Trang chủNewsThế giớiLiệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng ở tuổi 78, câu hỏi đặt ra là liệu nhà lãnh đạo này có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao giống nhiệm kỳ đầu hay không?

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf hay không?
Ông Trump có thể dùng ngoại giao golf để thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối nội và đối ngoại trong nhiệm kỳ tới. (Nguồn: Getty)

Golf là một môn thể thao quý tộc có nguồn gốc từ hoàng gia Scotland vào thế kỷ XVI và đã được phát triển qua nhiều thế kỷ. Không chỉ đơn giản là trò tiêu khiển của các hoàng tử, quý tộc trong quá khứ, golf đã trở thành công cụ ngoại giao giữa các nhà lãnh đạo thế giới vào giữa thế kỷ XX.

Các tài liệu lịch sử ghi nhận Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower (giai đoạn năm 1953-1961) là người tiên phong trong ngoại giao golf. Ông Eisenhower nổi tiếng khi tiến hành các cuộc đàm phán không chính thức với các nhà lãnh đạo phương Tây và Arab, bao gồm Thủ tướng Anh Winston Churchill, Quốc vương Saudi Arabia Saud bin Abdulaziz Al Saud, Thủ tướng Australia Robert Menzies, Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Thủ tướng Nhật Bản Kishi Nobusuke. Những cuộc gặp gỡ trên sân golf thường mang lại kết quả ngoại giao hữu hình và giúp củng cố các liên minh.

Các tổng thống Mỹ sau này cũng tận dụng bộ môn thể thao golf để xây dựng các mối quan hệ. Ví dụ, Tổng thống Barack Obama đã có các cuộc thảo luận với nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong các chuyến đi chơi golf, hay Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình (2017–2021), đã coi golf không chỉ là niềm đam mê cá nhân mà còn là nền tảng cho các tương tác chính trị và ngoại giao. Ông đã gặp gỡ các nhà hoạch định chính sách trong nước, các thành viên Quốc hội và nhân vật quốc tế như Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman hay Thủ tướng Australia Scott Morrison trên sân golf.

Một kết quả đáng chú ý của các trận đấu golf này là việc củng cố quan hệ Mỹ-Nhật Bản. Các ván đấu golf của ông Trump với ông Abe tượng trưng cho một chương mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.

Giờ đây, khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng ở tuổi 78, một số câu hỏi đặt ra là liệu nhà lãnh đạo này có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao hay không? Ông có còn năng lượng và nhiệt huyết cho ngoại giao golf hay không? Và quan trọng hơn, liệu ông có thể thông qua môn thể thao này để thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối nội và đối ngoại của mình hay không?

Nhân tố mới trên sân golf

Trong trường hợp ông Trump tiếp tục sử dụng ngoại giao golf, một trong những điều người ta quan tâm là ông sẽ thu hút những nhân vật mới nào đến với sân chơi golf của mình.

Trong nhiệm kỳ trước, Tổng thống Trump đã đưa các đồng minh truyền thống của Mỹ đến với sân chơi này. Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị đã thay đổi kể từ đó, nên liệu ông có mở rộng lời mời của mình tới các đối tác phi truyền thống, chẳng hạn như Taliban không?

Đây không phải là một kịch bản xa vời. Sau khi ký Thỏa thuận Doha với Taliban vào ngày 29/2/2020, ông Trump đã bày tỏ sự cởi mở khi mời các lãnh đạo của lực lượng này đến Trại David. Mặc dù ý tưởng này vấp phải sự chỉ trích, nhưng nó nhấn mạnh cách tiếp cận ngoại giao không chính thống của ông Trump. Không thể loại trừ khả năng ông sẽ tiếp đón các đại diện của Taliban tại một sân golf hoặc một địa điểm khác nếu ông thấy tiềm năng thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Mỹ.

Lịch sử chính quyền Tổng thống Trump cho thấy xu hướng đưa ra các quyết định khó đoán thay vì tuân thủ một chính sách đối ngoại có cấu trúc. Sau khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, ông có thể cân nhắc ý tưởng sử dụng ngoại giao golf để xử lý quan hệ với Afghanistan, đặc biệt là khi xét đến tầm quan trọng chiến lược lâu dài của khu vực này.

Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump thường hành động theo bản năng, ít dựa vào các chuẩn mực ngoại giao truyền thống và có xu hướng xử lý các vấn đề theo khả năng đàm phán cá nhân của mình. Phong cách phi truyền thống này khiến người ta hình dung rằng ông có thể xoay trục giữa các lựa chọn, từ việc đối thoại với Taliban đến tái khẳng định ảnh hưởng của Mỹ tại Afghanistan thông qua các phương thức khác nhau.

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf hay không?
Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và ông Donald Trump chơi golf tại Palm Beach, bang Florida, Mỹ, ngày 18/4/2018. (Nguồn: Nikkei)

Chờ đợi “sự hồi sinh”

Mặc dù vậy, khuynh hướng có phần khoa trương và sự gây chú ý của ông Trump có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực sử dụng ngoại giao golf hiệu quả.

Không giống như các liên minh truyền thống tương đối cơ bản của thời Tổng thống Eisenhower, bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay đầy rẫy phức tạp. Việc thu hút các đối tác mới, chẳng hạn như Taliban, không chỉ gây tranh cãi về mặt ngoại giao mà còn có nhiều thách thức về mặt hậu cần. Mặt khác, các lãnh đạo của Taliban không quen chơi golf nên có thể sẽ không chấp nhận những lời đề nghị như vậy.

Hơn nữa, trong nhiệm kỳ tới, người ta cũng quan tâm liệu ông Trump có ưu tiên các động thái tượng trưng hơn chính sách thực chất hay không và liệu ngoại giao golf của ông có thể mang lại kết quả hữu hình hay chỉ đóng vai trò đơn giản như một thú vui?

Mặc dù xu hướng lãnh đạo của ông Trump thường khó có thể nắm bắt, nhưng việc tỷ phú Mỹ dựa vào sức hút cá nhân và các phương pháp phi truyền thống khiến chúng ta mong đợi được chứng kiến ​​sự hồi sinh của ngoại giao golf. Còn đối tượng của ngoại giao golf sẽ liên quan đến các đồng minh truyền thống hay những “người chơi mới” (như Taliban) thì vẫn là ẩn số.

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là khi trở lại Nhà Trắng, chính sách đối ngoại của ông Trump có thể sẽ tiếp tục “màu sắc” đặc trưng bởi những động thái táo bạo, khó lường. Và ngoại giao golf có đóng vai trò nổi bật trong chiến lược này hay không, hay liệu nó có hiệu quả trong bối cảnh địa chính trị hiện nay hay không, thì vẫn còn phải chờ xem.





Nguồn: https://baoquocte.vn/lieu-ong-trump-co-tai-xuat-voi-ngoai-giao-golf-294596.html

Cùng chủ đề

Donald Trump tự tin về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra tuần trước. ...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Ông Trump đã làm những gì kể từ khi trở lại Nhà Trắng?

(CLO) Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp và thực hiện nhiều hành động nhằm thực hiện các cam kết trong chiến dịch tranh cử. ...

Ông Marco Rubio: Từ đối thủ của ông Trump tới Ngoại trưởng Mỹ

(Dân trí) - Ông Marco Rubio đã làm nên lịch sử khi là người Mỹ gốc Cuba đầu tiên giữ chức ngoại trưởng Mỹ. Ngày 20/1, Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa lãnh đạo xác nhận ông Marco Rubio trở thành Ngoại trưởng mới của Mỹ theo đề cử của Tổng thống Donald Trump.Ông Rubio, 53 tuổi, làm nên lịch sử khi là người Mỹ gốc Cuba đầu tiên giữ chức vụ này.Ông Marco Rubio, tốt nghiệp ngành Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Miền thương miền nhớ” và sự kết nối giá trị liên văn hóa

Sách “Australia - Miền thương miền nhớ” của tác giả Hồng Chi là những trang viết thể hiện góc nhìn, trải nghiệm liên văn hóa sống động, sâu sắc dưới con mắt của một cựu du học sinh người Việt Nam tại Australia được phát hành rộng rãi tại Việt Nam và toàn cầu. Chỉ sau một tuần được giới thiệu trên nền tảng Amazon, sách đã được sự đón nhận của đông đảo độc giả người Việt trên khắp thế giới.

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump “rất khác”

Thay vì lo lắng và ấp ủ những chiến lược lớn để đối phó với chính sách "gây áp lực tối đa' của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Iran đang tỏ ra lạc quan về một tương lai mới trong quan hệ với Mỹ.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump “rất khác”

Thay vì lo lắng và ấp ủ những chiến lược lớn để đối phó với chính sách "gây áp lực tối đa' của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Iran đang tỏ ra lạc quan về một tương lai mới trong quan hệ với Mỹ.

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Tọa đàm Hạ tầng số

(MPI) - Trưa ngày 22/01/2025, theo giờ địa phương, tại Davos, Thuỵ Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tập đoàn Sovico tổ chức Tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới về chủ đề "Hạ tầng số - Năng lượng xanh: Vươn mình trong kỷ nguyên...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Mới nhất