Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếLo bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm trái mùa

Lo bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm trái mùa


Trở nặng sau mắc cúm B trái mùa

Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bé trai 19 tháng tuổi (Bắc Kạn) trong tình trạng sốt cao liên tục. Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã điều trị bệnh viện tuyến dưới, được làm xét nghiệm có kết quả Cúm B (+). Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng, cúm B, nhiễm khuẩn huyết.

Lo bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm trái mùa- Ảnh 1.

Bé trai mắc cúm B điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, mệt tăng dần, phải thở oxy. Sau một ngày, bệnh nhân chuyển sang thở HFNC (oxy dòng cao). Kết quả xét nghiệm và cấy máu ra vi khuẩn tụ cầu.

Bệnh viện này cũng tiếp nhận nhiều trường hợp mắc cúm B có biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đáng nói, các bệnh đều không có bệnh nền và tuổi còn trẻ.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba, từ đầu năm đến nay tiếp nhận khoảng hơn 1.300 ca mắc cúm, chủ yếu là cúm A và cúm B. Riêng tại khoa Nhi, gần đây ghi nhận khoảng 50 ca mắc cúm/tuần. Không ít trẻ được cha mẹ đưa tới khám khi đã xuất hiện biến chứng viêm phổi, được chỉ định điều trị nội trú.

Theo BS Chu Thị Thu Hà, khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba, từ sau đại dịch Covid-19, bệnh cúm không còn tuân theo quy luật, xuất hiện quanh năm thay vì thường gặp vào mùa Đông – Xuân.

“Nguyên nhân bệnh cúm xuất hiện trái mùa là do có sự cộng hưởng của tình trạng “nợ miễn dịch” sau thời gian trẻ ở trong nhà nhiều, giảm tiếp xúc với bên ngoài khi xảy ra đại dịch Covid-19 trước đó.

Thêm vào đó, có khả năng xuất hiện các biến thể mới của cúm. Thông thường, bệnh cúm diễn biến lành tính. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ có sức đề kháng kém, có sẵn bệnh nền khi nhiễm cúm dễ bị nặng, gây viêm phổi, suy hô hấp”, BS Hà cho biết thêm.

Chân tay miệng, sởi xuất hiện sớm

Dù mới bắt đầu vào hè, nhưng số trẻ mắc bệnh tay chân miệng cùng lác đác nhập viện ở cả khu vực phía Bắc và phía Nam. Theo chia sẻ của BS Nguyễn Trần Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, các năm trước, bệnh tay chân miệng, thường xuất hiện cuối hè, đầu thu, vào thời điểm học sinh kết thúc kỳ nghỉ hè và tựu trường.

Bệnh trên thường xảy ra ở phía Nam, tuy nhiên, thời điểm này xảy ra cả các tỉnh phía Bắc và có xu hướng gia tăng. Hiện, bệnh tay chân miệng không còn xuất hiện theo mùa, mà có thể xảy ra quanh năm. Trẻ mắc tay chân miệng có thể bị biến chứng nặng nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, tuân thủ hướng dẫn chăm sóc, điều trị của nhân viên y tế.

Tương tự với sởi, dù không phải mùa, nhưng mới đây Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM cũng đã tiếp nhận bé gái 13 tháng tuổi nhập viện với triệu chứng sốt ngày thứ 6, sổ mũi, kết mạc mắt đỏ, mi mắt sưng, đau họng. Trong khi đó, một bé trai 15 tháng tuổi được chẩn đoán bệnh sởi, viêm phổi bội nhiễm, được theo dõi và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

BS Nam cho biết, sởi là bệnh nguy hiểm do khả năng lây lan nhanh, dễ bị biến chứng đường hô hấp, đường tiêu hóa, nhất là với trẻ chưa được tiêm chủng vaccine (dưới 9 tháng) hoặc trẻ có bệnh lý nền về tim mạch, hô hấp.

Trước đây, chu kỳ dịch sởi thường là 4-5 năm. Tuy nhiên, năm nay rất khó để khẳng định vì phụ thuộc sự phối hợp cộng đồng và gia đình trẻ trong việc tiêm chủng, tăng độ bao phủ vaccine. Với trường hợp nghi ngờ mắc sởi, cần được khoanh vùng, để tăng cơ hội kiểm soát sớm bệnh sởi tránh bùng phát thành dịch.

“Người lớn cũng là nguồn lây, do vậy cần tự bảo vệ để tránh truyền bệnh cho trẻ. Ngoài ra, để phòng ngừa có 3 biện pháp gồm: Tiêm vaccine; Đảm bảo vệ sinh môi trường; Đảm bảo vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc bẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm, nghỉ ngơi vận động phù hợp để nâng cao sức đề kháng”, BS Nam khuyến cáo.

Cẩn trọng với sốt xuất huyết

Nhận định về bệnh sốt xuất huyết, hiện đang được ghi nhận gia tăng, TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, ca mắc sốt xuất huyết thường tăng cao từ tuần 26 đến tuần 47 (từ tháng 7 đến tháng 11). Dự báo số ca mắc năm nay khó giảm hơn so với năm 2023 do thời tiết mưa nắng thất thường, nhiều hình thái thời tiết cực đoan xuất hiện.

TS Dũng khuyến cáo: “Người dân nên bỏ suy nghĩ, sốt xuất huyết diễn biến theo chu kỳ bởi nó không còn phù hợp với tình hình hiện nay nữa. Nếu giữ nguyên nếp nghĩ dịch sốt xuất huyết diễn ra theo chu kỳ 3-4 năm, sẽ rất chủ quan trong công tác phòng chống dịch. Điển hình là năm 2022 và 2023 đều là những năm có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao trong lịch sử ở Hà Nội”.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/lo-bung-phat-nhieu-benh-truyen-nhiem-trai-mua-192240603231331861.htm

Cùng chủ đề

Nhiều người mắc viêm phổi nặng phải thở máy, chuyên gia cảnh báo cách phòng ngừa

GĐXH – Theo các bác sĩ, viêm phổi không chỉ là bệnh phổ biến mà còn đặc biệt nguy hiểm ở những người mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. ...

Trung Quốc khẳng định không xuất hiện virus gây bệnh mới

Giới chức y tế Trung Quốc hôm 12.1 cho biết số ca cúm tính từ đầu năm đến nay ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái và bác bỏ tin đồn về khả năng xuất hiện căn bệnh bắt nguồn từ một...

Cúm giảm nhưng nhiễm trùng đường hô hấp ở Trung Quốc vẫn tăng

Trung Quốc cho biết số ca mắc cúm trong nước có dấu hiệu chậm lại nhưng tổng số ca mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính vẫn tiếp tục tăng. Trong báo cáo mới nhất ngày 9-1, Trung tâm Kiểm soát...

Chủ động phòng bệnh truyền nhiễm từ sớm, từ xa

Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2024, với thông điệp “Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai”, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội. Phát biểu hội nghị, Thứ trưởng Bộ...

Bộ Y tế kêu gọi người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2024, với thông điệp “Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai”, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội. Phát biểu hội nghị, Thứ trưởng Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắc xuân ở cây cầu “nối nhịp bờ vui” trên đường ven biển Bình Định

Nằm trên tuyến đường ven biển, cầu Đề Gi đưa vào sử dụng đã giúp kết nối 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ của tỉnh Bình Định. Không chỉ giúp phát triển kinh tế, cây cầu đã giúp người dân đôi bờ sát lại gần nhau hơn. Mỗi dịp Tết về, cầu Đề Gi lại thêm giá trị khi kết nối những người xa nhau về lại với nhau. Anh Lý Tuấn Anh (36 tuổi, trú xã Mỹ...

Hoa đào bung nở “khoác áo mới” đẹp như tranh tại huyện miền núi Bình Định

Hàng trăm cây hoa đào ở làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) đang nở rộ những ngày đầu năm khiến khung cảnh nơi đây đẹp như tranh vẽ. Huyện miền núi Vĩnh Thạnh cũng đã lên kế hoạch tổ chức Lễ hội hoa đào sắp tới đây. Đến với hội hoa đào, du khách được tham gia giao lưu, trình diễn cồng chiêng, múa xoang, các nhạc cụ dân tộc truyền thống. Ngoài ra,...

Thủ tướng phát lệnh khởi công cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một

Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương. ...

Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối chùa Hương

Từ Hà Nội đi chùa Hương có 2 tuyến buýt trợ giá vận hành phục vụ nhu cầu của người dân. ...

Đầu năm nhìn lại tiến độ triển khai hai cao tốc lớn khu vực phía Nam

Hai dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và Biên Hoà - Vũng Tàu đang được triển khai và chờ tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc để tăng tốc tiến độ. ...

Bài đọc nhiều

Vì sao cân nặng thay đổi trong ngày?

Theo bài viết trên website Viện Y học ứng dụng Việt Nam, sự thay đổi cân nặng trong một ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, cách cân. Sự cân bằng giữa năng lượng nạp vào (ăn, uống) và năng lượng tiêu hao (đốt cháy lượng calo đó) là lý do khiến cân nặng của bạn tăng giảm, thay đổi ngay trong một ngày. Nếu bạn nạp vào nhiều...

Uống rượu bia ngày Tết khó tránh, không cẩn trọng ngộ độc như chơi

Uống rượu bia là một phần của văn hóa giao tiếp và chúc mừng, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, cần tuân thủ nguyên tắc gì? Chú ý hạn chế uống rượu bia trong một lần uốngBác...

Top 3 kem chống nắng high-end càng dùng càng mê

Dưới đây là review top 3 kem chống nắng high-end "đắt xắt ra miếng" và càng dùng càng "nghiện" vì da cứ khỏe đẹp rạng ngời nha mấy nàng. Khai xuân làm đẹp lấy vía đầu năm bằng ngay một em kem chống...

Năm 2025, ba bệnh viện cửa ngõ nghìn tỉ của TP.HCM sẽ chính thức hoạt động

Trong năm 2025, người dân khu vực cửa ngõ TP.HCM sẽ được thăm khám tại3 bệnh viện xây mới với kinh phí đầu tư hàng nghìn tỉ đồng. Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, trong năm 2025, cả 3 bệnh viện xây...

Nhìn lại những dấu mốc đáng nhớ về vắc-xin năm 2024

Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Những nỗ lực không ngừng của cộng...

Cùng chuyên mục

Người mắc các bệnh chuyển hóa cần chú ý điều gì trong dịp Tết?

Đối với những người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, Tết có thể là thời điểm thử thách nếu không biết cách kiểm soát chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Người mắc các bệnh chuyển hóa cần chú ý điều gì trong dịp Tết?Đối với những người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, Tết có thể là...

Dịp tết, thay đường cát bằng đường phèn, dùng có mát hơn?

'Nhiều người vẫn có quan niệm cho rằng đường phèn ăn sẽ mát hơn đường thường điều này có đúng hay không? Xin bác sĩ giải thích giúp!'. (N.Na, ở TP.HCM). ...

Bảo quản thức ăn thừa để tránh tác động lên hệ tiêu hóa của người cao tuổi

NDO - Người cao tuổi thường mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa…, vì vậy cần chú ý chế độ dinh dưỡng và bảo quản thức ăn thừa để tránh bệnh tái phát nặng trong ngày Tết.  Bảo đảm sức khỏe cho người cao tuổi dịp Tết Trong dịp Tết Nguyên đán, có nhiều vấn đề dinh dưỡng mà chúng ta nên chú ý cho người cao tuổi: Ăn uống đúng giờ, tuyệt đối...

Một số bài thuốc cổ truyền có lợi cho năm Tỵ

Việc ứng dụng các bài thuốc cổ truyền không chỉ giúp phòng chữa bệnh mà còn hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khỏe tổng thể... ...

Giải pháp kiểm soát cân nặng hiệu quả trong dịp Tết

Tết Nguyên Đán với lịch sinh hoạt thất thường là thời gian dễ khiến chúng ta mất kiểm soát trong chế độ ăn uống, dẫn đến tình trạng tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tết Nguyên Đán với lịch sinh hoạt thất thường là thời gian dễ khiến chúng ta mất kiểm soát trong chế độ ăn uống, dẫn đến tình trạng tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. ...

Mới nhất

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ hướng đến Biển Đông cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Charles...

Đông nghịt người tại các khu vui chơi, trung tâm thương mại ở TPHCM

TPO - Những trung tâm thương mại, khu ăn uống gần đường hoa, khu vui chơi... dịp lễ Tết gần như luôn trong tình trạng kín chỗ. Khách đến ăn uống phải ngồi bên ngoài chờ đợi, mua thức ăn nhanh cũng xếp hàng dài chờ thanh toán.  01/02/2025 | 13:54 ...

Hà Giang – điểm đến hấp dẫn của du khách trong những ngày đầu Xuân

Một trong những điều khiến Hà Giang trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong dịp đầu Xuân là sự kết hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành và những nét văn hóa độc đáo.Nét độc đáo của các phiên chợ ngày Xuân trên Cao nguyên đá Hà GiangHà Nội: Về xã Tích Giang...

Mở ra không gian sáng tạo cho nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước. Điều này không chỉ thể hiện...

Mới nhất