Trang chủNewsThế giớiLiệu có còn “phép màu”?

Liệu có còn “phép màu”?


Trong khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn với chi phí sinh hoạt ngày một leo thang, Trung Quốc lại phải đối mặt với vấn đề ngược lại, đó là giá cả giảm.

Hồi tháng 7, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chính thức rơi vào tình trạng giảm phát lần đầu tiên sau 2 năm do giá tiêu dùng giảm 0,3%, đi ngược lại xu hướng tăng giá toàn cầu đối với mọi thứ, từ năng lượng đến thực phẩm.

Mặc dù giá thấp hơn nghe có vẻ hấp dẫn đối với người tiêu dùng bình thường, nhưng các nhà kinh tế coi giảm phát là một dấu hiệu xấu cho nền kinh tế. Giá giảm trong một thời gian dài, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng giảm chi tiêu và các công ty cắt giảm sản xuất, dẫn đến sa thải nhân viên và giảm lương.

Nền kinh tế Trung Quốc trượt vào giảm phát là dấu hiệu mới nhất trong một loạt các dấu hiệu cảnh báo làm dấy lên nghi ngờ về sức mạnh phục hồi sau đại dịch của nước này.

Tăng trưởng mờ nhạt

Trước đây, Trung Quốc đã từng rơi vào tình trạng giảm phát, nhưng các nhà kinh tế lo ngại hơn về sự sụt giảm giá lần này. Lần cuối cùng giá giảm là vào đầu năm 2021, khi hàng triệu người bị phong tỏa và các nhà máy phải đóng cửa do các hạn chế về Covid.

Trung Quốc hiện được cho là đang trên đà phục hồi sau khi dỡ bỏ các biện pháp zero Covid vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, cho đến nay, sự phục hồi của Trung Quốc vẫn còn mờ nhạt.

Thế giới - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Liệu có còn “phép màu”?

Những người đi làm băng qua một giao lộ trong giờ cao điểm buổi sáng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 16/5. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phục hồi chậm chạp sau Covid do áp lực từ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu trì trệ. Ảnh: SCMP

Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã phục hồi từ mức thấp trong thời kỳ đại dịch, một số ngân hàng đầu tư đã hạ triển vọng của Trung Quốc vào năm 2023 do lo ngại nước này không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% nếu không có các biện pháp kích thích lớn.

Ở trong nước, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn thận trọng trong việc chi tiêu sau khi phải chịu đựng các đợt phong tỏa mệt mỏi, tước đi cơ hội thúc đẩy tiêu dùng quan trọng của nền kinh tế.

Ở nước ngoài, các quốc gia đang nhập khẩu ít hơn từ các nhà máy của Trung Quốc trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu không chắc chắn và căng thẳng địa chính trị ngày một gia tăng.

Mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã phục hồi sau thời gian tạm lắng vì đại dịch, nhưng nó vẫn chưa đạt mức tăng trưởng 2 con số như đầu những năm 2000.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước vô vàn thách thức như tỉ lệ sinh thấp kỷ lục, thương mại quốc tế suy giảm, dư nợ của chính quyền địa phương cao, thị trường bất động sản đi xuống, v.v. Đầu tháng 8, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không còn công bố dữ liệu về thanh niên thất nghiệp sau khi tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi lên tới 20%.

“Trung Quốc cần một cái gì đó mới giúp tăng thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình, đồng thời chuyển các nguồn lực ra khỏi khu vực nhà nước và đầu tư sang khu vực tiêu dùng”, theo ông George Magnus, một cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Oxford.

Mục tiêu khiêm tốn

Giữa lúc Trung Quốc lao đao vì giá cả sụt giảm, thì Mỹ – cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, lại “đau đầu” vì lạm phát.

Mỹ đã phải vật lộn với giá tiêu dùng tăng trong 18 tháng qua, và chỉ số lạm phát nước này hồi tháng 7 vẫn ở mức 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đặt ra.

Mặc dù Trung Quốc đặt mục tiêu chính thức là 5% cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay, nhưng đó là mức tăng hàng năm so với năm 2022, một năm mà hoạt động kinh tế bị hạn chế nghiêm trọng bởi các quy tắc “zero Covid”.

Các nhà kinh tế của Bloomberg cho rằng con số 5% này chỉ tương đương với 3% trong điều kiện bình thường, và không cao hơn nhiều so với mức 2,5% mà JPMorgan hiện dự đoán cho nền kinh tế Mỹ. Tốc độ tăng trưởng này không phù hợp với một quốc gia từng là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trước đại dịch.

Thế giới - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Liệu có còn “phép màu”? (Hình 2).

Khách du lịch đến Thâm Quyến vào ngày đầu tiên Trung Quốc mở cửa lại biên giới hôm 8/1/2023. Ảnh :SCMP

Các vấn đề về kinh tế Trung Quốc có thể là kết quả của chính sách zero Covid. Phản ứng nghiêm ngặt của quốc gia này đối với đại dịch, bao gồm việc phong tỏa hàng loạt và kiểm soát biên giới, có thể cứu được nhiều mạng sống hơn so với những nỗ lực ở Mỹ và các nơi khác, nhưng nó để lại dư âm kinh tế tồi tệ hơn nhiều.

Chuyên gia chính sách kinh tế Mỹ Adam Posen cho rằng những gì đang diễn ra ở Trung Quốc chính là “sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc”. Theo ông Posen, chính các quy tắc kiểm soát Covid nghiêm ngặt đã khiến người dân lo ngại về tình hình kinh tế của đất nước, do đó tích trữ nhiều hơn dù lãi suất thấp, dẫn đến giảm phát.

Các nhà kinh tế cũng đã theo dõi sự sụt giảm lớn trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc. Đây có thể là hệ quả của các biện pháp hạn chế Covid-19, cũng là kết quả của cuộc chiến thương mại do chính quyền Mỹ khởi xướng chống lại Bắc Kinh.

Triển vọng phục hồi

Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc đã khiến một số nhà quan sát nhớ lại những khó khăn mà Nhật Bản phải đối mặt vào đầu những năm 1990, khi sự sụp đổ của bong bóng tài sản khổng lồ dẫn đến một chu kỳ giảm phát và tăng trưởng trì trệ kéo dài hàng thập kỷ.

Tuy nhiên, Trung Quốc có một số lợi thế so với Nhật Bản trong những năm 1990.

Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng nước này không giàu bằng Nhật Bản vào thời điểm khủng hoảng kinh tế và với tư cách là một quốc gia có thu nhập trung bình, nước này còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Bà Alicia Garcia-Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natixis (Pháp) cho rằng tình hình 2 nước khá giống nhau, nhưng điểm khác biệt là Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng”.

“Dù khó đạt được mức tăng trưởng 5%, nhưng ít nhất Trung Quốc cũng không tăng trưởng âm giống như Nhật Bản vào thời điểm đó”, bà cho biết.

Thế giới - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Liệu có còn “phép màu”? (Hình 3).

Động thái giảm lãi suất cho vay kỳ hạn một năm của ngân hàng trung ương Trung Quốc PBOC hôm 21/8 khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng vì họ chờ đợi nhiều động thái mạnh mẽ hơn của chính phủ Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế. Ảnh: China Daily

Bà Garcia-Herrero cho biết, lãi suất ở Trung Quốc cũng cao hơn nhiều so với lãi suất ở Nhật Bản vào thời điểm xảy ra khủng hoảng, có nghĩa là Ngân hàng Trung Quốc vẫn còn cơ hội điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình.

Hôm 21/8, ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm lãi suất cho các khoản vay kỳ hạn một năm từ 3,55% xuống 3,45% nhằm hỗ trợ cho hoạt động cho vay doanh nghiệp.

Ông Christopher Beddor, phó giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại công ty tư vấn Gavekal Dragonomics cho biết, Bắc Kinh vẫn có thể tung ra nhiều hỗ trợ hơn cho nền kinh tế, nhưng một gói kích thích lớn khó có thể xảy ra vì họ muốn nhắm mục tiêu hỗ trợ vào các nhà sản xuất hơn là người tiêu dùng.

Theo ông Beddor, giá tiêu dùng của Trung Quốc có thể phục hồi vào cuối năm nay nếu niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện, và yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến niềm tin của người tiêu dùng chính là hoạt động hiệu quả của nền kinh tế.

“Nếu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trở lại mức 6-7%, niềm tin của các hộ gia đình sẽ phục hồi”, ông khẳng định

Nguyễn Tuyết (Theo Al Jazeera, Washington Post)





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá ngoại tệ ngày 28/3/2025: USD giảm sau khi chính sách thuế ô tô được công bố

DNVN - Đồng USD suy yếu trong ngày 28/3/2025 sau khi ông Trump thông báo về chính sách thuế thương mại đối với ô tô. ...

Giá vàng tăng thẳng đứng lên sát 101 triệu đồng/lượng

Nhu cầu nắm giữ vàng để phòng ngừa rủi ro tăng cao đã đẩy giá vàng thế giới tăng dữ dội lên 3.085,7 USD/ounce, trước khi kết thúc tuần giao dịch vào hôm nay, 29-3. Căng thẳng thuế quan đốt nóng giá vàng Như vậy...

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Giải pháp cho sự phát triển bền vững (Bài 2)

Dù đã được đầu tư và có những bước tiến mới hướng đến phát triển bền vững nghề làm muối tại Bạc Liêu. Thế nhưng, để nâng cao đời sống, làm giàu từ nghề muối, thì cần có những giải pháp cụ thể, căn cơBộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ đầu tư 10 tuyến kênh xuyên rừng, dẫn nước thủy lợi Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai) để tưới mát hơn 2.000ha cây trồng, giúp cho người...

Giá vàng tăng sốc, cao nhất mọi thời đại

Tối nay, 27-3, giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh lên mức 3.060 USD/ounce - cũng là đỉnh cao nhất mọi thời đại. Trong nước, giá vàng miếng SJC bán ra cuối ngày hôm nay ở mức 98,9 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng/lượng...

Fed giảm thắt chặt định lượng, dòng tiền có xu hướng chuyển dịch sang vàng

Vàng đứng trước nhiều yếu tố thúc đẩy giá tăng nhưng vẫn có các yếu tố bất ngờ gây đảo chiều, như khả năng chấm dứt xung đột Nga – Ukraine sớm. Chuyên gia từ Pinetree giá vàng vẫn có khả năng tăng thêm 5-10% trong thời gian tới. Chuyên gia Pinetree: Fed giảm thắt chặt định lượng, dòng tiền có xu hướng chuyển dịch sang vàngVàng đứng trước nhiều yếu tố thúc đẩy giá tăng nhưng vẫn có các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Ông Yoon trở thành tổng thống Hàn Quốc đầu tiên ra tòa hình sự khi đương nhiệm

Tổng thống bị luận tội tại Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vừa ra tòa hình sự lần đầu vào sáng 20.2, dù quy định của phiên thẩm vấn sơ bộ không bắt buộc ông có mặt. ...

Brazil trong vai trò Chủ tịch BRICS 2025

Là chủ tịch luân phiên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) trong năm 2025, Brazil sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm này dự kiến vào tháng 7.

Pháp khẳng định năng lượng hạt nhân là vấn đề không thể thương lượng

Theo AFP, ngày 9-6, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire khẳng định năng lượng hạt nhân là vấn đề không thể thương lượng. Quang cảnh nhà...

Australia nối lại tài trợ cho UNRWA

Ngày 15-3, Ngoại trưởng Penny Wong cho biết, Australia sẽ tiếp tục tài trợ cho Cơ quan cứu trợ dành cho người Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA). Tuyên bố được đưa ra gần 2 tháng sau khi Australia tạm dừng các hoạt động tài trợ vì cáo buộc một số nhân viên của cơ quan này tham gia vào vụ việc phong trào Hamas tấn công vào Dải Gaza ngày...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Mới nhất