Trang chủDestinationsQuảng NinhLớp học xóa mù chữ ở vùng cao

Lớp học xóa mù chữ ở vùng cao


Quảng Ninh vừa được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ (XMC) mức độ 2, năm 2022. Đây là kết quả ghi nhận sự nỗ lực, cách làm sáng tạo, giải pháp cụ thể của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, chăm lo cho đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; sự cố gắng của người dân, đặc biệt là người dân vùng dân tộc thiểu số.

“Thắp sáng bản làng vùng cao

Người dân thôn Ngàn Vàng Giữa (xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu) đi học xóa mù chữ buổi tối.

Đều đặn các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, lớp học XMC tại Nhà văn hóa thôn Ngàn Vàng Giữa (xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu), vang lên những tiếng đọc: “Suối chảy rì rào. Gió reo lao xao. Bé ngồi thổi sáo”… Giống như các lớp học XMC khác, lớp học ở thôn Ngàn Vàng Giữa đa dạng về độ tuổi học viên. Người cao tuổi nhất gần 65, thấp nhất gần 20. Đa phần trong số họ là trụ cột chính của gia đình, luôn bận bịu với ruộng, vườn, nương, rẫy… Có người đã ở tuổi làm ông, làm bà, nhưng lần đầu tiên mới biết đến con chữ. Họ đều mong được biết đọc, biết viết, biết tính toán. Dù khuôn mặt ngượng nghịu, đôi tay vụng về, nét chữ nguệch ngoạc, hằn những vất vả của cuộc sống mưu sinh, nhưng ai nấy đều rất hăng say học tập.

Người dân thôn Ngàn Vàng Giữa sau hơn 1 tháng học lớp xóa mù đã biết viết.

Anh La Văn Thống, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Ngàn Vàng Giữa, chia sẻ: Năm nay thôn có 20 người tham gia lớp học XMC. Sau khi hoàn thành lớp học này, thôn sẽ không còn người không biết chữ. Những năm gần đây, đời sống người dân được nâng lên, nhà nào cũng có điện thoại thông minh, ti vi… Từ đó nhận thức của người dân về việc học chữ cũng thay đổi, mong muốn được biết chữ để tiếp cận thông tin.

Ở cái tuổi đã lên chức bà, chị Nịnh Thị Chắn (thôn Ngàn Vàng Giữa) không quản ngại nhà xa, đều đặn ngày ngày tới lớp học. Vừa cầm bút viết chữ, chị Chắn vừa chia sẻ với chúng tôi: “Trong thôn giờ nhiều người biết đọc, viết, tính toán, mình không biết thì lạc hậu lắm. Sau một thời gian theo học lớp XMC, tôi có thể viết tên và đọc, viết một số từ đơn giản khi làm các TTHC mà không cần điểm chỉ như trước nữa. Tôi vui lắm. Hy vọng sau lớp học tôi sẽ biết đọc, viết, tính toán thành thạo”.

Giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Bình Liêu và cán bộ xã Lục Hồn vận động anh La Tiến Dích, thôn Bản Pạt (thứ 2 trái sang) ra lớp học xóa mù chữ đều đặn.

Giống chị Chắn, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà đông con, trường ở xa nên cho tới khi lên chức ông ngoại, anh La Tiến Dích (thôn Bản Pạt, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu) mới được đi học. Bao năm mong muốn thoát khỏi cảnh mù chữ giống như nhiều người, nhưng vì những lo toan của cuộc sống nên ước muốn của anh cứ thế trôi đi. Được cán bộ xã tuyên truyền, đầu tháng 4/2023 khi lớp học XMC được mở tại Nhà văn hóa thôn Bản Pạt, anh Dích đã đăng ký theo học. Tối tối anh say sưa cầm sách tới lớp để có được con chữ, cái số, thỏa mong ước bấy lâu và cũng là để không còn lạc hậu nữa. Trong những giờ lên lớp của anh luôn có sự đồng hành, sát cánh, động viên của người vợ. Anh Dích chia sẻ: “Bây giờ có cháu rồi. Cháu hỏi, ông bà mà không biết chữ, thấy ngượng lắm”.

Anh La Tiến Dích (thôn Bản Pạt, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu) ôn bài ở nhà trước khi đến lớp xóa mù chữ.

Những lớp học XMC ở huyện Bình Liêu có đông đủ học viên đi học là nhờ sự vận động kiên trì, bền bỉ, không quản ngại khó khăn và sự giảng dạy tận tình của nhiều giáo viên. Dù đường xa phải đi xe máy, dù phải dạy tối, nhưng những thầy, cô giáo vẫn cần mẫn ngày ngày đến lớp, mang ánh sáng tri thức đến với người dân vùng cao.

Thầy giáo Hoàng Văn Mười, Trường Tiểu học Hoành Mô, đã 3 năm liền là giáo viên đứng lớp học XMC tại xã Đồng Tâm. Con đường dài hơn 10km, đồi núi quanh co, tối đen chưa bao giờ khiến thầy giáo trẻ nản lòng. Anh cho biết: Học viên người dân tộc thiểu số sử dụng nhiều ngôn ngữ, tập quán khác nhau, nên việc dạy chữ khó hơn. Dù vậy phần lớn học viên đều ham học, đi học đầy đủ, lên lớp đều đặn. Như bà Lân Thị Sín, 65 tuổi, dù đã biết đọc, viết, tính toán, song năm nay bà vẫn tiếp tục tham gia lớp học để nâng cao. Sau một thời gian học tập, bà con tiến bộ thấy rõ, có thể đọc, viết được. Bây giờ ai cũng tự tin, mạnh dạn xung phong lên bảng.

Cô giáo Phan Thị Hiền, Trường Tiểu học thị trấn Bình Liêu, chia sẻ: “Tôi tham gia giảng dạy lớp học XMC đến nay được 4 năm. Năm nay, lớp học tại Nhà văn hóa thôn Bản Pạt (xã Lục Hồn) có 24 học viên là người dân tộc Dao, Sán Chỉ, Tày. Học viên nhiều độ tuổi, công việc, trình độ khác nhau, nên bên cạnh việc thường xuyên phối hợp cùng thôn, xã tới nhà vận động, tôi cũng linh động về thời gian, kết hợp nhiều hình thức giảng dạy để học viên dễ tiếp thu, bố trí thời gian dạy ngoài giờ. Chắc chắn rằng, ánh sáng từ con chữ sẽ góp phần tiếp tục thay đổi cuộc sống của người dân quê tôi”.

Luồng gió thay đổi từ tư duy

Những năm qua, ở các huyện trong tỉnh như Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà… đã tổ chức rất nhiều lớp học XMC cho người dân. Nhờ đó người dân dễ dàng tiếp cận hơn với các thông tin mới, nâng cao hiểu biết, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn minh.

Đến nay 13/13 địa phương cấp huyện, 176/177 địa phương cấp xã của tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2. Người từ 15-35 tuổi: 443.740 người biết chữ mức độ 1 (99,85%), 443.356 người biết chữ mức độ 2 (99,76 %); người từ 15-60 tuổi: 929.842 người biết chữ mức độ 1 (99,68%), 925.530 người biết chữ mức độ 2 (99,25%). Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học cơ bản đáp ứng công tác phổ cập giáo dục XMC. Mạng lưới cơ sở giáo dục của tỉnh đa dạng, có đủ các loại hình, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, được sắp xếp theo hướng tinh gọn, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư. Toàn tỉnh hiện có 646 cơ sở giáo dục; tỷ lệ phòng học kiên cố hóa 92,1%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 89,19% (561/629 trường).

Cô giáo Phan Thị Hiền (Trường Tiểu học thị trấn Bình Liêu) luôn tâm huyết với các lớp học xóa mù chữ.

Kết quả có được là từ sự quan tâm đặc biệt, sự chỉ đạo sát sao, đồng hành của địa phương, từ cán bộ, người dân đến đội ngũ giáo viên trong hành trình phổ cập giáo dục XMC. UBND tỉnh đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, phổ cập giáo dục XMC nói riêng, như: Quyết định số 879/QĐ-UBND ngày 24/3/2021 về việc thành lập Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục XMC tỉnh giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định một số khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh… Những quyết sách đúng, trúng và kịp thời đã thổi “luồng gió” làm thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mọi tầng lớp nhân dân về phổ cập giáo dục XMC.

Ngành Giáo dục tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan rà soát nhu cầu về cơ sở vật chất, ưu tiên các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, đảm bảo tập trung, trọng tâm, trọng điểm; tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1355/QĐ-UBND ngày 23/5/2022 “Phê duyệt Đề án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất ngành Giáo dục tỉnh giai đoạn 2022-2025”. Qua đó bố trí đầu tư nguồn lực để các địa phương thực hiện mua sắm trang thiết bị dạy học (kinh phí năm 2022 là 238,624 tỷ đồng, năm 2023 là 440 tỷ đồng).

Thầy giáo Hoàng Văn Ngư, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ) chia sẻ: Trường nằm cách thị trấn Ba Chẽ  30 cây số, hiện có trên 200 học sinh với 4 điểm trường; trong đó điểm trường trung tâm có khoảng 100 em. Nằm ở xã vùng cao, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trên 98% là học sinh dân tộc thiểu số, nhưng được sự quan tâm của huyện, Trường đã được đầu tư sửa chữa, xây mới nhiều hạng mục công trình, đưa vào sử dụng năm 2022. Đến nay, trường đã trở nên khang trang, sạch đẹp, rộng rãi, thoáng đãng hơn nhiều so với trước, đáp ứng tất cả các tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

XMC là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Hành trình đạt chuẩn XMC mức độ 2 là không dễ dàng, đó là kết quả của sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và sự cố gắng của người dân, đặc biệt là người dân vùng dân tộc thiểu số.





Nguồn

Cùng chủ đề

Làm mới tủ đồ từ 5 gợi ý đơn giản nhưng sang xịn

Hãy áp dụng những gợi ý này để làm mới tủ đồ hiệu quả bởi vì đây cũng...

Mặc đẹp, sang dễ dàng với trang phục đồng bộ

Không phải ngẫu nhiên mà trang phục đồng bộ luôn chiếm vị trí quan trọng trong hầu hết...

Những bản phối công sở đẹp nhất cùng áo blazer

Trong các bộ sưu tập dành cho mùa xuân 2025, áo blazer trở thành món đồ chủ đạo...

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng...

Mặc đẹp đi làm, đi chơi cùng áo vest cách điệu

Vest là một trong những kiểu áo cổ điển, dễ nhận diện và được giới văn phòng công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh tích cực chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023

Mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp, nhưng đến thời điểm này, công tác ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đã và đang được ngành GD&ĐT Quảng Ninh chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh bước vào kỳ thi nghiêm túc, hiệu quả và đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng dịch. Sau khi hoàn tất tổ chức kỳ thi vào lớp...

Đoàn Than Quảng Ninh: Thi đua sáng tạo trong lao động, sản xuất

Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh có gần 21.000 đoàn viên, chiếm gần 1/3 lực lượng lao động chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Nhiều phong trào thi đua được tuổi trẻ ngành than hưởng ứng thực hiện đã tạo ra khí thế thi đua lao động, sản xuất ngày càng hăng say, phát huy sức trẻ sáng tạo.  Công ty Than Nam Mẫu là một trong những đơn vị điển hình...

TX Quảng Yên: Tạo đồng thuận trong GPMB

Với định hướng phát triển trở thành KKT ven biển, động lực quan trọng thúc đẩy khu vực miền Tây của tỉnh, Quảng Yên đón nhận sự quan tâm lớn khi hàng loạt các dự án động lực được ưu tiên đầu tư trên địa bàn. Tuy nhiên, điều này lại trở thành áp lực khi công tác GPMB đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ chính quyền địa phương. Năm 2023, TX Quảng Yên có 31 dự...

Hiệu quả và sức lan tỏa từ dân vận chính quyền ở Quảng Yên

Thời gian qua, công tác dân vận được cả hệ thống chính trị ở TX Quảng Yên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó đã mang lại hiệu quả thiết thực, kịp thời giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, tạo được niềm tin trong nhân dân. Cùng với việc thực hiện có hiệu quả mô hình dân vận khéo, xác định dân vận chính quyền là một nội dung...

Động viên đội hình tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” năm 2023

Sáng 28/6, ngày đầu tiên diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đến một số điểm thi trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm tra, đôn đốc việc triển khai chương trình Tiếp sức mùa thi; thăm, tặng quà, động viên các đội hình thanh niên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” kỳ thi THPT quốc gia 2023 và tặng quà động viên học sinh có hoàn...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025: Trong nước ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 9/2/2025 giá cà phê...

Mới nhất