trong nền kinh tế toàn cầu.

Trung Á ngày càng hấp dẫn
Kỹ thuật cơ khí là một trong những ngành chính của nền kinh tế Kazakhstan. (Nguồn: Văn phòng Thủ tướng Kazakhstan)

Điều chỉnh chính sách

Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay, Mỹ có những thay đổi thực tế hơn trong chính sách đối với Trung Á từ chỗ coi khu vực này chỉ là nhà cung cấp nguyên nhiên liệu và đường vận chuyển chiến lược sang chính sách mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Kazakhstan và Uzbekistan, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu, khai khoáng, coi khu vực Trung Á là Đối tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu.

Các nước EU cũng rất nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước Trung Á với mục đích tìm nguồn thay thế cho dầu khí của Nga, đáp ứng năng lượng cho cựu lục địa, kể cả năng lượng hạt nhân (Kazakhstan chiếm 40% trữ lượng Uranium toàn thế giới, sản xuất 22 triệu tấn năm 2023), đồng thời tìm cách gây ảnh hưởng với các nhà lãnh đạo trong khu vực để thay đổi quan điểm về Nga. Tuy nhiên, do quá phụ thuộc vào Mỹ nên những nỗ lực này chỉ mang tính hình thức.

Mới đây, Modern Diplomacy nhận định, trữ lượng dầu khí dồi dào của Trung Á khiến các nước phương Tây có thêm một lựa chọn quan trọng giúp bảo đảm an ninh năng lượng. Khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và trữ lượng khoáng sản này cũng đem lại những cơ hội hấp dẫn cho các nền kinh tế phương Tây trong việc mở rộng chuỗi cung ứng.

Lâu nay, các công ty của Kazakhstan – quốc gia lớn nhất Trung Á là nguồn cung titan, berili, tantal, niobi… cho nền kinh tế các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Cuối năm 2023, chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Kazakhstan đã mang lại những thỏa thuận đáng kể giúp Paris mua được các khoáng sản và kim loại quan trọng phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Kim ngạch thương mại giữa Kazakhstan và Đức năm 2023 tăng 41%, đạt 3,9 tỷ USD, trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch vượt 2,3 tỷ USD. Kể từ 2005 đến nay, Đức đã đầu tư vào Kazakhstan gần 6,7 tỷ USD.

Thúc đẩy hợp tác nội vùng

Cuộc xung đột ở Ukraine đã không chỉ làm gia tăng thương mại mà còn kích thích sự hợp tác nội vùng ở Trung Á. Trước đây, các quốc gia này thường xảy ra xung đột về lợi ích kinh tế và chính trị, nhưng hiện nay, họ đã ý thức đoàn kết để tận dụng các cơ hội phát triển, hàng loạt dự án được xây dựng và triển khai trên tinh thần củng cố các liên kết kinh tế nội khối.

Thông qua thúc đẩy quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ hơn với các nước láng giềng, Trung Á đang tìm cách khai thác tiềm năng để trở thành một trung tâm thương mại, đầu tư và trao đổi văn hóa, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và thịnh vượng, giải quyết các vấn đề chung như thiếu hụt năng lượng và quản lý biên giới. Thương mại, đầu tư và du lịch giữa các nước trong khu vực đang tăng mạnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.

Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần trong khu vực cũng đang được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư từ các đối tác quốc tế. Các dự án đầu tư này không chỉ giúp cải thiện điều kiện vận chuyển hàng hóa mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, từ nông nghiệp đến công nghệ. Đặc biệt, kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, sự xuất hiện của Hành lang vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR), một mạng lưới vận chuyển trải dài khắp Trung Á, biển Caspi và vùng Caucasus, đã nổi lên như một giải pháp thay thế cho các tuyến vận tải do Nga kiểm soát.

Trung Á ngày càng hấp dẫn
Hành lang vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR) nổi lên như một giải pháp thay thế cho các tuyến vận tải do Nga kiểm soát. (Nguồn: Dreamstime)

Trong 30 năm qua, tuyến vận tải này đã chứng kiến lưu lượng giao thông gia tăng, nhất là sau thời điểm tháng 2/2022. Theo Tổng thư ký Hiệp hội TITR Gaidar Abdikerimov, hiện có 25 công ty vận tải từ 11 quốc gia tham gia TITR. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2023, hơn 2.256 triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển qua hành lang này. Đầu năm 2024, các tổ chức tài chính châu Âu và quốc tế công bố khoản cam kết trị giá 10,8 tỷ USD để phát triển TITR, nhằm giảm sự phụ thuộc vào tuyến vận tải phía Bắc (NSR) của Nga.

Khi bất ổn gia tăng trên Biển Đỏ do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi cũng như việc phương Tây áp các lệnh trừng phạt đối với Moscow, các tuyến đường vận chuyển truyền thống trở nên kém an toàn. Việc định tuyến vận tải tránh kênh đào Suez cũng làm gia tăng đáng kể chi phí và thời gian vận chuyển. Trong bối cảnh đó, TITR bỗng nhiên trở thành giải pháp mang tính đột phá, đem lại lợi ích cho chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp kết nối thương mại giữa châu Á và châu Âu không bị đứt quãng.

Trung Á ngày càng hấp dẫn
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp lãnh đạo các nước Trung Á theo hình thức đối thoại C5+1 bên lề kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốctại trụ sở Liên hợp quốc ở New York ngày 19/9/2023. (Nguồn: AP)

Một điểm đáng chú ý là các quốc gia Trung Á đã liên kết với nhau để hình thành cái gọi là định dạng C5, tạo ra một khối thống nhất trong các cuộc đàm phán quốc tế. Sự hợp tác này không chỉ tăng cường vị thế của khu vực trên trường quốc tế mà còn giúp các quốc gia này tận dụng tốt hơn cơ hội từ cả “Đông và Tây”.

Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp các nhà lãnh đạo Trung Á tham dự Hội nghị thượng đỉnh C5+1 (cơ chế hợp tác gồm Mỹ và 5 nước Trung Á) tại New York – một sự kiện lịch sử đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống Mỹ tham dự hội nghị C5+1. Washington và các đối tác đã thảo luận về hàng loạt chủ đề như an ninh khu vực, hợp tác kinh tế và phát triển bền vững, qua đó nhấn mạnh sự quan tâm và đóng góp ngày càng lớn của Mỹ trong khu vực.

Cuối năm 2023, chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Kazakhstan đã mang lại những thỏa thuận đáng kể giúp Paris mua được các khoáng sản và kim loại quan trọng phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo quốc tế như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Á trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu.

Đức “được mùa”?

Thủ tướng Olaf Scholz trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm khu vực Trung Á sau nhiều thập kỷ. Theo giới chuyên gia, trong chuyến công du lần này, ông Olaf Scholz tìm kiếm sự liên kết chặt chẽ hơn với các nước Trung Á, đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực năng lượng và kinh tế, khai thác nguồn dầu khí dồi dào của Trung Á để thay thế nguồn cung từ Nga.

Năm 2023, Kazakhstan xuất khẩu 8,5 triệu tấn dầu sang Đức, chiếm 11,7% tổng lượng dầu nhập khẩu của Đức và tăng từ khoảng 6,5 triệu tấn trước xung đột Nga – Ukraine. Sự gia tăng này đưa Kazakhstan trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba của Đức sau Na Uy và Mỹ, theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức. Trong khi đó, các khoản đầu tư của Đức vào Kazakhstan tăng 64% vào năm 2023 so với năm 2022.

Trung Á ngày càng hấp dẫn
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nguyên thủ các nước Trung Á tại Astana, Kazakhstan ngày 17/9. (Nguồn: EFE)

Một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với ông Olaf Scholz liên quan đến vấn đề địa chính trị. Thủ tướng Đức muốn lắng nghe lãnh đạo các đối tác Trung Á đánh giá các diễn biến ở Nga và vấn đề tuân thủ các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây tại Trung Á. Tuy nhiên, ông Olaf Sholz đã bị Tổng thống Kazakhstan Tokayev “dội gáo nước lạnh” khi khẳng định Nga là nước “không thể chiến bại” về quân sự. Việc leo thang chiến trang tại Ukraine sẽ dẫn tới những hậu quả không thể sửa chữa được đối với toàn thể nhân loại, trước hết đối với tất cả các nước tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Phát biểu của nhà lãnh đạo Kazakhstan chắc chắn sẽ khiến Thủ tướng Đức phải suy nghĩ lại về chính sách leo thang “đối đầu với Nga” tại Ukraine, trong bối cảnh phải đối mặt với sự phản đối ngày càng gia tăng trong nước về sự ủng hộ của chính phủ Đức dành cho Kiev.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cũng không rời Astana với “hai bàn tay trắng”. Chuyến đi Trung Á của ông đã góp phần tăng cường quan hệ của Đức với các quốc gia hàng đầu trong khu vực là Kazakhstan và Uzbekistan.

Với Uzbekistan, Đức đạt thỏa thuận di cư với Tashkent, hướng tới tuyển dụng lao động có tay nghề cao tại Đức. Tại Kazakhstan, hai bên đạt thỏa thuận tiếp tục hợp tác trong 66 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 55 tỷ USD, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, xây dựng, sản xuất khí o xy, xây dựng sân bay, khai thác muối kali và axit boric.

Các nước Trung Á và Đức cam kết tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, thương mại, năng lượng, khai thác khoáng sản, chống biến đổi khí hậu, đấu tranh chống di cư bất hợp pháp, chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.





Nguồn: https://baoquocte.vn/luc-hut-mang-ten-trung-a-286803.html

Cùng chủ đề

Tỉ phú Musk bị phản ứng vì ủng hộ đảng cực hữu ở Đức

Chính phủ Đức và một số chính trị gia ở Đức đã có phản ứng sau khi tỉ phú Mỹ Elon Musk viết trên mạng xã hội X rằng chỉ có đảng cực hữu AfD mới có thể 'cứu nước Đức'. ...

Thủ tướng Đức bị quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm như mong muốn

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bị quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm trong ngày 16.12, mở đường cho việc bầu cử sớm vào tháng 2.2025 như ý đồ của ông. ...

Thủ tướng Đức mang gì trong vali khi thăm Ukraine?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mang theo một chiếc vali to trong chuyến thăm thủ đô Kyiv của Ukraine ngày 2.12, gây ra nhiều tò mò về đồ vật gì được chứa bên trong. ...

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ngày 21/11, đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) xác nhận đề cử ông Olaf Scholz làm ứng cử viên Thủ tướng vào ngày 25/11 tới.

Đức, Singapore và “cú bắt tay lịch sử” tại G20

Singapore và Đức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực cùng quan tâm như an ninh, trí tuệ nhân tạo (AI) và năng lượng sạch.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài đọc nhiều

Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập SCO, thể hiện sức hút của tổ chức hiện do Trung Quốc làm Chủ tịch

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu của nước này là trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Sáng kiến giảm rác thải điện tử ở châu Âu

Ước tính mỗi năm, có khoảng 50-60 triệu tấn rác điện tử được thải ra, trong khi nhiều thiết bị hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng. Những năm gần đây, nhiều người dân ở Amsterdam, Hà Lan đã tìm tới những “quán cà phê sửa chữa” để sửa lại các thiết bị hỏng hóc, thay vì bỏ đi một cách lãng phí. Chiều thứ tư hàng tuần,...

Cùng chuyên mục

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO

Vài ngày sau khi ký sắc lệnh về việc rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump cân nhắc gia nhập trở lại. ...

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Mới nhất

‘Tết hải đảo – Xuân yêu thương’ đến với bà con nghèo

Quà nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 mong muốn gửi đến bà con nghèo ở vùng đất cuối cùng Tổ quốc vui xuân đón Tết. ...

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn...

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. ...

Những con người “không thấy ngày nghỉ Tết” ở Hà Nội

Khi khắp nơi đang rộn ràng không khí đón Tết, nhà nhà sum vầy chờ đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thì vẫn có những người lặng lẽ làm việc, mưu sinh. Họ miệt...

Mới nhất