Trang chủNewsThời sựLiệu thế giới có thể hạn chế sự nóng lên ở mức...

Liệu thế giới có thể hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C?


Ngưỡng an toàn 1,5 độ C

Kể từ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, mục tiêu quan trọng của hội nghị COP28 cũng như của thế giới được xác định là kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5⁰C, con số này khó đạt được ngày hôm nay, tuy nhiên nó lại rất quan trọng.

cop28 lieu the gioi co the han che su nong len toan cau o muc 15 do c hinh 1

Tấm bảng khổng lồ làm từ 125.000 tấm bưu thiếp riêng biệt, được đặt trên sông băng ở Thụy Sĩ để cảnh báo về sự nguy hiểm của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ảnh: AP

Nói cách khác, mục tiêu của thỏa thuận chính là giảm lượng khí thải nhằm ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu của hành tinh ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nó được ví như một cuộc cách mạng trên thế giới.

Các nhà khoa học cho biết ngưỡng 1,5 độ C đối với Trái đất được coi như một tuyến phòng thủ an toàn. Theo đó, việc bám sát ngưỡng này sẽ tạo cơ hội cho con người hành động trước khi các tác động khí hậu trở nên cực đoan do Trái đất nóng lên.

Giám đốc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) ở Đức Johan Rockström mô tả giới hạn 1,5 độ C “là một cấp độ mà chúng ta thực sự cần phải cố gắng và duy trì càng xa càng tốt”.

Nhưng để duy trì giới hạn đó, Liên hợp quốc cho biết lượng khí thải toàn cầu hiện nay cần phải giảm một nửa vào năm 2030, tức là thời hạn chỉ còn chưa đầy 7 năm nữa.

Trái đất đang sát ngưỡng 1,5 độ C đến mức nào?

Theo tính toán của các nhà khoa học, nhiệt độ toàn cầu tăng trung bình 0,08 độ C mỗi thập kỷ kể từ năm 1880. Tốc độ đó bắt đầu tăng nhanh vào năm 1981 và kể từ đó đã tăng hơn gấp đôi.

Mười năm nóng nhất từng được ghi nhận đều diễn ra sau năm 2010. Hiện các nhà khoa học khí hậu dự đoán rằng năm 2023 sẽ là năm nóng nhất lịch sử với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp là 1,43 độ C.

Hôm 20/11, Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo Trái đất đang bị đẩy vào quỹ đạo nóng lên thảm khốc lên tới 2,9 độ C trong thế kỷ này, do các quốc gia chưa thực sự hành động quyết liệt.

Những ngày trước khi diễn ra COP28, mức nhiệt độ cơ bản đã tăng trung bình 2 độ C, thậm chí tại đất nước Turkmenistan đã ghi nhận mức tăng nhiệt độ kỷ lục, tăng 10 độ C.

Điều gì xảy ra nếu Trái đất vượt ngưỡng 1,5 độ C?

Một báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) dự đoán nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt mức cao mới trong 5 năm tới. Trong khi đó, Liên hợp quốc cho biết việc hành tinh vượt qua ngưỡng 1,5 độ C sẽ đẩy nhanh hiện tượng nóng lên toàn cầu.

cop28 lieu the gioi co the han che su nong len toan cau o muc 15 do c hinh 2

Trái đất ấm lên do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự sống của con người. Ảnh: GI

Phó giám đốc Chương trình chung của MIT về Khoa học và Chính sách Thay đổi Toàn cầu Sergey Paltsev cho biết Trái đất vượt qua ngưỡng 1,5 độ C không có nghĩa là thảm họa sẽ ập tới nhân loại ngay lập tức. “Khoa học chưa bao giờ nói rằng ngày nhiệt độ vượt ngưỡng 1,51 độ C là ngày tận thế”, ông giải thích.

Thay vào đó, con người sẽ phải chịu tình trạng những thiên tai như bão, sóng nhiệt, hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn. Đây là yếu tố gây tác động sâu rộng đến đời sống.

Cụ thể, bão và lũ lụt đe dọa nơi ăn chốn ở của người dân cũng như cơ sở hạ tầng nhà nước, trong khi hạn hán kìm hãm nguồn cung cấp nước uống và hoạt động sản xuất lương thực, khiến giá cả tăng vọt. Sóng nhiệt gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi và người có bệnh nền, hệ miễn dịch yếu.

Liệu tác động ở mọi nơi có giống nhau?

Câu trả lời là không. Chẳng hạn như các quốc gia đang phát triển chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào lượng khí thải toàn cầu, nhưng họ lại phải chịu những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu. Ví dụ, Pakistan chỉ thải ra ít hơn 1% lượng khí thải carbon trên thế giới nhưng lại là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất trước biến đổi khí hậu.

Ông Muhammad Mumtaz, trợ lý giáo sư tại Đại học Phụ nữ Fatima Jinnah ở Pakistan, cho biết 1/3 dân số sống trong khu vực thành thị nước này đang cảm nhận rõ nắng nóng gay gắt.

“Nhiều thành phố khác nhau trên khắp Pakistan đã ghi nhận nhiệt độ hơn 40 độ C, trong đó có những thành phố lên tới 51 độ C. Điều này rất đáng lo ngại”, ông Mumtaz chia sẻ.

Ông Archibong Akpan, chuyên gia về chính sách khí hậu ở Nigeria tại Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC), chỉ ra các đợt nắng nóng và lốc xoáy, cùng với mức độ nghèo đói cao, là bằng chứng cho thấy tình trạng nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lương thực của châu Phi.

“Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực và cây trồng”, ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng việc gia tăng các tác động hiện có “sẽ tàn phá rất nhiều sinh kế”.

Làm thế nào để thích ứng?

Mặc dù tốc độ nóng lên toàn cầu có thể được kìm hãm bằng cách ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch, nhưng các nhà khoa học cho rằng ngay cả khi tất cả khí thải của con người biến mất ngay lập tức, nhiệt độ Trái đất vẫn sẽ tiếp tục tăng trong vài thập kỷ do những tác động từ trước. Nghĩa là biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

Vì vậy, việc thích ứng với những thay đổi của thời tiết mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản là rất quan trọng.

Hiện có nhiều quốc gia, khu vực và thành phố đã nghiên cứu thành công các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong một thời gian dài. Ví dụ, Hà Lan có địa hình thấp và bằng phẳng, chỉ có khoảng 50% diện tích đất nằm cao hơn 1 m so với mực nước biển. Do đó, quốc gia này đã xây dựng tổng cộng khoảng 3.500 công trình lấn biển, thành phố được xây dựng dọc các con kênh. Đáng chú ý, các công trình này được các kỹ sư Hà Lan tính toán rất kỹ về vấn đề thích ứng, chống chọi với các đợt thủy triều và ngập lụt.

Nhiều quốc gia châu Phi cũng đang thực hiện các kế hoạch nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, tuy nhiên quy mô còn thấp vì không đủ tài chính.

Từ lâu, các quốc gia đang phát triển đã kêu gọi các quốc gia giàu có chịu trách nhiệm về lượng khí thải khổng lồ thông qua quỹ “Tổn thất và Thiệt hại” vừa chính thức được thành lập. Số tiền trong quỹ này sẽ được dùng để hỗ trợ các nước đang phải chịu thiệt hại nặng nề bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, giúp họ thích ứng với chúng.

Hoài Phương (theo DW)



Nguồn

Cùng chủ đề

Giới trẻ “kích hoạt” hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn, gióng lên hồi chuông cảnh báo về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Trái đất cách đây 500 triệu năm từng nóng hơn ta nghĩ

Trong thời kỳ động vật và thực vật trên cạn tiến hóa này, nhiệt độ trung bình toàn cầu dao động quanh mức 24°C và đôi khi lên tới 36°C. Điều này so với nhiệt độ hiện tại chỉ ở mức khoảng 14°C-15°C. ...

Chuyển hướng đầu tư | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Tổ chức phi chính phủ Urgewald và 17 đối tác vừa phát hành báo cáo về tình hình đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trong năm 2023. Theo báo cáo, 7.500 nhà đầu tư tổ chức trên toàn thế giới nắm giữ 4,3 ngàn tỷ USD trái phiếu và cổ phiếu của các công ty nhiên liệu hóa thạch trong năm 2023. Tại Hội nghị về biến đổi khí hậu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đối mặt với Sông Gâm

(NB&CL) Ở bến Thượng Lâm tôi đã không mặc cả với sông Gâm khi leo lên thác Khuổi Nhi. Rằng: “Sau khi leo núi, nhìn thác lội suối, rồi đứng im nín thở cho bầy cá liếm chân, cảm giác cá liếm chân như được đi mát xa ở các tiệm spa...

Đề xuất của ông Trump về Gaza bị phản đối mạnh mẽ

(CLO) Đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc di dời hàng trăm nghìn người Palestine khỏi Gaza đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia đồng minh của Mỹ, bao gồm Jordan và Ai Cập. ...

Phiến quân tiến vào trung tâm Goma, tình hình CHDC Congo hỗn loạn

(CLO) Ngày 27/1, phiến quân M23 tại CHDC Congo đã tiến vào trung tâm thành phố Goma, chỉ vài giờ sau khi tuyên bố chiếm được thành phố này, bất chấp lời kêu gọi ngừng tấn công từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. ...

Colombia đồng ý tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất từ Mỹ sau căng thẳng ngoại giao

(CLO) Tối 26/1, Nhà Trắng thông báo rằng Colombia đã đồng ý tiếp nhận những người nhập cư bị Mỹ trục xuất bằng máy bay, sau khi hai máy bay quân sự Mỹ chở người nhập cư bị chặn vào sáng cùng ngày. ...

Giả mạo công an, ngân hàng thông báo chương trình tri ân dịp tết, lì xì online

(CLO) Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán, cơ quan chức năng đã lên tiếng cảnh báo tình trạng các đối tượng giả mạo công an, nhân viên ngân hàng,... thông báo chương trình tri ân dịp tết, lì xì online. ...

Bài đọc nhiều

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Cơ quan nào sẽ được kiểm tra đột xuất trung tâm đăng kiểm?

Tăng cường phân cấp gắn với thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm địnhTheo...

Đảng Cộng hòa có thể phá vỡ ‘Bức tường xanh’?

(CLO) Cựu Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa phải phá bỏ một phần "Bức tường xanh" của Đảng Dân chủ để giành lại Nhà Trắng. ...

Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm...

Tay vợt cầu lông Việt Nam giành huy chương bạc giải trẻ châu Á

Dù mới 13 tuổi (sinh năm 2011), nhưng Thu Huyền đã được thi đấu ở lứa tuổi 15. Ở trận chung kết diễn ra sáng nay (25/8), Thu Huyền gặp Tanvi Patri (Ấn Độ).Ở ván đầu tiên của trận chung kết, Nguyễn Thị Thu Huyền thua sát nút 20-22. Sang ván thứ hai, tay vợt của cầu lông Việt Nam dù rất cố gắng, nhưng em thua tiếp 11-21.Chung cuộc, Nguyễn Thị Thu Huyền thua chung cuộc 0-2...

Cùng chuyên mục

“Đất” trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TN&MT) - Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Trong 2 câu thơ đều có 2 chữ đất, đất đai và đất nước. ...

Ngành TN&MT Tuyên Quang chủ động, linh hoạt, tạo bứt phá thực hiện nhiệm vụ trọng tâm

(TN&MT) - Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó, ngành TN&MT Tuyên Quang có vai trò rất quan trọng đối với công tác xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật trong...

Ngành TN&MT tạo sức bật để Thanh Hóa phát triển bền vững

(TN&MT) - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 12,16%, vượt kế hoạch và đứng thứ 2 cả nước. Để đạt kết quả này, ngành Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã nỗ lực thực hiện, đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển chung của tỉnh trong năm qua - năm “bản lề” để Thanh Hóa vươn lên hội nhập cùng với cả...

Tài xế đăng tải hình ảnh cho con trai 12 tuổi lái ôtô “cho vui”

(NLĐO)- Ông L. thừa nhận cho con trai ngồi ở ghế lái và nói với cháu là sẽ quay video con mình điều khiển ôtô cho vui ...

Cháy 20ha rừng ở Hạ Long ngày 28 Tết

20ha rừng thông tại phường Đại Yên (TP Hạ Long, Quảng Ninh) bị cháy trong ngày 28 Tết Nguyên đán, ngọn lửa áp sát nhà dân. Ngày 27/1, xác nhận với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND phường Đại Yên (TP Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy rừng diện rộng. Cụ thể, ngọn lửa được người dân phát hiện vào khoảng 12h ngày 27/1 (tức 28 Tết) tại khu Đại...

Mới nhất

Rực rỡ sắc hoa đào trên độ cao 800 m ở Bình Định

TPO - Nằm ở độ cao 800m so với mặt nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh được ví như “Đà Lạt của Bình Định” bởi khí hậu ôn đới, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ nơi vùng sơn cước này. Nơi đây, có vườn hoa đào rực rỡ đang đua nhau khoe sắc ngày...

Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐTV vừa đề xuất tham gia đầu tư, phát triển Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với công suất 6 triệu hành khách/năm. Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân...

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác phát triển du lịch hướng đến kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại...

Ngày 22/01, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Hình Cửu Cường - Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo...

Giá bán nhiều loại rau củ, thịt heo… vẫn giữ ổn định dù vào cao điểm Tết

Ngày 27 và 28 Tết được xem là hai ngày cao điểm của sức mua nhưng do năm nay mức tiêu thụ tương đối chậm nên giá bán phần lớn ổn định, thậm chí có mặt hàng giảm giá. ...

“Đất” trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TN&MT) - Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Trong 2 câu thơ đều có 2 chữ đất, đất đai và đất nước. ...

Mới nhất