Trang chủKinh tếNông nghiệpLoại trái cây "vua" đang có nguy cơ vỡ quy hoạch, cử...

Loại trái cây “vua” đang có nguy cơ vỡ quy hoạch, cử tri Tiền Giang đề nghị ngành chức năng giám sát, quản lý chặt


Sáng 19/7, Kỳ họp thứ 13 – HĐND tỉnh Tiền Giang khóa X tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Tại phiên họp, các đại biểu thảo luận nhiều vấn đề cử tri quan tâm trong thời gian qua, trong đó có vấn đề phát triển diện tích cây sầu riêng.

Hiện nay, việc phát triển diện tích cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh vượt rất cao so với quy hoạch (hiện có 22.000 ha/12.000 ha quy hoạch theo Quyết định 633 ngày 13-3-2018 của UBND tỉnh) dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch trồng lúa, “điệp khúc” cung vượt cầu, được mùa, mất giá. 

Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng mã số vùng trồng chưa chặt chẽ, chất lượng cây giống, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có dư lượng chất cấm vượt quá quy định, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng… đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trái cây, nhất là trái sầu riêng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, cũng như ảnh hưởng đến việc xuất khẩu chính ngạch và tiêu thụ sản phẩm; người dân khó thu hồi vốn do chi phí đầu tư ban đầu của người dân là rất lớn… Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thực trạng và các giải pháp để giải quyết hiệu quả các vấn đề trên.

Diện tích sầu riêng vượt quy hoạch

Giải trình về nội dung trên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, theo quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì định hướng đến năm 2030 diện tích trồng sầu riêng của tỉnh đạt khoảng 20.000 ha, sản lượng 300.000 tấn. Tuy nhiên, đến nay diện tích sầu riêng của tỉnh khoảng 22.000 ha, đã vượt 2.000 ha so với quy hoạch đến năm 2030.

Loại trái cây

HTX DVNN Phú An khảo sát lập hồ sơ mã số vùng trồng vườn sầu riêng của hộ dân ở ấp 1, xã Phú An, huyện Cai Lậy.

Nguyên nhân do những năm gần đây, giá sầu riêng luôn ở mức cao, người trồng sầu riêng có lợi nhuận rất nhiều. Tuy nhiên, việc tăng diện tích sầu riêng một cách ồ ạt, không theo định hướng, khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn có thể sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, cung vượt quá cầu và nghiêm trọng hơn là nguy cơ dẫn đến thiệt hại nếu mở rộng diện tích trồng sầu riêng tại các vùng có điều kiện canh tác không phù hợp như: Nhiễm phèn, vùng không chủ động được tưới, tiêu…

Trước tình hình sầu riêng gia tăng diện tích như trên, ngành Nông nghiệp đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp để quản lý quy hoạch đối với cây trồng này, cụ thể: Tuyên truyền vận động các địa phương chỉ chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng theo đúng quy hoạch tại Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”, Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang” và Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của UBND tỉnh.

Đồng thời, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng trong vùng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang” để khuyến cáo người dân chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính thích nghi với điều kiện đất đai, nước tưới, phù hợp với quy hoạch và theo khuyến cáo của các nhà khoa học.

Ngành chức năng đã thực hiện lấy 500 mẫu đất xác định tầng sinh phèn, xác định vùng thích nghi của cây sầu riêng khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, làm cơ sở khuyến cáo người dân chuyển đổi mang lại hiệu quả cao và bền vững; đã phổ biến bản đồ vùng thích nghi của cây sầu riêng tại vùng Đề án để các địa phương thực hiện.

Mặc dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên phát triển sầu riêng một cách ồ ạt, vượt quy hoạch, đặc biệt là những vùng đất không phù hợp với đặc tính của cây sầu riêng; tuy nhiên, vì lợi nhuận quá cao, vì sự quản lý việc sử dụng đất (chuyển đất lúa sang cây ăn trái) ở chính quyền cơ sở còn lỏng lẻo, có một số nơi buông lỏng cho nông dân chuyển đổi, dẫn đến tình trạng diện tích sầu riêng vượt quy hoạch đến năm 2030 (22.000 ha/20.000 ha).

Quản lý chặt chẽ hơn

Đến thời điểm hiện tại, mã số vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu được phê duyệt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 404 mã số với diện tích 24.995 ha, trong đó có 155 mã số vùng trồng sầu riêng diện tích trên 6.927 ha. 

Về phát triển cây sầu riêng, ngành Nông nghiệp Tiền Giang đã xác định vùng thích nghi của cây sầu riêng khu vực phía Bắc Quốc lộ 1; đồng thời, đã tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng để khuyến cáo người dân chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính thích nghi với điều kiện đất đai, nước tưới, phù hợp với quy hoạch.

Loại trái cây

Nông dân chuyển đổi từ đất lúa sang trồng sầu riêng. Ảnh: MINH THÀNH

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cũng đã lập và triển khai 2 đề án là Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025” và Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang”. Đồng thời, hằng năm, UBND tỉnh cũng có ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

Như vậy, cơ sở khoa học và định hướng phát triển đã có. Ngành Nông nghiệp tỉnh nhà đề nghị nhân dân cần tuân thủ khuyến cáo của các nhà khoa học cũng như của cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, chính quyền các cấp cần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai, tuyệt đối không để nông dân trồng sầu riêng trên nền đất lúa hay vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp (có kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm); đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân chấp hành tốt những chủ trương, định hướng của tỉnh về phát triển cây ăn trái.

Đối với việc quản lý, sử dụng mã vùng trồng: Tiếp tục quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng theo phân công phân cấp, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 – 2025.

Tiếp tục tăng cường thực hiện công tác kiểm tra liên ngành về sử dụng mã số vùng trồng, tình hình liên kết thu mua, tiêu thụ nông sản trên địa bàn; kiên quyết đề nghị tạm dừng, thu hồi hoặc hủy mã số các vùng trồng không tuân thủ các yêu cầu, điều kiện về duy trì mã số vùng trồng, các trường hợp gian lận mã số để giữ uy tín ngành hàng sầu riêng của tỉnh.





Nguồn: https://danviet.vn/loai-trai-cay-vua-dang-co-nguy-co-vo-quy-hoach-cu-tri-tien-giang-de-nghi-nganh-chuc-nang-giam-sat-quan-ly-chat-20240721233000967.htm

Cùng chủ đề

“Rùng mình” xem lấy nọc độc rắn

(NLĐO)-Trại rắn Đồng Tâm là một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại ĐBSCL. ...

Độc nhất miền Tây: Trưng rắn hổ chúa, cạp nong thật cho khách ngắm

(Dân trí) - Góp mặt trong đường hoa Xuân Ất Tỵ, Trại rắn Đồng Tâm trưng bày 7 loài rắn với gần 30 cá thể trong đó có những con kịch độc như hổ chúa, mai gầm, rắn lục đuôi đỏ... Góp mặt trong "cuộc đua" linh vật năm nay, tỉnh Tiền Giang đem hẳn các loài rắn sống, rắn tiêu bản trưng bày tại Đường hoa Xuân Ất Tỵ (ở quảng trường Hùng Vương, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ...

Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa, Kon Tum, Thái Bình…

(NLĐO) - Kết quả xổ số hôm nay, 26-1, được các Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa, Kon Tum, Thừa Thiên - Huế, Thái Bình công bố ...

Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế – xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của KHCN và ĐMST trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, Sở KH&CN tỉnh Tiền Giang đã tích cực thực hiện các hoạt động thúc đẩy ứng dụng KHCN và ĐMST trên địa bàn tỉnh...

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc

Được sự quan tâm, đầu tư từ trung ương, nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ đạt được kết quả phát triển kinh tế rất tích cực trong năm 2024. Với Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Hòa - phó chủ tịch UBND tỉnh - cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Tưng bừng hội vật có truyền thống hàng trăm năm ở Huế

Với truyền thống hàng trăm năm, sáng nay (3/2), tại đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, TP Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống Thủ Lễ 2025. Hội vật thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. ...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Quảng Ninh phấn đấu trồng gần 32.000ha rừng trong năm 2025

“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt khi Quảng Ninh vừa chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị thiệt hại, cần phải khôi phục. ...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Cùng chuyên mục

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Mới nhất

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định chỉ đạo các “việc lớn phải làm” ngay sau Tết

Ngày 3/2, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị giao ban đầu năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham dự và chỉ đạo hội nghị. ...

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Hàng loạt chính sách đặc thù đã được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất để triển khai đầu tư xây dựng, phấn đấu đưa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đích trước năm 2030. ...

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội