Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLo ngại sinh viên bỏ ngang đại học vì ham lương 5-10...

Lo ngại sinh viên bỏ ngang đại học vì ham lương 5-10 triệu đồng


Hiệu trưởng Đại học Công nghệ lo nhiều sinh viên dính “bẫy thu nhập trung bình”, vì lương 5-10 triệu trước mắt mà bỏ ngang đại học, gây hệ lụy về sau.

GS Chử Đức Trình nói điều này trước hàng nghìn sinh viên và gần 60 doanh nghiệp tham gia ngày hội việc làm “UET Job Fair 2024” của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng 30/3.

Ông Trình cho rằng sinh viên chỉ nên đến doanh nghiệp thực tập, học về kỷ luật, văn hóa, định hướng làm việc của công ty. Các doanh nghiệp không nên tuyển hoặc giao việc chính cho sinh viên chưa tốt nghiệp.

Hiện, nhiều doanh nghiệp vẫn làm điều này. “Đó là cách làm ăn xổi, không bền vững”, ông Trình nói. “Đây là thông điệp rất mạnh mẽ mà trường Đại học Công nghệ gửi tới các doanh nghiệp những năm gần đây”.

Ông dẫn chứng tại trường Đại học Công nghệ, tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn hàng năm vào khoảng 60%. Cộng với số tốt nghiệp muộn, tỷ lệ sinh viên có bằng ở mỗi khóa khoảng 90%, tức vẫn còn 10% không được lấy bằng.

Lý do tốt nghiệp muộn và không lấy bằng chủ yếu do sinh viên đi làm sớm, mải mê làm việc mà bỏ bê nhiệm vụ chính là học tập. Trong số không lấy được bằng, một lượng rất nhỏ sinh viên giỏi, khởi nghiệp sớm, còn đa số dính “bẫy thu nhập trung bình”.

“Bẫy thu nhập trung bình chỉ việc các em đi làm sớm, có thu nhập sớm nhưng nhiều năm cũng không thể đạt được mức lương, vị trí cao hơn, mà chỉ có thể là nhân công bình thường”, ông Trình nói. Mức này, theo ông khoảng 5-10 triệu đồng một tháng.

GS Trình lý giải sinh viên đi làm sớm sẽ bỏ lỡ những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong trường. Sau tốt nghiệp, các em khó làm những việc mang tính đổi mới sáng tạo, bị gạt ra khỏi nhóm lao động chất lượng cao mà thị trường đang cần.





Ông Chử Đức Trình phát biểu khai mạc ngày hội việc làm của trường Đại học Công nghệ ngày 30/3. Ảnh: VNU-UET

GS Chử Đức Trình tại ngày hội việc làm của trường Đại học Công nghệ, ngày 30/3. Ảnh: VNU-UET

Ông Phạm Tuấn Anh, đại diện Nền tảng tuyển dụng Joboko và bà Đậu Thanh Hòa, Trưởng phòng nhân sự Công ty LG Electronics R&D Việt Nam, cũng đồng tình.

Ông Tuấn Anh nhìn nhận thực trạng sinh viên bỏ học, đi làm sớm rồi sau đó không lấy bằng phổ biến hơn ở nhóm ngành công nghệ, ở các trường top đầu và rơi vào những sinh viên có năng lực tốt.

Lý do là doanh nghiệp công nghệ thường không quan tâm đến bằng cấp mà đánh giá năng lực làm việc thực tế tại một thời điểm. Nếu phù hợp, họ sẽ tuyển dụng.

“Tuy nhiên, có thể sau 5 năm nữa, năng lực làm việc của sinh viên đó không thể đáp ứng như các sinh viên hoàn thành đầy đủ chương trình đại học, còn doanh nghiệp cần nguồn lực có khả năng tốt để đi xa”, ông Tuấn Anh nói.

Tương tự, bà Hòa nói từng chứng kiến những sinh viên đi làm sớm khi chưa có bằng hoặc bỏ học, rồi bị ảnh hưởng đến sự nghiệp về sau.

“Vì vậy, chúng tôi khuyên sinh viên học tập trung, có thể tham gia các dự án khi ngồi trên ghế nhà trường”, bà Hòa nói. Công ty bà Hòa cũng không tuyển sinh viên đang đi học.





Sinh viên tham gia ngày hội việc làm của trường Đại học Công nghệ, ngày 30/3. Ảnh: Dương Tâm

Sinh viên tham gia ngày hội việc làm của trường Đại học Công nghệ, ngày 30/3. Ảnh: Dương Tâm

Ông Tuấn Anh đánh giá cao những sinh viên cân đối được thời gian để vừa học, vừa làm. Ông vẫn cho rằng sinh viên nên tiếp cận môi trường doanh nghiệp từ sớm để hiểu quy trình làm việc và nhu cầu của thị trường lao động. Từ đó, các em điều chỉnh cách học, làm quen với những công nghệ mới chưa có trong nhà trường.

Tuy nhiên, việc này chỉ nên dừng lại ở mức làm quen. “Học tập vẫn phải là ưu tiên hàng đầu để nắm bắt kiến thức, kỹ năng cốt lõi”, ông nói.

Thống kê năm 2022 cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp muộn ở nhiều trường công nghệ khoảng 30-50%, cao hơn các trường khác. Ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, gần 50% sinh viên tốt nghiệp muộn. Còn Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Công nghệ, tỷ lệ đều khoảng 30%.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Tiệc tùng cuối năm liên miên, sinh viên khấm khá nhờ làm biên đạo

Không ít sinh viên đam mê và có chút năng khiếu nghệ thuật ngày bình thường đã khấm khá nhờ công việc biên đạo. Cuối năm, các bữa tiệc, liên hoan nhộn nhịp, kéo theo đó là nhu cầu biên đạo các tiết mục...

Suất học bổng đáng nhớ của nữ thủ khoa ngành ngôn ngữ khó bậc nhất thế giới

(Dân trí) - Nguyễn Thị Ngọc Quyên (SN 2001) là thủ khoa đầu ra ngành ngôn ngữ Ả Rập - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngọc Quyên tốt nghiệp với điểm số 3.87/4.0, cao nhất ngành ngôn ngữ Ả Rập - Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nữ sinh Hà Nội có vinh dự là một trong 100 thủ khoa trong lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt...

9 trường công lập lọt top 10

TPO - Bảng xếp hạng đại học Việt Nam (VNUR) vừa công bố xếp hạng 100 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam năm 2025, trên cơ sở rà soát 237 cơ sở giáo dục đại học của cả nước. TPO - Bảng xếp hạng đại học Việt Nam (VNUR) vừa công bố xếp hạng 100 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam năm 2025, trên cơ sở rà soát 237 cơ sở giáo dục...

Đại sứ Marc Knapper nói chuyện với sinh viên: Chúng ta sẽ gieo trồng gì cho tương lai Việt

(NLĐO)- Đại sứ Marc Knapper nói chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội về ba chủ đề quan trọng tương lai quan hệ Việt Nam - Mỹ ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Sinh viên ngành Khoa học máy tính SIU ‘bội thu’ giải thưởng

Năm qua, sinh viên ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi học thuật và nghiên cứu. Đề tài của sinh viên SIU góp phần chăm sóc và nâng cao...

Mới nhất

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Mới nhất