Trang chủNewsThời sựLựa chọn nội dung giám sát phù hợp, không nể nang, né...

Lựa chọn nội dung giám sát phù hợp, không nể nang, né tránh


img_5318.jpg
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Tiến Đạt.

Làm sâu sắc hơn thực trạng tổ chức, triển khai giám sát của Mặt trận

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, xác định giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên là hoạt động khó và dễ va chạm, MTTQ Việt Nam các cấp đã nỗ lực tổ chức triển khai hoạt động giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên bước đầu đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Theo Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh, so với yêu cầu thực tế đặt ra, hiệu quả giám sát chưa cao, vẫn còn một số hạn chế khó khăn nhất định như nhiều địa phương còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện; vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số kiến nghị của nhân dân kéo dài chưa được giải quyết; một số địa phương chưa triển khai thực hiện hoặc đã tổ chức triển khai thực hiện nhưng hiệu quả không cao, một số nơi tổ chức giám sát còn hình thức…. Việc thể chế các quy định về giám sát cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm đúng mức, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên chủ yếu hiện thực hiện theo các quy định của Đảng.

img_5313.jpg
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tiến Đạt.

“Từ các vấn đề trên, có thể nói, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu này sẽ tìm ra và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của MTTQ Việt Nam đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên của MTTQ Việt Nam”, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, Hội thảo lần này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm mục đích làm rõ, sâu sắc hơn những vấn đề về cơ sở lý luận, các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực trạng việc tổ chức triển khai giám sát của MTTQ Việt Nam các cấp đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị, các đại biểu tham dự Hội thảo cần quan tâm tập trung cho ý kiến về những vấn đề như những vấn đề lý luận, cơ sở chính trị, pháp lý để MTTQ Việt Nam triển khai giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; thực trạng việc triển khai thực hiện, những ưu điểm, hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện.

Không né tránh, không ngại va chạm

img_5323.jpg
TS Nguyễn Văn Hùng – nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu. Ảnh: Tiến Đạt.

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo, TS Nguyễn Văn Hùng – nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương cho rằng, việc triển khai giám sát cán bộ, đảng viên ở nơi cư trú ở nhiều nơi chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Nội dung sinh hoạt của một số chi bộ còn mang tính hình thức, chưa cụ thể, thiết thực, chưa đi sâu vào những vấn đề trọng tâm, nổi cộm đang diễn ra mà dư luận xã hội quan tâm. Mặt khác, đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, nhất là ở cơ sở còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực, trình độ, chưa có kinh nghiệm, kỹ năng, còn biểu hiện nể nang, né tránh khi thực hiện giám sát cán bộ, đảng viên về sinh hoạt ở nơi cư trú.

“MTTQ Việt Nam cần tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy đảng nơi đảng viên công tác và cấp ủy đảng nơi đảng viên cư trú trong việc quản lý, kiểm tra, đánh giá đảng viên. Đồng thời cán bộ Mặt trận phải có bản lĩnh, trình độ, kỹ năng, đặc biệt kỹ năng giám sát, kỹ năng thu thập xử lý, phân tích thông tin để kịp thời phản ánh, phối hợp xử lý những vấn đề bất cập, khó khăn ở địa phương, cơ sở, tiếp tục nâng cao vai trò của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân trong tham gia giám sát cán bộ, đảng viên nơi cư trú”, TS Nguyễn Văn Hùng kiến nghị.

img_5327.jpg
GS.TS Trần Ngọc Đường – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và pháp luật (UBTƯ MTTQ Việt Nam) phát biểu. Ảnh: Tiến Đạt.

Nêu giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giám sát của MTTQ Việt Nam đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và đảng viên, GS.TS Trần Ngọc Đường – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và pháp luật (UBTƯ MTTQ Việt Nam) đề xuất, các quy định của Đảng cần có nội dung là những định hướng, chỉ đạo trên các mặt nhận thức, trách nhiệm, định hướng nội dung, phương thức cơ bản về giám sát xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên nhằm tạo ra môi trường chính trị nâng cao trách nhiệm không chỉ MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội mà còn đối với các tổ chức Đảng và toàn thể nhân dân.

Trên cơ sở đó, GS.TS Trần Ngọc Đường cho rằng, Bộ Chính trị cần ban hành một Nghị quyết chuyên đề quy định những nội dung nói trên. Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường công tác giám sát xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên” của Bộ Chính trị, Nhà nước quy định chi tiết bằng một Nghị quyết liên tịch giữa Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiChính phủ.

img_5328.jpg
TS Nguyễn Văn Pha – Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu. Ảnh: Tiến Đạt.

Đồng tình với ý kiến của GS.TS Trần Ngọc Đường, TS Nguyễn Văn Pha – Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, hoạt động giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, vì thế cán bộ Mặt trận các cấp khi tiến hành giám sát phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, cần nêu cao ý thức trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, không né tránh, không ngại va chạm kể cả đó là người đứng đầu cấp ủy hay chính quyền.

“Các cấp Mặt trận phải dựa vào biên chế đã có để tổ chức hoạt động giám sát. Một trong những phương thức huy động lực lượng của Mặt trận đã được pháp luật quy định mà không phải cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị cũng có được, đó là việc huy động các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn và nhân dân tham gia vào hoạt động giám sát”, TS Nguyễn Văn Pha nêu giải pháp.

img_5341.jpg
Ông Chu Văn Giáp – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đan Phượng phát biểu. Ảnh: Tiến Đạt.

Chia sẻ kinh nghiệm ở cơ sở, ông Chu Văn Giáp – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội cho biết, thời gian qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã thành lập 2 đoàn giám sát và tiến hành kiểm tra, giám sát 16 xã, thị trấn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; trọng tâm về công tác cán bộ trong thực hiện quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND xã, thị trấn; công tác tổ chức tiếp xúc cử tri để người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã vận động bầu cử…

“Trong quá trình giám sát, MTTQ các cấp huyện Đan Phượng chú trọng lựa chọn giám sát các nội dung phù hợp, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Mặt trận, đồng thời phát huy giám sát của nhân dân trong triển khai thực hiện”, ông Chu Văn Giáp cho hay.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, những ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, các đại biểu sẽ làm cơ sở giúp Ban Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, giám sát của MTTQ Việt Nam đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên” có những đề xuất, kiến nghị với Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức triển khai hoạt động giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ hiệu quả, thực chất hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giám sát chặt, không nể nang, né tránh

Với tinh thần kiên quyết, không nể nang, né tránh những sai phạm trong quá trình thi công đã được các Ban Thanh tra nhân dân (TTND), Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương phát hiện, kiến nghị xử lý. Hiệu quả từ hoạt động giám sát này đã góp phần ngăn chặn sai phạm tiêu cực, nâng cao chất lượng các công trình, dự án. ...

Nâng cao sự chủ động của Quốc hội trong giám sát triển khai luật để gỡ điểm nghẽn

Kinhtedothi - Chiều 22/11, tiếp tục chương trình làm việc, các đại biểu đã thảo luận tại tổ về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND TP. Chỉ ra được đặc điểm nhận dạng của văn bản trái pháp luật Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn đại biểu Quốc...

Giám sát để nâng cao hiệu quả các chính sách dân tộc

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã mang lại nhiều kết quả tích cực. ...

kỷ cương, kỷ luật, chất lượng phục vụ Nhân dân được nâng cao

Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội. Tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo trình bày báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về "Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công...

Hà Nội thông tin vụ 13 học sinh nhập viện do uống nước ngọt miễn phí

Cụ thể, lúc 15 giờ 45 phút ngày 30/9, Chi cục ATVSTP Hà Nội nhận được thông tin sự cố an toàn thực phẩm của một số học sinh Trường THCS Bình Minh, thôn Sinh Quả, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội. ATVSTP Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn điều tra, giám sát, kết quả như sau: Trường THCS Bình Minh, thôn Sinh Quả, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết cho người nghèo

Đoàn công tác của Phó thủ tướng đã tặng 100 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Đóng góp cho sứ mệnh AIPA, tạo đột phá với Indonesia và Iran

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4-10/8.

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Chuỗi phương thức ‘thao túng’ SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.Với...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Nền tảng tăng trưởng mới của VNG

"Trước làn sóng AI, chúng tôi không chờ đợi-chúng tôi hành động. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đừng chỉ nói, hãy làm. Bắt đầu từ dự án nhỏ, triển khai nhanh trên nhiều lĩnh vực, liên tục thích ứng nhưng luôn đặt giá trị người dùng làm ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu chứng minh...

Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Số Hóa Bền Vững Cho Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, VNG không ngừng đổi mới vì một tương lai số của Việt Nam. Từ một công ty game trực tuyến khởi nghiệp năm 2004, VNG đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực then chốt như...

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Mới nhất