Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiLời mời trước bữa ăn, duy trì hay bỏ đi vì không...

Lời mời trước bữa ăn, duy trì hay bỏ đi vì không còn phù hợp?


Lời mời trước bữa ăn, duy trì hay bỏ đi vì không còn phù hợp? - Ảnh 2.

Bữa cơm gia đình rất quan trọng với các thành viên trong một nhà – Ảnh: TỰ TRUNG

Bữa cơm của gia đình Việt Nam mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.

Vì vậy, theo bạn đọc Thạch Bích Ngọc, lời mời trước bữa ăn cần được duy trì và giữ gìn.

Dưới đây là chia sẻ của bạn đọc này.

Lời mời ngon hơn mâm cỗ

Lời mời trước mỗi bữa ăn thực ra không chỉ ở những bữa cơm gia đình Việt, mà nó còn được xem là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trước mỗi buổi tiệc tùng.

Tại một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp… điều này được đặc biệt xem trọng.

Những câu mời chào, lời hay ý đẹp trước bữa ăn là điều không thể thiếu để bày tỏ sự trân trọng với thức ăn cũng như sự quan tâm đến mọi người trong bữa ăn.

Ở ta từ xa xưa, bất kể tại thành thị hay nông thôn, miền núi hay miền xuôi, nhà giàu hay nhà nghèo, việc mời cơm trước mỗi bữa ăn luôn được coi là nếp sinh hoạt gần như bắt buộc đối với mọi người trong gia đình.

Chính vì thế mới có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” như một phép lịch sự. Nó nhấn mạnh sự quan trọng của việc chào hỏi, cách ứng xử tôn trọng lẫn nhau hơn cả việc thưởng thức bữa ăn.

Khi một người lớn tuổi, cha mẹ, hoặc ông bà đến thăm nhà, sự chào đón nồng hậu, việc hỏi thăm lịch sự sẽ mang lại niềm hạnh phúc không thể sánh bằng bất kỳ món ngon nào trên bàn ăn.

Những đứa trẻ sinh ra, khi mới bập bẹ biết nói đã được cha mẹ, ông bà, hay anh chị dạy câu mời trước mỗi bữa ăn, đại loại như: “Cháu mời ông bà xơi cơm, con mời bố mẹ xơi cơm, em mời anh chị ăn cơm…”.

Nếu lỡ đứa trẻ nào trước mỗi bữa ăn do háu đói, vội ăn mà quên mời các thành viên trong gia đình, chắc chắn sẽ bị ông bà, bố mẹ hay anh chị “mắng”, bị nhắc nhở để lần sau phải nhớ và tuyệt đối không được quên.

Việc giáo dục lời mời cơm không chỉ bó gọn trong không gian gia đình, mà trẻ em luôn được ông bà, bố mẹ răn dạy đi đâu đó ăn cỗ, ăn tiệc thì cũng không được quên mời trước khi dùng bữa.

Không còn cần thiết nữa?

Tôi còn nhớ ngày nhỏ, bà nội tôi từng dặn: Cháu đi ăn cỗ ở đâu thì luôn phải nhớ mời mọi người. Khi ngồi ăn cùng mâm với những người lớn tuổi thuộc vai vế bề trên, cháu không nhất thiết phải mời gọi từng người một, mà chỉ cần nói: Cháu mời các ông, các bà, các bác, các cô, các chú xơi cơm.

Tôi nghĩ là không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đứa trẻ sinh ra từ cách nay một vài thập kỷ trở về trước cũng từng được ông bà, bố mẹ dạy dỗ lời mời như vậy.

Vậy nhưng, thật buồn là thời nay, nét sinh hoạt văn hóa đẹp đó đã, đang dần bị mai một khi lời mời cơm ngày càng thiếu vắng trong các gia đình ở nước ta, nhất là các gia đình tại đô thị.

Nhiều người, nhất là các bạn trẻ lý giải rằng ăn uống là việc hằng ngày diễn ra và việc cất lên lời mời trước mỗi bữa ăn ở thời hiện đại này không còn phù hợp vì nó rườm rà mất thời gian.

Có lần tới nhà bạn chơi, tôi được mời ở lại dùng bữa với gia đình, lúc ngồi ăn cơm tôi để ý thấy 2 đứa con của bạn, cu cậu lớn học trung học cơ sở và cô con gái út học tiểu học, khi bắt đầu bữa ăn là cúi đầu vào ăn mà không hề cất lời mời bố mẹ cũng như mời khách là tôi.

Khi ăn xong, các con của bạn đã vào phòng, tôi góp ý với bạn nên dạy các con lời mời cơm trước mỗi bữa ăn cho có nền nếp, văn hóa thì bạn tôi cười bảo: “Ôi, nghi lễ phép tắc đó cổ lỗ sĩ lắm rồi bạn ơi. Thời nay là thế kỷ 21 rồi chứ có phải thời phong kiến mà bắt con mời cơm như vậy, đâu còn cần thiết nữa”.

Nghe bạn giải thích vậy và biết là bạn đã không còn quá coi trọng nét đẹp sinh hoạt văn hóa đời thường đó, tôi cười xòa và chuyển đề tài khác.

Lời mời trước bữa ăn như đã nói nó là một nghi lễ, phép tắc, nét sinh hoạt văn hóa truyền thống rất đẹp trong mỗi gia đình Việt.

Vì vậy cho dù ở thời hiện đại nào đi chăng nữa thì sự mai một dần cũng là một nỗi buồn, điều đáng tiếc.

Chính vì vậy mà các gia đình, nhất là các gia đình ở những đô thị, bố mẹ cần phải làm “sống lại” một nét sinh hoạt văn hóa đẹp này, khi luôn chú tâm dạy dỗ con cái mình bắt buộc phải cất lời mời đối với mọi người trước mỗi bữa ăn.

Theo truyền thống lâu đời của người Việt, không chỉ có con, cháu mới bắt buộc phải cất lời mời ông bà, bố mẹ, mà chính các bậc vai vế cao trong gia đình là ông bà hay bố mẹ cũng thường buông câu mời con, cháu trong nhà trước mỗi bữa ăn.

Trước đây, trong gia đình có 3 thế hệ sinh sống cùng nhau thì khi ăn, ông bà thường có câu mời là: “Các con các cháu ăn cơm đi”. Các con của ông bà thì sẽ mời là: “Con mời bố mẹ xơi cơm”, và bố mẹ mời lại các con của mình là: “Các con ăn cơm đi”.

Theo bạn, tại sao những lời mời tương tự như vậy giờ đây bị hiếm? Có nên duy trì điều này trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt?

Lời mời trước bữa ăn, nét sinh hoạt văn hóa đẹp của người Việt - Ảnh 3.Ra mắt CLB Người yêu thích văn hóa nghệ thuật ăn uống

TT (TP.HCM) – Sáng 30-10, tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM, tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật Ăn Uống đã phối hợp cùng Liên đoàn Lao động và Hội Liên hiệp phụ nữ Q.1, TP.HCM ra mắt CLB Người yêu thích văn hóa nghệ thuật ăn uống với gần 150 hội viên tham gia.



Nguồn: https://tuoitre.vn/loi-moi-truoc-bua-an-duy-tri-hay-bo-di-vi-khong-con-phu-hop-20240828090322733.htm

Cùng chủ đề

Tết có nhạt đi?

Nhiều người nói 'tết bây giờ nhạt đi, không còn như ngày xưa', có đúng là tết thời hiện đại ngày nay nhạt hơn thời trước - khi mọi thứ còn khó khăn, thiếu thốn? ...

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?

Nhiều cha mẹ chạy đôn đáo cho con tới các lớp học thêm, để rồi 'quên' luôn bữa cơm gia đình. Trong khi từ bữa cơm này, học sinh học được bao bài học từ thực tiễn. ...

Không gian chia sẻ bị đánh mất

Thiếu vắng dần những bữa cơm gia đình vì cha mẹ lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, con lao vào cơn lốc học chính, học thêm, càng ngày những không gian chia sẻ ấm áp, thân tình giữa các thành viên...

Khi sống chung trong gia đình 3 thế hệ mà vẫn cô đơn

Những gia đình có 3 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái) ngày càng có khoảng cách lớn. Trong một nhà, có khi ông bà nấu cơm ăn riêng, ba mẹ ăn cơm với các con ngoài quán. Sống cùng con cháu nhưng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. Vận...

WSJ: Trung Quốc đề xuất thỏa thuận thương mại với ông Trump

Nguồn tin cho hay Trung Quốc đang chuẩn bị một đề xuất để bắt đầu đàm phán với Mỹ, sau khi ông Trump áp thuế 10% hàng hóa của Bắc Kinh. Ngày 3-2, giờ Việt Nam, tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn các nguồn...

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Bé trai ‘đẻ bọc điều’, 80.000 ca mới có một

Một bé trai sơ sinh chào đời khi vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Chiều 3-2, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết trong ngày làm việc đầu tiên của...

Bài đọc nhiều

Tìm về cội nguồn văn hóa Lào tại Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury 2025

Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury của Lào năm nay sẽ diễn ra từ ngày 18-24/2 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Khơi nguồn sống xanh, Net Zero thêm gần

Dự án Việt Nam Xanh do báo Tuổi Trẻ cùng Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) khởi xướng và tổ chức từ đầu năm 2024 đã diễn ra với hàng loạt hoạt động mang tính lan tỏa, trong đó điểm nhấn là Ngày hội Việt Nam Xanh. ...

Độc đáo nghề đục mõ tại xứ Huế

(CLO) Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường...

Hội họa Công Quốc Hà

Công chúng yêu nghệ thuật sẽ nhớ mãi một hội họa Công Quốc Hà với những bức tranh vẽ phố và phụ nữ mang đậm một tinh thần Hà Nội. Cũng như một người làm cho nghệ thuật sơn mài trở lên hiện đại và lấp lánh. ...

Cùng chuyên mục

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Tái hiện Lễ cúng giọt nước tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc,” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ (2025) sẽ diễn ra từ ngày 1-28/2/2025, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. ...

Lương hưu 34 triệu đồng, “đổi” 4 người giúp việc trong nửa năm, tôi tìm ra nơi nghỉ hưu tuyệt vời nhất khi về...

Không phải sống cùng con cái, đây là nơi tuyệt vời nhất để dưỡng già của vợ chồng tôi. ...

Bình Thuận trao nhiều quyết định luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

TPO - Chiều 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, công bố nhân sự Trưởng ban và 5 Phó Trưởng ban. TPO - Chiều 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, công bố nhân sự Trưởng ban và 5...

Mới nhất

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội