Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLuật Nhà giáo là cơ hội để điều chỉnh quan điểm trong...

Luật Nhà giáo là cơ hội để điều chỉnh quan điểm trong quản lý nhà nước về nhà giáo


Ngày 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các nội dung trong dự án Luật Nhà giáo nhận được nhiều ý kiến quan tâm, đóng góp từ các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ về quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo – một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo. 

PV: Trong dự thảo Luật Nhà giáo, một trong những điểm được cho là “đột phá” là đề xuất “ngành Giáo dục có vai trò và được chủ động hơn trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo”. Bộ trưởng có thể lý giải vì sao dự án Luật Nhà giáo đưa ra đề xuất này?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Quản lý nhà nước về nhà giáo là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển đội ngũ nhà giáo, từ lúc mới vào nghề, phát triển nghề nghiệp cho đến khi nhà giáo nghỉ hưu. Quản lý nhà nước về nhà giáo cần một khung pháp lý chuyên biệt phù hợp, trong đó nhà giáo, cả công lập và ngoài công lập, thấy được chính mình, nghề nghiệp của mình, sứ mệnh của mình, con đường phát triển của mình, có vậy mới đem lại sự thành công cho người học và đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội.

Có thể nói, Luật Nhà giáo chính là cơ hội để chúng ta điều chỉnh quan điểm, tư duy trong quản lý nhà nước về nhà giáo. Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được sự đổi mới hoàn thiện thể chế trong quản lý nhà nước về nhà giáo, chuyển trọng tâm từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực.

Điểm khác biệt cơ bản của quản trị nguồn nhân lực so với quản lý nhân sự như hiện nay là nhà giáo được nhìn nhận như một nguồn lực chủ yếu đóng góp vào thành công của giáo dục. Nguồn lực này bao gồm những nhà chuyên nghiệp trong nghề dạy học, được đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ theo một hệ thống các quy định do ngành Giáo dục thực hiện, nhằm bảo đảm có sự gắn kết giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ nhà giáo với mục tiêu và yêu cầu phát triển của giáo dục.

Việc chuyển tư duy quản lý nhà nước về nhà giáo sang mô hình quản trị nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giáo dục đứng trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.

Luật Nhà giáo sẽ là khung pháp lý nhất quán, có hiệu lực và hiệu quả để kiến tạo và phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong đó, chủ thể quản lý nhà nước về nhà giáo được nhấn mạnh về phía trách nhiệm của ngành Giáo dục và được phân cấp cụ thể từ Bộ tới Sở, Phòng và các cơ sở giáo dục. Định hướng xây dựng Luật sẽ gia tăng yếu tố chuyên môn, lấy yếu tố chất lượng trong cả việc đào tạo và tuyển dụng nhà giáo.

Tôi nhấn mạnh đến yếu tố chuyên môn và chất lượng trong công tác quản lý nhà giáo vì chính yếu tố này sẽ đảm bảo cho yếu tố quản lý nhà nước có được sự đổi mới trong cả khối công và khối tư. Luật cũng sẽ hướng dẫn quản lý thống nhất, thông suốt trong toàn hệ thống với sự phân cấp rõ ràng nhưng đảm bảo được việc tuyển dụng, điều động, hoán đổi, sử dụng nhịp nhàng, thống nhất trong toàn quốc.

Chúng tôi mong rằng, việc quản lý nhà nước về nhà giáo được xây dựng trên yếu tố chuyên môn và chất lượng như vậy sẽ hướng đến việc quản lý chặt chẽ hơn, thực chất hơn và nhà giáo cảm thấy thoải mái hơn, tự do hơn trong hoạt động nghề nghiệp và có nhiều điều kiện để phát triển bản thân, đóng góp với nghề.

PV: Dự án Luật Nhà giáo tiếp tục đề xuất “lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp”. Trước đó nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, và mới đây được nhắc lại trong Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, nội dung này chưa thực hiện được. Liệu lần này, khi đưa vào dự thảo Luật có thực hiện được không, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đảng và Nhà nước ta luôn xác định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, là ưu tiên chiến lược. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác định rõ về chính sách tiền lương cho nhà giáo, Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị mới đây nhắc lại, điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện quan điểm thực thi chính sách để phát triển đội ngũ nhà giáo. Và điều này giúp cho đội ngũ nhà giáo rất phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với giáo dục nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng.

Trong suốt thời gian vừa qua, dù đã có những thay đổi nhưng cơ bản chúng ta chưa thực hiện được nhiều về mặt chính sách tiền lương cho nhà giáo, bởi thực sự vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Có thể thấy, nhà giáo chiếm số lượng đông đảo, với trên 1 triệu người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Do đó, dẫu thực sự quan tâm, nhưng để hiện thực hóa sự quan tâm này, còn phải cân đối nguồn ngân sách nhà nước có thể chi trả. Đất nước ta đến nay cũng mới thoát nghèo chưa lâu, nhu cầu nguồn lực cho phát triển đất nước còn rất nhiều và người lao động nhìn chung còn nhiều khó khăn chứ không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo. Cho nên, tuy đã có một định hướng rất rõ ràng, nhưng để thực hiện được sẽ phải cần thêm những tính toán phù hợp về nguồn lực.

Khi đưa đề xuất về chính sách tiền lương vào dự thảo Luật Nhà giáo, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh lại, đây là việc cần thiết và cần tính toán. Ở góc độ nào đó cũng cần nhìn nhận, trong thời gian vừa rồi, dù chưa thực hiện được nhiều, song với hai đợt điều chỉnh mức lương cơ sở, đời sống của đội ngũ nhà giáo cũng đã được cải thiện một bước, đem lại cho nhà giáo nhiều sự động viên.

PV: Một trong những động lực to lớn để nhà giáo có thể gắn bó với nghề, yêu nghề, đó là vị thế và sự tôn vinh nghề nghiệp. Theo Bộ trưởng cần có giải pháp như thế nào để có thể tiếp tục nâng cao được vị thế của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Phải khẳng định lực lượng nhà giáo luôn rất yêu nghề và rất mong muốn được xã hội chia sẻ, ghi nhận, để thể hiện tốt nhất bản thân, cống hiến cho nghề nghiệp và có cơ hội để thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp của mình.

Thời gian qua, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học đã tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng để quản trị ngành, đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, với tính chất là một lực lượng viên chức, người lao động rất đặc biệt thì cũng cần thêm những cơ sở pháp lý để những sự ghi nhận, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của nhà giáo được thể chế hóa.

Với dự án Luật Nhà giáo đang được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 này, chúng tôi mong rằng, với các chính sách được đề cập trong Luật, khi được thông qua, được thực thi trong thực tế, sẽ là công cụ quan trọng để phát triển lực lượng nhà giáo.

Sở dĩ trong 10 năm qua, vấn đề lương cho giáo viên chưa được thực hiện như mong muốn, một phần cũng chính vì còn thiếu những căn cứ pháp lý. Tôi hy vọng Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề về căn cứ pháp lý cho đổi mới về quản lý nhà giáo, cho những sự khẳng định, những thể hiện về mặt chuyên môn và cả chế độ chính sách cho nhà giáo. Điều này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!



Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/luat-nha-giao-la-co-hoi-de-dieu-chinh-quan-diem-trong-quan-ly-nha-nuoc-ve-nha-giao-post1136931.vov

Cùng chủ đề

Giảm áp lực cho nhà trường, học sinh

Trước tình trạng một số trường “ép” phụ huynh đăng ký không cho con thi vào lớp 10 THPT, từ năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quyết định tính điểm trung bình kỳ thi vào lớp 10 để xét thi đua của các địa phương và các nhà trường theo hướng xếp hạng theo tổng điểm/số học sinh tốt nghiệp THCS. ...

Thu hút người học từ bậc phổ thông

Khoảng 10 năm trở lại đây, STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật và Toán) được coi là nhóm ngành vô cùng tiềm năng. Nhưng thực tế cho thấy quy mô và tỷ lệ sinh viên đại học (ĐH) theo học các lĩnh vực STEM ở Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực và châu Âu, đặc biệt thấp ở các ngành Khoa học và Toán học. ...

Đoàn công tác Hội đồng dân tộc của Quốc hội thăm, tặng quà chiến sĩ, đồng bào vùng biên

Sáng 21/1, Đoàn công tác lãnh đạo Hội đồng dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc Chính phủ có chuyến thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. ...

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững trong cộng đồng Pháp ngữ

Sáng 21/1, tại TP Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. ...

Niềm vui ngày cuối năm

Trước khi có Nghị định 73, nhiều giáo viên chỉ nhận thưởng Tết ở mức khoảng 500.000 đồng/người. Năm nay lần đầu tiên giáo viên được nhận thưởng Tết chính đáng theo quy định. Đến thời điểm hiện tại, hầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội có thêm 2 trường THPT chuyên

Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Địa chỉ nhà trường tại số 57, đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành THPT chuyên Chu Văn An...

Sắc xuân ngập tràn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế 2025”

Sự kiện cũng là một hoạt động ngoại khóa thường niên của nhà trường nhằm mang đến cho các em những cơ hội khám phá nền văn hóa các quốc gia đầy thú vị và bổ ích. ...

Hai học sinh ẩu đả khi đi trải nghiệm khiến 1 người bị thương

Trao đổi với VOV.VN, ông Hoàng Ngọc Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sự việc trên là có thật. Trong buổi trải nghiệm thực tế tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vào ngày 9/1, trong quá trình xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, 1 học sinh của trường có cãi vã qua lại, mâu thuẫn với học sinh Trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh, Hà Nội). Hậu quả, 1 học sinh...

Học sinh Việt Nam giành 9 huy chương Vàng, Bạc tại Olympic Hóa học Châu Á

Kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á AChO năm 2025 được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO) là một tổ chức tham gia vào phát triển STEM để tạo ra các kỹ năng của thế kỷ 21 (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và tư duy tính toán) thông qua các cuộc thi, cuộc thi và kỳ thi Olympic. ...

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 6/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng các đề án chi tiết để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học. Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các đề án chi...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Nhận tiền thưởng học sinh giỏi, nam sinh lớp 10 tặng các em hiếu học

Trong tuần học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, Đoàn Thành Nhân, học sinh lớp 10 chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã về trường cũ gửi lại tiền thưởng học sinh giỏi TP của mình cho trường để giúp đỡ đàn em nghèo hiếu học. ...

BUV đồng hành nâng cao tinh thần học tập trọn đời cùng ngành giáo dục

(Dân trí) - Tinh thần học tập trọn đời không chỉ là giá trị cốt lõi trong giáo dục, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục nước nhà. Chiến lược giáo dục đáp ứng kỷ nguyên toàn cầu hóaTrong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong cách...

Mới nhất

Cảnh sát giao thông phát nước cho người dân về quê ăn Tết

Từ ngày 25-1, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức các điểm phát nước suối miễn phí cho người dân trên đường về quê ăn Tết. ...

Xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành

Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu...

“Hà Nam – Sắc xuân hội tụ”

Vào lúc 20h05 ngày 28/1 (tức 29 Tết âm lịch), tỉnh Hà Nam sẽ tổ chức đêm nhạc đẳng cấp chào đón năm mới tại Quảng trường trung tâm hành chính tỉnh (Sun Urban City) với sự tham gia của 100 nghệ sĩ nổi tiếng. ...

Đại tá Lê Văn Đàm làm Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Chiều 25/1, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Chiều 25/1, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về...

TPHCM duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 2.870ha

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự án là gần 9 tỷ USD. Theo đó, vị trí, phạm vi ranh giới Khu đô thị du lịch lấn biển Cần...

Mới nhất