Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLớp học miễn phí của thầy giáo bệnh tim

Lớp học miễn phí của thầy giáo bệnh tim


Lớp học miễn phí của thầy giáo bệnh tim - Ảnh 1.

Thầy Lê Tấn Phát và lớp học “Ánh sáng xanh” – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sinh ra tại huyện ven biển Ba Tri (tỉnh Bến Tre), nhận thấy nơi đây vẫn còn nhiều người chưa được đi học, có cô bác đã lớn tuổi vẫn không biết viết tên, chàng trai trẻ Lê Tấn Phát (năm nay 27 tuổi) đau đáu ước mong trở thành thầy giáo để dạy học miễn phí cho người khó khăn.

Nhiều lớp trong một lớp

Tốt nghiệp ngành sư phạm ngữ văn của Trường đại học Sư phạm TP.HCM, Lê Tấn Phát được nhận vào làm giáo viên của Trường trung học thực hành. Trong lần tham gia chương trình “Gia sư áo xanh”, Tấn Phát có cơ hội gắn bó với trẻ ở quận 4, TP.HCM. Cơ duyên cũng từ đó chớm nở, từ dạy hè thầy giáo trẻ được địa phương tạo điều kiện và lớp học tình thương “Ánh sáng xanh” ra đời.

Lớp học diễn ra chiều thứ tư hằng tuần tại điểm sinh hoạt văn hóa khu phố 2 (phường 6, quận 4) với sự tham gia của khoảng 15 em thuộc diện gia đình khó khăn, đa số trong lứa tuổi tiểu học. Có em cha mẹ là công nhân, làm lao động tự do và có cả học sinh người dân tộc.

Lê Tấn Phát cho biết do mỗi em mỗi lớp khác nhau nên thầy gặp không ít khó khăn trong việc soạn giáo án. “Tôi chia khối lớp 4 và lớp 5 học chung kiến thức, toán sẽ dạy phương trình, thực hiện phép tính và tìm x. Còn với lớp 1 – lớp 3, tôi kèm chính tả và tập đọc.

Đối với các bé mới, còn lạ lẫm, lắm lúc các em đến lớp không được vui tôi phải khởi động cho các bé có động lực để học. Lớp học vào thứ tư hằng tuần, mỗi buổi dạy văn hóa tầm 35 phút, thời gian còn lại tôi cho các bé vui chơi, đọc sách báo”, thầy Phát nói.

Em Yến Anh, một học sinh của lớp, cho biết em học rất vui, thầy dạy rất nghiêm túc. “Em thích học môn toán, bài nào em không biết thầy sẽ chỉ cẩn thận. Ở đây em còn được vui chơi cùng bạn bè và đọc sách”, Yến Anh chia sẻ.

Tương tự, Thiên Kim, một học sinh khác, thì hào hứng kể ngoài những bài giảng trên lớp, thầy Phát luôn tạo điều kiện cho các em tham gia nhiều hoạt động do địa phương tổ chức.

Duy trì lớp học lâu dài

Mang bệnh tim trong người, đôi lúc nói chuyện bị hụt hơi nhưng với niềm yêu nghề giáo, chàng trai trẻ Tấn Phát vẫn cố gắng sắp xếp công việc đến lớp dạy cho các em.

“Những lúc bệnh hay mệt, tôi nhờ các bạn sinh viên bên trường qua hỗ trợ. Các em ở đây rất ham học, luôn đến lớp đúng giờ, có khi trời mưa các em vẫn mặc áo mưa đến lớp nhìn thương lắm. Tôi mong muốn giúp các em có kiến thức, tăng kỹ năng giao tiếp xã hội, rèn luyện cho các em kỹ năng sống để ra xã hội không bị thua thiệt với mọi người”, thầy Phát tâm sự.

Trong năm học mới này, lớp học của thầy giáo trẻ nhận thêm hai học sinh. Ngoài ra, do lịch dạy ở trường nên thầy dự tính sẽ đổi lịch dạy tại lớp học tình thương sang 18h – 19h30 thứ bảy hằng tuần.

Chia sẻ về dự định tương lai, thầy Lê Tấn Phát cho biết sẽ tiếp tục học lên thạc sĩ và cố gắng duy trì lớp học lâu dài.

Năng nổ, tích cực

Anh Nguyễn Đặng Trí Nghĩa, bí thư Đoàn phường, chủ tịch Hội LHTN Việt Nam phường 6, quận 4, TP.HCM, cho biết thầy Lê Tấn Phát rất năng nổ và tích cực trong việc tham gia hỗ trợ phường trong công tác dạy học cho các em thiếu nhi.

“Các em ở lớp học, các bạn đoàn viên, hội viên tại đơn vị cũng rất mến thầy. Từ năm 2023 đến nay, ngoài việc hỗ trợ cơ sở vật chất cho lớp học thì Đoàn phường vẫn thường xuyên tặng quà cho các em vào dịp Tết, Ngày Quốc tế thiếu nhi và dịp hè.

Chúng tôi cũng vận động những cơ sở vật chất khác để hỗ trợ lớp như: bàn học, tập trắng, bảng dạy học, máy vi tính. Ngoài việc học tập, địa phương cũng tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động khác như âm nhạc dân tộc học đường, xem phim 3D”, anh Nghĩa nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/lop-hoc-mien-phi-cua-thay-giao-benh-tim-20240907085033375.htm

Cùng chủ đề

Câu chuyện ở một lớp học tình thương: Người thầy cũng là người bạn

Ngọn lửa đam mê tình nguyện của thầy giáo Nguyễn Đức Cầm đã thắp lên ước mơ cho những trẻ khó khăn tại một lớp học tình thương. Tuy lớp học còn thiếu thốn cơ sở vật chất, nhiều em có độ tuổi khác...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

Lớp học đàn violin miễn phí ở trung tâm TP.HCM

Sáng thứ bảy hàng tuần, các thành viên trong câu lạc bộ những người yêu thích violin lại đến Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM (quận 1) để sinh hoạt và học đàn miễn phí. ...

Bà giáo già 30 năm xóa mù chữ cho hàng nghìn trẻ em vùng quê

(Dân trí) - 80 tuổi, mắt mờ, chân yếu nhưng bà Đỏ vẫn kiên trì đứng lớp, tỉ mẩn dạy từng chữ cái, con số cho học trò nghèo. Có em nhà ở vùng sâu vùng xa vẫn lặn lội tìm học lớp học tình thương của bà giáo. 30 năm đứng bục giảng của lớp học đặc biệtNgày nắng hay mưa, thứ hai hay chủ nhật, trong căn nhà nhỏ cạnh bờ sông thuộc khu vực 2, phường Lái...

Thầy giáo về hưu làm điều đặc biệt cho trò nghèo ở ngôi trường bỏ hoang 10 năm

Bằng tình cảm và tấm lòng yêu nghề giáo, lớp học miễn phí của vợ chồng thầy giáo về hưu đã giúp nhiều học sinh nghèo tại vùng nông thôn ở Quảng Nam ngày càng tiến bộ. Về phường Điện Phương (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), hỏi vợ chồng nhà giáo Nguyễn Văn Lại (63 tuổi) và cô Võ Thị Yến (59 tuổi), từ già đến trẻ ai cũng biết và quý mến. Dù đã về hưu, nhưng bằng lòng yêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chàng trai sở hữu 1.000 xe mô hình: ‘Đam mê giúp bản thân trở thành phiên bản tốt hơn’

"Tôi xem việc sưu tầm xe mô hình như liệu pháp để chữa lành tâm hồn. Việc sưu tập cũng giống như việc đi học. Phải học hỏi và nghiên cứu, tìm những thứ đẹp nhất, tuyệt vời nhất đem vào bộ sưu tập của mình", Nguyễn Duy Sơn Khê chia sẻ. ...

Danh sách, địa chỉ 9 phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng Việt Nam được Trung Quốc công nhận

Đến ngày 26-1, đã có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc công nhận. Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công nhận thêm 2 trung tâm...

Cần người giữ lửa cho nhóm chat gia đình

Mỗi nhà có ít nhất ba nhóm chat gia đình để giữ liên lạc nhanh chóng, lưu giữ được nhiều hình ảnh, thông tin lại có thể dễ dàng kết nối cuộc gọi video giữa các thành viên, giúp đỡ nhớ nhau hơn... Vào...

Mùa xuân ấm áp của cặp vợ chồng 12 năm ‘tìm con’

Hơn một thập kỷ mong chờ tiếng khóc trẻ thơ trong gia đình nhỏ, vợ chồng chị Phùng Thị Liên và anh Nguyễn Hoàng Trung đã trải qua hết thảy những khó khăn. Và mùa xuân này, họ đã chào đón 2 thiên thần nhỏ, thành quả của 12 năm chờ đợi. ...

‘Đổ bê tông’ trước khi uống rượu, có giảm say?

Nhiều người mách nhau ăn thật no trước khi uống rượu sẽ giúp giảm say rượu hơn. Điều này có đúng? Tác hại của rượu bia đến sức khỏeTheo bác sĩ Nguyễn Văn Thủy - giám đốc Trung tâm nghiên cứu điều trị cai...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Cùng chuyên mục

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết mang lại, chị Lê Vân Anh (Hà Nội) luôn cố gắng giữ chút không khí Tết xưa cho các con...

Cảm động nghị lực của chàng trai trẻ bị mất một tay vẫn cố gắng mưu sinh

(NLĐO) - Hình ảnh chàng trai chỉ có một tay nhưng làm việc thoăn thoắt, tỉ mỉ lau chùi từng trái dưa hấu bất ngờ lan truyền trên mạng xã hội ...

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu ở 3 ngành

(NLĐO) - Năm 2025, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sử dụng 6 phương thúc xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường. ...

Khi việc học tập được tăng cường bằng AI

Trí tuệ nhân tạo đã và đang định hình lại bối cảnh giáo dục, mang đến những trải nghiệm học tập mới mẻ cho học sinh và giáo viên, đồng thời nâng cao phương pháp giảng dạy. Đến năm 2027, thị trường học trực tuyến toàn cầu dự kiến đạt giá trị hơn 460 tỷ USD. Giữa những thay đổi mang tính cách mạng mà AI mang lại cho cách chúng ta làm việc, ít ai chú ý đến tiềm...

Cúng giao thừa, bánh tét, thịt kho hột vịt nói thế nào trong tiếng Anh?

Tết Nguyên đán 2025 đến rồi. Đâu là từ vựng tiếng Anh về các món ăn tết như bánh tét, thịt kho hột vịt...? Những phong tục tết như cúng giao thừa, trong tiếng Anh dùng như thế nào? ...

Mới nhất

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Bình ổn ngày cận Tết

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động nhiều. Thị trường lượng ít, các mặt hàng lúa gạo tương đối bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến biến nhiều. Giá gạo các loại và...

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết