Trang chủNewsThế giớiLiên tiếp nhận viện trợ quân sự "khủng" từ Washington, Israel đang...

Liên tiếp nhận viện trợ quân sự “khủng” từ Washington, Israel đang sử dụng vũ khí Mỹ như thế nào tại Dải Gaza?



Với cường độ tấn công như hiện nay, kho dự trữ đạn dược và tên lửa cho hệ thống phòng không của Israel sẽ cần liên tục được bổ sung. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ.

Kể từ khi lực lượng Hamas bất ngờ tấn công Israel ngày 7/10, Israel đã thả hơn 6.000 quả bom xuống Dải Gaza. Ở chiều ngược lại, phiến quân Hamas cũng đã bắn hơn 7.000 quả rocket từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel, trong số đó nhiều quả đã bị tên lửa thuộc hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel đánh chặn.

Với cường độ tấn công như vậy, kho dự trữ đạn dược và tên lửa cho hệ thống phòng không của Israel sẽ cần liên tục được bổ sung. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ.

Washington đã cam kết tăng cường hỗ trợ quân sự cho Israel, bất chấp việc chính quyền Tổng thống Biden bị chỉ trích vì đã không thể ngăn chặn được Israel – quốc gia nhận viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ, gây thương vong lớn cho dân thường khi tấn công Dải Gaza.

'Đột nhập' kho vũ khí mà Chính phủ Mỹ tài trợ cho Israel ở Gaza
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã trở thành một trong những lực lượng vũ trang có sức mạnh hàng đầu thế giới. (Nguồn: Reuters)

Dấu ấn đậm nét của Washington

R. Clarke Cooper, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị-quân sự, từng đảm nhiệm giám sát công tác chuyển giao vũ khí của Mỹ, cho biết các loại vật tư, trang thiết bị quốc phòng của Israel sẽ được tiếp tế bổ sung dựa trên nhịp độ tiêu thụ, sử dụng trong các hoạt động quân sự ở Dải Gaza.

Mỹ đã cam kết gửi cho Israel các tên lửa phòng không sử dụng cho hệ thống Vòm Sắt, bom đường kính nhỏ (SDB) và bộ kít JDAM biến bom không điều khiển thành loại được dẫn đường chính xác bằng GPS. Tập đoàn Boeing của Mỹ được cho là đang đẩy nhanh việc bàn giao cho Israel số lượng lên tới 1.800 JDAM được sản xuất ở St. Charles, Missouri.

Theo ông R. Clarke Cooper, hiện là thành viên cao cấp không thường trực tại Hội đồng Đại Tây Dương, những đợt bổ sung này sẽ được thực hiện cùng với các thỏa thuận đã ký trước đó với Israel liên quan việc bàn giao các loại vũ khí tiên tiến, như máy bay chiến đấu F-35, máy bay trực thăng hạng nặng CH-53 và máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-46.

Ngày 2/11, chính quyền Tổng thống Biden cũng đã yêu cầu Quốc hội Mỹ cung cấp thêm viện trợ cho Israel và Hạ viện đã thông qua kế hoạch viện trợ 14,3 tỷ USD cho Israel. Đề xuất tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ cho các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Israel, đồng thời bổ sung kho dự trữ quân sự mà Mỹ đã cung cấp cho Israel.

Dù việc viện trợ cho Israel có sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng, nhưng chính quyền Mỹ lại đề xuất cùng với gói viện trợ hơn 60 tỷ USD dành cho Ukraine. Điều này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ một số đảng viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội.

Khoản viện trợ bổ sung cho Israel nằm trong hoạt động hỗ trợ quân sự kéo dài hàng thập kỷ mà Washington dành cho Tel Aviv. Nhờ đó, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã trở thành một trong những lực lượng vũ trang có sức mạnh hàng đầu thế giới.

Kể từ khi Nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, Mỹ đã cung cấp cho Israel hơn 130 tỷ USD hỗ trợ an ninh, nhiều hơn số tiền Mỹ cung cấp cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Mỹ hiện vẫn cung cấp cho Israel khoảng 3,8 tỷ USD hỗ trợ an ninh mỗi năm.

Trong nhiều thập kỷ, mục đích của hoạt động hỗ trợ quân sự này của Mỹ là để đảm bảo cho Israel, đồng minh thân cận nhất trong khu vực Trung Đông, duy trì “lợi thế quân sự” với chất lượng áp đảo so với quân đội các nước láng giềng.

Elias Yousif, chuyên gia quân sự của Mỹ tại Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, D.C., cho biết nhờ sự hỗ trợ lâu dài này mà lĩnh vực quốc phòng của Israel mang dấu ấn đậm nét với hoạt động hỗ trợ quân sự và các trang thiết bị của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng, qua đó Israel đã phát triển ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ của mình.

Nguồn tài trợ quân sự nước ngoài của Mỹ hiện chiếm khoảng 16% ngân sách quốc phòng Israel.

Vai trò của vũ khí Mỹ bị đặt nghi vấn

Khi các nhóm bảo vệ nhân quyền bày tỏ quan ngại về việc hoạt động quân sự của Israel ở Dải Gaza gây thương vong lớn đối với dân thường, vai trò của Mỹ trong việc duy trì sức mạnh của lDF bị đặt nghi vấn.

Annie Shiel, Giám đốc phụ trách Vận động tại Mỹ của Tổ chức nhân quyền Center for Civilians in Conflict – một tổ chức bảo vệ thường dân trong các cuộc xung đột, cho rằng, “vì vai trò đặc biệt của Mỹ trong việc hỗ trợ quân sự cho Israel, nên Washington phải chịu trách nhiệm đảm bảo sự hỗ trợ của mình không gây ra tổn hại nghiêm trọng cho dân thường và có thể vi phạm Luật Nhân đạo quốc tế”.

'Đột nhập' kho vũ khí mà Chính phủ Mỹ tài trợ cho Israel ở Gaza
Gaza đang bị tàn phá mỗi ngày bằng các đợt oanh kích quy mô lớn của Israel. (Nguồn: Getty)

Michael Hanna, Giám đốc Chương trình Mỹ tại Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) nhận định: “Công chúng nhận thức rằng Mỹ là một phần của chiến dịch quân sự này. Điều đó sẽ gây rắc rối vì thời gian tới sẽ còn rất nhiều điều tồi tệ xảy đến trong cuộc chiến. Và đó là điều khiến chính quyền Mỹ lo ngại”.

Ngày 30/10, Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh tuyên bố, Mỹ không đặt ra bất kỳ giới hạn nào đối với việc Israel sẽ sử dụng vũ khí do Washington cung cấp trong cuộc xung đột. Mặc dù vậy, các quan chức Mỹ, bao gồm cả Ngoại trưởng Antony Blinken cho hay, họ đang liên lạc với những người đồng cấp Israel để thảo luận về việc cần thiết phải giảm thiểu thiệt hại cho thường dân.

Theo chuyên gia Annie Shiel, trong số các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Israel, “việc chuyển hàng nghìn quả đạn pháo 155mm cho Israel gây ra mối quan ngại đặc biệt do việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ ở các khu vực đông dân cư sẽ gây tác hại không thể tránh khỏi đối với dân thường”.

Tổ chức Oxfam cho biết, loại đạn pháo này cũng đang được sử dụng rộng rãi trong các chiến hào ở cuộc xung đột Ukraine. Đáng chú ý, chúng có thể gây sát thương trong bán kính từ 100-300m.

Theo các chuyên gia vũ khí, việc không thể tiếp cận Dải Gaza khiến công tác theo dõi các loại khí tài, đạn dược mà IDF đang sử dụng trở nên đặc biệt khó khăn. Dù vậy, hầu hết đều cho rằng rất có thể vũ khí từ Mỹ đang được sử dụng trong cuộc xung đột.

“Tôi nghĩ nhiều khả năng vũ khí Mỹ đang được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự mà Israel triển khai ở Dải Gaza”, chuyên gia Elias Yousif dự đoán.

Trong quá khứ, các tổ chức nhân quyền cho biết, vũ khí, thiết bị quân sự của Mỹ đã từng được sử dụng trong các hoạt động quân sự của Israel, khiến dân thường thiệt mạng ở những địa điểm mà xung quanh không có bất cứ mục tiêu quân sự nào rõ ràng. Năm 2021, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) từng khẳng định rằng vũ khí do Mỹ sản xuất đã được sử dụng trong ít nhất hai cuộc tấn công như vậy và điều này có thể được xem là vi phạm luật chiến tranh.





Nguồn

Cùng chủ đề

70% vũ khí trên tiền tuyến của Ukraine đến từ viện trợ quân sự

(Dân trí) - Ukraine thừa nhận đang phụ thuộc phần lớn vào nguồn viện trợ quân sự từ nước ngoài và đang mở rộng sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu chiến đấu. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, Ivan Havryliuk, nói với Ukrinform rằng khoảng 70% trang thiết bị mà lực lượng Ukraine sử dụng trên chiến trường đến từ viện trợ quân sự quốc tế.Phát biểu diễn ra trong bối cảnh các nước EU ngày càng áp...

Ukraine sắp cạn viện trợ vũ khí Mỹ

Các khoản ngân sách mà Quốc hội Mỹ phê duyệt để cung cấp vũ khí cho Kyiv dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden gần như đã cạn kiệt và hầu hết gói viện trợ quân sự đã được chuyển đến Ukraine. ...

Phương Tây cam kết hỗ trợ quân sự thêm 2 tỉ USD cho Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa cho hay nước này được các đồng minh phương Tây trong cuộc họp tại Đức hôm 9.1 cam kết viện trợ quân sự thêm 2 tỉ USD. ...

Trung Quốc đưa một loạt nhà thầu quân sự Mỹ vào danh sách ‘đen’ vì Đài Loan

Hôm nay (2.1), Trung Quốc thông báo cấm vận 10 nhà thầu quân sự Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan, đợt cấm vận thứ hai nhằm vào các công ty Mỹ trong vòng 1 tuần vì lý do tương tự. ...

Mỹ tiếp thêm sức cho Ukraine đối phó Nga

Chính phủ Mỹ ngày 30.12 công bố gần 6 tỉ USD viện trợ quân sự và ngân sách bổ sung cho Ukraine, trong lúc Nga bị tố tiếp tục tấn công Ukraine. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

GEAPP giành giải thưởng của WEF vì thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Liên minh năng lượng toàn cầu vì con người và hành tinh (GEAPP) được trao giải thưởng Đóng góp để khuếch đại hành động vì Trái đất (GAEA) lần đầu tiên cho Đối tác công-tư-từ thiện tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2025.

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Sự kết nối giữa các thành phố đang ngày càng rộng mở hơn và cần trở thành trọng tâm trong ngoại giao y tế toàn cầu.

Doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong việc lớn, việc khó, việc mới

Lực lượng doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách "ấm áp". Kết quả là Tokyo đã tránh được "mức thuế chết người" mà ông Trump áp đặt đối với các đồng minh khác của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn.

Apple mở rộng chương trình tự sửa chữa cho Mac M4

Người dùng các mẫu Mac mới nhất giờ đây có thể tự mua linh kiện chính hãng từ Apple để thực hiện sửa chữa tại nhà, giúp tiết kiệm thời gian, chí phí.

Bài đọc nhiều

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Từ ngày “có ông Trump”…

Nga tiến công cầm chừng, Ukraine "gật gù' với đàm phán và nghĩ tới một ngày đối thoại với Tổng thống Putin, gạt bỏ đi những hận thù để hướng đến hòa bình... đó là những điều khó có thể nghĩ đến nếu như 'ông Trump không đến'.

Ông Trump có thể gặp ông Zelensky vào tuần tới, Ukraine sẵn sàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể sẽ gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần tới để thảo luận về cuộc xung đột tại Kyiv. ...

Cùng chuyên mục

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Sự kết nối giữa các thành phố đang ngày càng rộng mở hơn và cần trở thành trọng tâm trong ngoại giao y tế toàn cầu.

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách "ấm áp". Kết quả là Tokyo đã tránh được "mức thuế chết người" mà ông Trump áp đặt đối với các đồng minh khác của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn.

Phát hiện hai ngôi mộ tập thể của gần 50 người di cư ở Libya

Mới đây, chính quyền Libya đã phát hiện gần 50 thi thể của người di cư, tị nạn từ hai ngôi mộ tập thể ở sa mạc của quốc gia Bắc Phi này.

Ấn Độ quyết tâm tự lực quốc phòng, niềm tin vào Nga giúp Moscow “xưng vương” trong mảng bán vũ khí

Ngày 10/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cam kết, nước này sẽ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thiết bị quốc phòng trong những năm tới, đồng thời khẳng định, Nga vẫn là đối tác lâu năm và đáng tin cậy trong lĩnh vực này.

Mới nhất

Khởi động dự án nghệ thuật đặc biệt trên bức tường Đại sứ quán Đức tại Hà Nội

Dự án được tổ chức với mục đích thúc đẩy giao lưu văn hóa và tôn vinh tài năng của các nghệ sỹ trẻ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975-23/9/2025). Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975-23/9/2025), Đại sứ quán Đức...

Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn thi

Kỳ thi riêng của Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 gồm 8 môn: ngữ văn, toán, tiếng Anh, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý. Riêng môn ngữ văn thi theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận. ...

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. ...

Mới nhất