Trang chủKinh tếNông nghiệpLũ dữ qua đi... nghĩa tình ở lại

Lũ dữ qua đi… nghĩa tình ở lại


10 giờ tránh lũ trên nóc nhà tắm 

Sáng 11/9, chị Nguyễn Ngọc Huyền, 23 tuổi, cầm theo vật dùng cá nhân cùng ít đồ ăn đứng ở chốt chặn, chờ được lực lượng cứu hộ cho phép được trở về nhà sau khi nước lũ ở phường Quang Vinh (TP. Thái Nguyên) rút đi.

Dù cơn lũ đã đi qua nhưng trong đôi mắt Huyền vẫn không giấu được vẻ đầy âu lo về người bố của mình, bởi ông đã nhất quyết “cố thủ” tại nhà để bảo vệ tài sản của gia đình.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 1.

Từ đêm ngày 8/9, nước sông Cầu dang cao, tràn vào nhà dân tại một số phường thuộc TP. Thái Nguyên. Ảnh: Minh Ngọc

Nhớ lại thời khắc khoảng 12 giờ đêm, ngày 8/9, Huyền bảo, khi cả gia đình 3 người đang ngủ, dòng nước lũ chảy xiết bắt đầu tràn vào nhà làm tất cả choàng tỉnh. Nước vào quá nhanh khiến việc di dời đồ đạc lên cao trở nên vô vọng. Sau vài giờ, nước đã ngập hơn nửa thân người, Huyền cùng mẹ nhanh chân trèo lên nóc nhà tắm, ngoài trời mưa vẫn rơi như trút, còn bố cô “nhất quyết không chịu lên”.

“Tiếc của, gần như cả đêm ấy, bố em dầm mình dưới dòng lũ dữ, dùng hết sức bình sinh với hy vọng vớt vát lại được chút ít tài sản…”, đôi mắt Huyền chực khóc, nhớ lại.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 2.

Nguyễn Ngọc Huyền (đứng giữa), 23 tuổi, trú ở phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên đứng tại chốt chặn, chờ lực lượng chức năng đồng ý cho được về nhà sau khi nước lũ rút đi, ngày 11/9. Ảnh: Minh Ngọc

Đêm ấy, nước lũ bủa vây ngôi nhà lợp fibro ximăng của gia đình Huyền. Chỉ trong chớp mắt, nước cứ tràn về ngày càng lớn, một người hàng xóm cũng không kịp thoát thân nên phải leo lên nóc nhà tắm của gia đình Huyền trú ẩn. Càng về sáng, nước dâng cao chừng gần 2m, những hàng cây trong vườn nhà Huyền đều bị nhấn chìm.

Nhà Huyền nằm sâu trong trong một con ngõ ở phường Quang Vinh, bao quanh với rất nhiều cây cối nên đến 10 giờ sáng, ngày 9/9, lực lượng cứu hộ mới tiếp cận và di dời 3 người trên nóc nhà tắm đến nơi an toàn. Riêng với bố Huyền, ông vẫn không có “ý định rời đi”. “Biết đâu nước tiếp tục lên, cuốn đi hết đồ đạc thì sao, tao ở đây giữ được ít nào hay ít đó”, ông nói với Huyền.

Tài sản quy nhất và quan trọng nhất của bố Huyền khi ông quyết định ở lại, đó là chiếc điện thoại “cục gạch”, may mắn nó vẫn còn đầy pin. “Bố phải giữ gìn và gọi thường xuyên cho con đấy. Con và mẹ đi đây”, Huyền nói với bố mình trước khi được lực lượng cứu hộ đưa đi.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 3.

Một người dân ở phường Quang Vinh (TP. Thái Nguyên) mặc áo phao, dầm mình dưới dòng nước lũ đục ngầu di tản một số đồ đạc, sáng ngày 10/9. Ảnh: Minh Ngọc

Được chính quyền đưa đến một khách sạn để tránh lũ, thức ăn, nước uống… đều không thiếu thứ gì nhưng mỗi khi nhớ đến bố mình đang chống chọi với lũ, cô công nhân 23 tuổi Nguyễn Ngọc Huyền lại rớt nước mắt.

Do mưa lũ, điện lưới bị cắt, mạng viễn thông chập chờn, lúc gọi được lúc không, những thời điểm như vậy, trong tâm trí của Huyền lại tưởng tưởng về những điều xấu nhất có thể xảy ra với người bố của mình… nhưng rồi tất cả những sợ hãi, lo lắng ấy cũng trôi qua khi sáng, ngày 11/9, bố cô gọi “nước đã rút rồi con ơi!”.

“Nghe bố gọi báo tin, em mừng quá, để mẹ ở lại khách sạn rồi liền tức tốc về nhà xem tình hình bố thế nào. Điện thoại của ông cũng gần cạn sạch pin rồi”, Huyền nói với Dân Việt khi đang chờ lực lượng chức năng cho phép được về nhà.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Tăng, tổ 1, phường Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên) thu dọn những bao cát sau khi nước lũ đã rút đi, ngày 11/9. Ảnh: Minh Tiến

Còn tại phường Hoàng Văn Thụ, ông Nguyễn Văn Tăng cũng đang hối hả dọn dẹp nhà cửa khi nước lũ đã rút. Ông Tăng bảo mình vẫn may mắn hơn nhiều gia đình sống ở ven sông Cầu và những hộ nhà cấp 4, bởi nước lũ dâng nhanh họ không thể chạy đi đâu được.

“Trước đây khu vực này cũng thi thoảng xuất hiện lũ nhưng chưa bao giờ thấy cơn lũ mạnh và dâng nhanh như lần này”, ông Tăng nói. Trước khi bão số 3 đổ bộ, ông Tăng cũng nắm được thông tin hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn nên đã chuẩn bị hơn 20 bao cát phòng nước dâng vào nhà. Tưởng chừng sự lo liệu ấy đã chu toàn nhưng tất cả mọi tính toán của ông đều bất thành.

Khi nước lũ tràn qua “đê bao” bằng cát đêm ngày 8/9, tất thảy cả nhà hơn 5 người lớn, nhỏ gia đình ông Tăng đã kịp thời di tản lên tầng 2 và 3.

Vốn làm nghề kinh doanh gạo, khi lũ tràn về và dâng quá nhanh khiến ông Tăng trở tay không kịp. 50 tấn gạo nếu quy ra tiền mặt lên tới hàng trăm triệu đồng nằm trong kho cũng trôi đi theo dòng nước lũ. Mở cửa kho, ông Tăng chỉ tay về những bao gạo, nói lẩm nhẩm: “Mất thì cũng đã mất rồi, mưa lũ ập đến thì tính mạng con người là quan trọng nhất. Còn người là còn của”.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 5.

50 tấn gạo trong kho của gia đình ông Tăng bị ngâm trong nước lũ hơn 2 ngày, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Minh Tiến

Hành quân trong đêm, đưa hàng trăm người ra khỏi lũ dữ

Đội cứu hộ với 20 xuồng và 20 thành viên của anh Hòa, trú tại xã Phúc Tân (TP. Phổ Yên) là một trong những đội có mặt gần như sớm nhất tại “rốn lũ” thuộc hai phường Quang Vinh và Hoàng Văn Thụ để cùng các lực lượng chức năng di dời người dân ra khỏi vùng ngập lụt.

“Đoàn chúng tôi đều là những người dân làm nghề sông nước trên Hồ Núi Cốc, anh em đều rất giỏi trên sông nước và có xuồng. Khi biết được thông tin một số nơi trên địa bàn TP. Thái Nguyên ngập lụt, tôi liền hô hào anh em, thuê xe ô tô chở theo xuồng máy, hành quân ngay trong đêm nhằm kịp thời đưa người dân ra khỏi vùng bị ngập lụt… tất cả vì nghĩa đồng bào”, ông Hòa nói xong rồi nhảy ùm xuống dòng nước lũ đục ngầu, cao đến tận cổ đưa người dân lên xuồng.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 6.

Ông Hòa hỗ trợ đưa một gia đình ở phường Quang Vinh nằm ra khỏi vùng lũ. Ảnh: Minh Ngọc

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 7.

Nhóm cứu hộ của ông Hòa đang đưa người dân trong vùng lũ đến nơi an toàn. Ảnh: Minh Ngọc

Trong sáng ngày 10/9, ông Hòa nói, đội đã đưa hàng trăm người dân ra khỏi vùng ngập lụt đến nơi an toàn. Với những người còn ở lại, nhóm cũng vận chuyển đến tận tay từng người chai nước, gọi mì, nến thắp sáng với tinh thần “không để ai bị đói, khát”.

Trên chiếc xuồng máy di chuyển vào các điểm ngập lụt trên phường Quang Vinh, ông Hòa nói với Dân Việt: “Đi đến đâu chúng tôi đều nhận được tình cảm của người dân. Quan trọng nhất là được thấy được họ vẫn an toàn, đủ thức ăn, nước uống qua đợt lũ này là chúng tôi vui mừng nhất rồi”.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 8.

Ông Hòa nở nụ cười tươi rói sau khi chuyển đến tay đồ ăn cho người người trong vùng lũ ở phường Quang Vinh. TP. Thái Nguyên. Ảnh: Minh Ngọc

Ngoài đội xuồng 20 thành viên, nhóm của ông Hòa còn có 50 người túc trực ở phía ngoài để chuẩn bị đồ ăn, thức uống, nhu yếu phẩm và hỗ trợ người dân vùng lũ khi cần thiết. “Khi chúng tôi khó khăn, bà con ở thành phố giúp đỡ, giờ họ khó khăn thì chúng tôi giúp đỡ lại”, ông Hòa cười tươi, nói giản dị.

Sáng ngày 11/9, sau khi nước lũ ở phường Quang Vinh và Hoàng Văn Thụ cơ bản rút gần hết, đội của ông Hòa cũng âm thầm rút đi… Những con người bình dị, tình nghĩa ấy lại trở về với công việc thôn quê như: bắt cá, nuôi trồng thủy sản, chở khách du lịch… trên lòng Hồ Núi Cốc thơ mộng, ân tình!.





Nguồn: https://danviet.vn/thai-nguyen-lu-du-qua-di-nghia-tinh-o-lai-sau-tran-lut-lich-su-20240912114925814.htm

Cùng chủ đề

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu Xuân

Ngày 3/2, tại buổi gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy Thái Nguyên, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng đã chỉ đạo triển khai nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu Xuân 2025. ...

Thái Nguyên công bố quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều ngày 3/2, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chủ trì Hội nghị công bố quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận...

Tết xưa hiện diện ở Không gian “Sắc xuân TP Thái Nguyên”

Không gian tết Ất Tỵ 2025 “Sắc xuân TP Thái Nguyên” được tổ chức tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp thu hút hàng vạn lượt khách ghé thăm, trở thành nơi vui chơi hấp dẫn tới Xứ Trà. Tết xưa hiện diện ở Không gian “Sắc xuân TP Thái Nguyên” ...

Ấn định thời gian tổ chức Lễ hội Hương sắc trà xuân

Theo UBND TP Thái Nguyên, Lễ hội “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” diễn ra vào dịp đầu xuân mới 2025, từ ngày 7 - 9/2 (tức mồng 10 - 12 tháng Giêng). Lễ hội...

Thái Nguyên: Thi đua yêu nước là động lực phát triển kinh tế

Ngày 21/1, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2024 và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025. Tại Hội nghị, có 9 cá nhân được trao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Tưng bừng hội vật có truyền thống hàng trăm năm ở Huế

Với truyền thống hàng trăm năm, sáng nay (3/2), tại đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, TP Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống Thủ Lễ 2025. Hội vật thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. ...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Quảng Ninh phấn đấu trồng gần 32.000ha rừng trong năm 2025

“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt khi Quảng Ninh vừa chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị thiệt hại, cần phải khôi phục. ...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Cùng chuyên mục

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Mới nhất

Bán lẻ công nghệ đồng loạt đóng nhiều cửa hàng dịp Tết, doanh thu vẫn tăng nhờ đâu?

Dự đoán nhu cầu không cao trong dịp Tết dài ngày, nhiều hệ thống bán lẻ công nghệ đã giảm số cửa hàng phục vụ nhằm giảm áp lực chi phí vận hành. ...

Hà Nội xảy ra động đất

Tối 3/2, đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào lúc 19h52 tại khu vực huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 2,6 độ richter. Theo Viện Vật lý địa cầu, vị trí xảy ra động đất có tọa độ 20,860 độ vĩ Bắc, 105,582 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu...

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là...

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Mới nhất