Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLĩnh vực giáo dục bất ngờ được nhiều tỷ phú Trung Quốc...

Lĩnh vực giáo dục bất ngờ được nhiều tỷ phú Trung Quốc ưa chuộng đầu tư, vì sao vậy?


Thay vì các kênh đầu tư truyền thống, ngày càng có nhiều tỷ phú Trung Quốc lựa chọn bỏ vốn vào ngành giáo dục. Theo các chuyên gia kinh tế, đây đang là kênh đầu tư hiệu quả và thông minh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nỗ lực thúc đẩy nội lực trong một loạt ngành kinh tế công nghệ cao.

Lĩnh vực giáo dục bất ngờ được nhiều tỷ phú Trung Quốc ưa chuộng đầu tư, vì sao vậy?
Tỷ phú Zhong Shanshan, người sáng lập công ty đồ uống khổng lồ Nongfu Spring. (Nguồn: Instagram)

Tháng trước, ông trùm đồ uống Trung Quốc Zhong Shanshan đã giới đầu tư ngạc nhiên khi công bố kế hoạch chi 40 tỷ NDT (5,5 tỷ USD) trong thập kỷ tới để thành lập trường đại học tư thục có tên Đại học Tiền Đường.

Làn sóng đầu tư mới

Ông Zhong, người sáng lập công ty đồ uống đóng chai khổng lồ Nongfu Spring, cho biết Đại học Tiền Đường có tầm nhìn rõ ràng: thúc đẩy nghiên cứu khoa học, tăng cường ứng dụng các công nghệ mới và bồi dưỡng nhân tài hàng đầu trong các lĩnh vực chiến lược. Theo đó, Đại học Tiền Đường đặt mục tiêu đào tạo 15 chuyên gia hàng đầu mỗi năm, thu hút 500 nhà nghiên cứu và đào tạo 350.000 sinh viên.

Sáng kiến ​​của “đại gia” ngành Đồ uống Trung Quốc là sáng kiến mới nhất trong làn sóng chuyển hướng kinh doanh sang giáo dục của giới tỷ phú Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nỗ lực thúc đẩy nội lực trong một loạt ngành kinh tế công nghệ cao trong nước.

Chỉ vài ngày trước thông báo của tỷ phú Zhong, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã chấp thuận cho Đại học Khoa học và Công nghệ Fuyao (FYUST) được phép tuyển sinh từ năm 2025. Đây là cơ sở giáo dục do tỷ phú Cao Dewang, Chủ tịch của Tập đoàn sản xuất thủy tinh Fuyao Group thành lập với số vốn lên tới 10 tỷ USD.

Trong khi đó, Viện Công nghệ Phương Đông (EIT), một đại học tư thục ở thành phố cảng phía Đông Trung Quốc Ninh Ba do “ông trùm” ngành bán dẫn Yu Renrong tài trợ, cũng đang chuẩn bị chào đón những tân sinh viên đầu tiên vào cuối năm nay, sau đợt tuyển sinh tiến sĩ vào năm 2022.

Các trường đại học tư thục mới được thành lập sẽ chia sẻ một mục tiêu chung: hỗ trợ chiến lược quốc gia, giải quyết các nút thắt về công nghệ và đào tạo nhân tài có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp của Trung Quốc phát triển.

Năm 2024, báo cáo của Viện nghiên cứu Hurun chuyên theo dõi các khoản đóng góp của tầng lớp giàu có Trung Quốc cho thấy, khoảng 70% các nhà tài trợ ưu tiên cho giáo dục, tăng đáng kể từ con số 58% vào năm 2023.

Li Mingbo, Phó khoa Viện Quảng Châu của vùng Vịnh Lớn, cho biết Trung Quốc đang rất cần nhân tài có kỹ năng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp quốc gia do hệ thống các trường đại học truyền thống của Trung Quốc đang phải vật lộn để theo kịp các ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng.

“Nếu không có thế hệ chuyên gia mới, Trung Quốc có nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua công nghệ toàn cầu”, ông Li cảnh báo.

Cũng theo chuyên gia này, ngày nay, các doanh nghiệp đang hào hứng thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ hơn các trường đại học nên việc các doanh nhân “xắn tay” vào lĩnh vực đào tạo nhân lực “là điều dễ hiểu”.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị thường niên của công ty vào tháng trước, tỷ phú Zhong cho rằng sứ mệnh của các trường đại học là thúc đẩy ranh giới kiến ​​thức và thúc đẩy những đột phá khoa học “từ con số không đến con số một”.

Tương tự như vậy, tầm nhìn của tỷ phú Cao Dewang là đưa vị thế của FYUST ngang tầm với Đại học Stanford (Mỹ). Theo các thông báo chính thức, FYUST được xây dựng để hỗ trợ chiến lược công nghiệp của Trung Quốc, với các khoa chuyên về khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật cơ khí và kinh tế kỹ thuật số.

Tỷ phú Yu, Chủ tịch Tập đoàn bán dẫn Trung Quốc Will Semiconductor với khối tài sản ước tính là 42,5 tỷ NDT cam kết đầu tư 30 tỷ NDT vào EIT với quyết tâm đưa cơ sở giáo dục này thành một trung tâm nghiên cứu chuyên về công nghệ ứng dụng.

Nhà kinh tế học Ma Guangyuan nhận định, Trung Quốc cần thêm nhiều trường đại học do các doanh nhân thành lập nếu muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

“Chúng ta cần thêm nhiều trường đại học theo mô hình như vậy để có thể giải quyết các thách thức đổi mới của Trung Quốc và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành”, ông viết trong một bài đăng trên Weibo tháng 1/2025.

Khoản đầu tư hiệu quả, ý nghĩa chính trị cao

Đối với các tỷ phú Trung Quốc, việc bỏ vốn vào các đại học tư thục là một khoản đầu tư tương đối hiệu quả, do tình hình kinh tế của Trung Quốc vẫn còn bất ổn và các cơ hội đầu tư truyền thống còn nhiều rủi ro, Simon Zhao, Phó khoa tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết.

“Việc thành lập các trường đại học đã trở thành giải pháp đôi bên cùng có lợi – phù hợp với các mục tiêu chiến lược quốc gia đồng thời mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài. Tại Trung Quốc, việc thành lập và điều hành các trường tư thục sẽ cho lợi nhuận tốt, cộng với việc chính phủ đang có quy định tương đối mở cửa đối với các hệ thống giáo dục tư thục, tạo động lực cho các doanh nhân cống hiến hết mình cho giáo dục”, ông Zhao cho hay.

Lĩnh vực giáo dục bất ngờ được nhiều tỷ phú Trung Quốc ưa chuộng đầu tư, vì sao vậy?
Đối với các tỷ phú Trung Quốc, việc bỏ vốn vào các đại học tư thục là một khoản đầu tư tương đối hiệu quả. (Nguồn: Getty)

Còn theo ông Donald Dai, Giám đốc điều hành tại một công ty công nghệ có trụ sở tại Thâm Quyến, những khoản đầu tư này trên thực tế rất có ý nghĩa về mặt chính trị.

“Đầu tư vào khoa học và công nghệ là hướng đi đúng đắn, xét trên phương diện về chính trị. Các lãnh đạo đất nước chắc chắn sẽ không quên những người đã đóng góp cho sự phát triển chiến lược của quốc gia”, ông Dai nói.

Làn sóng đầu tư vào các cơ sở giáo dục đại học trong giới tỷ phú Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang kêu gọi các doanh nhân đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Trong chuyến thăm và làm việc tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc vào năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình từng khuyến khích các doanh nhân học hỏi từ Trương Kiến, một nhà buôn cuối triều đại nhà Thanh, người đã thành lập hơn 300 trường học cho đất nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. ...

Xu hướng tăng trở lại

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều, thị trường lượng ít, gạo nguyên liệu nhích nhẹ, lúa xu hướng tăng. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Gạo nguyên liệu các loại nhích nhẹ, mặt hàng lúa có xu hướng tăng so với cuối tuần. ...

Trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa, góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp và quá trình vươn lên của tỉnh. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Sáng 10/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức Hội nghị về công tác cán bộ, trao quyết định về việc nghỉ hưu trước tuổi đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tại hội nghị,...

Trai làng Lại Yên ngâm mình trong nước lạnh để bắt vịt cầu may

Lễ hội bắt vịt của làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) được tổ chức với quan niệm thể thao lành mạnh và cầu cho thủy lợi tốt lành, mùa màng tươi tốt, con cháu trong gia đình mạnh khỏe, giỏi giang. Hàng năm cứ vào ngày 12 tháng Giêng, lễ hội Xuân của xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại được tổ chức trong không khí tưng bừng và náo nhiệt với nhiều trò chơi thú...

Quảng Nam phát triển 2.397 trạm thu phát sóng di động

Thông tin được Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Quảng Nam cho biết tại báo cáo sơ kết triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024. Theo đó, đến nay toàn tỉnh phát triển được 2.397 trạm BTS (trạm thu phát sóng di động); đường truyền cáp quang đã kéo đến 100% cấp xã, 90,2% cấp thôn (1.119/1.240 thôn), 121 thôn chưa có hạ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc “đại tu” chính sách thương mại của ông Trump có bước tiến mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào ngày 10/2 (giờ địa phương).

Apple chính thức chặn người dùng iPhone hạ cấp về iOS 18.2.1

Apple vừa chính thức khóa sign iOS 18.2.1, qua đó chặn người dùng iPhone chạy iOS 18.3 hạ cấp về phiên bản iOS cũ này.

Châu Âu không nên là “ưu tiên hàng đầu” của Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng việc Washington áp thuế với châu Âu sẽ đẩy lạm phát ở Mỹ tăng cao.

Kỳ thi tiếng Việt thu hút đông đảo thí sinh trên khắp Nhật Bản

Kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 8 đã diễn ra tại Đại học Osaka (Nhật Bản) do Hiệp hội tổ chức kỳ thi năng lực Việt ngữ (VTS) tổ chức với sự phối hợp của Trường Đại học Osaka, Trung tâm Việt Nam học, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJECPA) và Học viện ngoại ngữ Kanda Tokyo.

Hơn 30 nước nộp đơn xin gia nhập BRICS, Mỹ lên tiếng khẳng định vị trí hàng đầu của đồng USD

Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định, các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không thể tìm ra một đồng tiền thay thế cho đồng USD, dù có cố gắng đến đâu.

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Cùng chuyên mục

Nhiều ý kiến trái chiều về quy định dạy thêm mới, Bộ GD-ĐT: ‘Nên dành thời gian tự học, tự ôn tập’

Trước ngày thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực với nhiều điểm mới được đánh giá là quyết liệt nhằm hạn chế tiêu cực tồn tại nhiều năm qua, vẫn còn nhiều băn khoăn, vướng mắc. * Thông tư có...

Đại học Đà Nẵng: Nỗ lực đổi mới, sáng tạo, đột phá về chất lượng nghiên cứu khoa học

Để phấn đấu thực hiện nhiệm vụ lớn phát triển thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số 26/NQ-TW và Kết luận số 79/KL-TW của Bộ Chính trị, ĐH Đà Nẵng luôn chú trọng đột phá, nâng cao chất lượng hoạt động KHCN và ĐMST gắn liền với chuyển đổi số. “Đòn bẩy” là dựa trên...

Lan tỏa việc dạy và học tiếng Việt

Kỳ thi năng lực tiếng Việt được coi là cầu nối ngôn ngữ giữa hai nước trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. ...

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về số người học trực tuyến miễn phí

Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới (ngoại trừ Mỹ) trong năm 2024 sử dụng nền tảng trực tuyến miễn phí cho việc học tập. Theo Khan Academy (trụ sở tại Silicon Valley, Mỹ), trong năm 2024, có hơn 204 triệu phút học tập ghi nhận trên nền tảng của tổ chức này tại Việt Nam, với hơn 2 triệu tài khoản học tập được tạo lập. Với những con số này, Việt Nam vươn...

Trường đại học đầu tiên ở miền Trung được đào tạo thạc sĩ báo chí

(NLĐO) - Trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế đã được mở mã ngành đào tạo thạc sĩ báo chí kể từ năm 2025 với dự kiến 25 chỉ tiêu. ...

Mới nhất

Cải cách thuế và kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hành thuế công bằng và điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp...

Tôi tưởng sẽ mất con nhưng nhờ ghép tim, giờ con còn được chơi Tết…

Ánh nắng xuân dịu nhẹ, Huỳnh Tiến Phát (24 tuổi, thôn Phú Khương, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) ngồi bên hiên nhà chăm chút chú chim đang đợt thay lông. ...

Nhiều ý kiến trái chiều về quy định dạy thêm mới, Bộ GD-ĐT: ‘Nên dành thời gian tự học, tự ôn tập’

Trước ngày thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực với nhiều điểm mới được đánh giá là quyết liệt nhằm hạn chế tiêu cực tồn tại nhiều năm qua, vẫn còn nhiều băn khoăn, vướng mắc. ...

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 01 năm 2025

(MPI) - Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất nông nghiệp trong tháng 01/2025 tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa đông xuân, gieo trồng cây hoa màu trên cả nước. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt. Người dân chuẩn bị mặt bằng...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng đầu năm 2025 đạt 63,15 tỷ USD

(MPI) - Trong tháng 01, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 63,15 tỷ USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu giảm 4,3%; nhập khẩu giảm 2,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,03 tỷ USD. Theo số liệu được...

Mới nhất