Trang chủChính trịChủ quyềnLiên thông, đồng bộ, hiệu quả

Liên thông, đồng bộ, hiệu quả


Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Hải – Phó Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam về việc quản lý, khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả đối với CSDL nền địa lý quốc gia tại Việt Nam trong thời gian tới.

_mg_4203-chon_resize(1).jpg
Ông Dương Văn Hải – Phó Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

PV: Xin ông cho biết, dữ liệu không gian địa lý và CSDL nền địa lý quốc gia có vai trò như thế nào trong giai đoạn phát triển công nghiệp 4.0, phát triển các chương trình số hóa như hiện nay và ông đánh giá thế nào về hiện trạng CSDL nền địa lý quốc gia của Việt Nam?

Ông Dương Văn Hải: Dữ liệu không gian địa lý đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các nền kinh tế quốc dân; đặc biệt là trong giai đoạn phát triển công nghiệp 4.0, phát triển các chương trình số hóa như hiện nay. Trong hệ thống thông tin, thông tin không gian địa lý cũng giữ một vai trò rất quan trọng để phát triển thành phố thông minh, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường…

Kinh nghiệm thế giới cho thấy, 80% dữ liệu không gian địa lý giữ vai trò nền tảng trong quy hoạch và quản lý đô thị thông minh, không chỉ cho người quản lý mà đặc biệt cho người dân trong thành phố biết sử dụng các dữ liệu phục vụ cho thành phố thông minh của mình.

Không những thế, thông tin không gian địa lý cũng đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ môi trường. Hiện Việt Nam đã có những chương trình lớn về bảo vệ môi trường. Trong đó có những vấn đề trong lĩnh vực ứng dụng dữ liệu không gian địa lý để phòng chống thiên tai, phòng chống các tai biến tự nhiên; xây dựng các cơ sở dữ liệu để quản lý về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường; xây dựng các hệ thống dữ liệu không gian địa lý phục vụ cho việc dự báo, cảnh báo những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, nước biển dâng, phòng cháy rừng… Tất cả những điều đó đều cần công nghệ không gian địa lý và dữ liệu không gian địa lý.

Ở nước ta, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã sớm nhận thấy tầm quan trọng và những lợi ích to lớn từ dữ liệu không gian địa lý mang lại. Vì vậy, nhiều năm qua, các bộ, ngành nói chung và ngành TN&MT nói riêng đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống dữ liệu không gian địa lý phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Theo đó, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, Chính phủ đã quan tâm đầu tư cho ngành Đo đạc và Bản đồ, trong đó có 2 Dự án Chính phủ “Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1:10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước” và “Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm”. Sản phẩm của các Dự án gồm cơ sở dữ liệu nền địa lý và bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 đã được bàn giao cho các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Đặc biệt, ngày 09/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng, hoàn thiện CSDL nền địa lý quốc gia” tại Quyết định số 40/QĐ-TTg giao cho Bộ TN&MT triển khai thực hiện. Đây là Đề án quan trọng với sản phẩm là hạ tầng thông tin dữ liệu cơ bản trong CSDL quốc gia tạo nền tảng xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; góp phần đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng các tỉnh, thành trên phạm vi cả nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

PV: Xin ông cho biết, đến nay, Đề án “Xây dựng, hoàn thiện CSDL nền địa lý quốc gia” đã được triển khai như thế nào và thu được kết quả gì?

Ông Dương Văn Hải: Thực hiện nhiệm vụ được giao, đến nay, Bộ TN&MT đã hoàn thành việc xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia và thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 phần đất liền; xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia trên vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:10.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 để phục vụ công tác quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội. Với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã kịp thời cung cấp cho một số bộ, ngành, địa phương để khai thác, sử dụng dữ liệu phục vụ công tác lập quy hoạch, quản lý đô thị cũng như công tác chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

Để việc quản lý, khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả đối với CSDL nền địa lý quốc gia do Bộ TN&MT xây dựng, cung cấp, bàn giao cho các bộ, ngành và địa phương, ngày 10/11 Bộ TN&MT đã tổ chức khai giảng Chương trình “Đào tạo sử dụng phần mềm chuyên ngành xây dựng, quản lý, vận hành CSDL nền địa lý quốc gia” bằng hình thức đào tạo trực tuyến qua nền tảng E-Learning nhằm giúp các học viên dễ dàng nắm bắt những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong việc xây dựng, cập nhật CSDL địa lý nói chung và CSDL nền địa lý quốc gia nói riêng một cách chủ động, thống nhất và hiệu quả, đáp ứng với công cuộc chuyển đổi số của đất nước.

3b.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa dự lễ khai giảng Chương trình “Đào tạo sử dụng phần mềm chuyên ngành xây dựng, quản lý, vận hành CSDL nền địa lý quốc gia”

PV: Chương trình học “Đào tạo sử dụng phần mềm chuyên ngành xây dựng, quản lý, vận hành CSDL nền địa lý quốc gia” sẽ hỗ trợ gì cho các học viên tiếp tục cập nhật thêm những kiến thức trong lĩnh vực ứng dụng địa không gian và lấy nền bản đồ làm trung tâm, thưa ông?

Ông Dương Văn Hải: Chương trình học “Đào tạo sử dụng phần mềm chuyên ngành xây dựng, quản lý, vận hành CSDL nền địa lý quốc gia” với 6 khóa học (trong đó có 2 khóa cơ bản và 4 khóa chuyên sâu). Mỗi khóa học sẽ tập trung khai thác tính năng của một số công cụ trong bộ phần mềm ArcGIS tương ứng phục vụ công tác cập nhật, quản lý, khai thác, vận hành CSDL nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.

Đặc biệt, mỗi khóa học được xây dựng với một cấu trúc sư phạm thông minh. Bài giảng được xây dựng dưới dạng một tập hợp các học liệu điện tử (video, hình ảnh động và âm thanh kết hợp với trình diễn slide với các học liệu đa phương tiện,…) được kết cấu sư phạm để học viên có thể tự học thông qua lựa chọn các nội dung học tập, luyện tập, vận dụng, tự kiểm tra – đánh giá. Điều này đảm bảo việc truyền tải kiến thức một cách hiệu quả và trực quan. Các bài thực hành trong từng khóa sẽ giúp học viên ứng dụng kiến thức đã học để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện đầy ấn tượng.

Hơn nữa, Chương trình được đào tạo bằng hình thức trực tuyến trên nền tảng số giúp quyết được vấn đề về khoảng cách địa lý. Công chức, viên chức trên 63 tỉnh thành tham gia đào tạo được thuận lợi. Thời gian linh hoạt mọi lúc mọi nơi, chủ động trên nền tảng số, thông qua các video bài giảng; tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc di chuyển. Hình thức học online sẽ hiệu quả hơn trong công tác triển khai và hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí học tối đa cho các đơn vị; hiệu năng nền tảng trực tuyến cao, đáp ứng cho số lượng người dùng lớn truy cập đồng thời; giao diện nền tảng trực quan dễ sử dụng. Các bài học lưu trên hệ thống một cách đầy đủ và bài bản, các học viên có thể xem lại bài học bất cứ khi nào; mọi dữ liệu và tài liệu tham khảo hay những bài giảng được lưu trữ một cách khoa học, hợp lý, hệ thống, thuận lợi cho việc tìm kiếm khi có nhu cầu; cập nhật thêm các bài học, kiến thức mới theo thời gian, trong thời gian đào tạo.

Sau khi kết thúc, khóa học sẽ đem đến cho học viên những kiến thức chuyên môn sâu rộng, hữu ích và ứng dụng thực tiễn, từ đo, đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc liên quan đến CSDL nền địa lý và chuyên ngành, đồng thời giúp nâng cao sử dụng phần mềm chuyên ngành xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia. Đặc biệt, sau mỗi khóa học, học viên sẽ có được không chỉ là kiến thức mới về GIS mà còn là sự tự tin và lòng đam mê trong lĩnh vực thông tin địa lý; là nguồn động viên, sức mạnh mới để giúp học viên tiến xa hơn trong sự nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Mặc đẹp, sang dễ dàng với trang phục đồng bộ

Không phải ngẫu nhiên mà trang phục đồng bộ luôn chiếm vị trí quan trọng trong hầu hết...

Những bản phối công sở đẹp nhất cùng áo blazer

Trong các bộ sưu tập dành cho mùa xuân 2025, áo blazer trở thành món đồ chủ đạo...

Tinh gọn bộ máy – mệnh lệnh của cuộc sống

Đầu tháng 11 năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề gồm những từ khóa rất đơn giản nhưng thể hiện một sứ mệnh dứt khoát: “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu quả”. Đó là tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. ...

Hiệu quả từ thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Mil (Đắk Nông)

Ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đồng bào DTTS, đặc biệt nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đã triển khai hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, vùng đồng bào DTTS từng ngày...

Tinh giảm được gần 10 nghìn cán bộ, công chức cấp xã

Tính từ năm 2017 đến nay, địa phương này đã sáp nhập 143 xã để thành lập 67 xã; giảm từ 635 xã, phường, thị trấn xuống còn 559 xã (giảm nhiều nhất cả nước). Về sáp nhập thôn, tổ dân phố, từ năm 2017 đến nay Thanh Hóa đã sáp nhập và giảm 1.620 thôn, tổ dân phố… Từ đó giảm 9.902 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà Đoàn Thị Hậu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn

Chiều tối 23/1, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y bà Đoàn Thị Hậu, Chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã phân công bà Hậu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Bà Đoàn Thị Hậu sinh ngày 20/3/1969 ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh...

Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII. Chiều 23/1, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, bầu giữ chức Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.Ông Trần Lưu Quang sinh ngày 30/8/1967, quê quán phường Trảng Bàng, thị xã Trảng...

Ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Chiều nay 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị. Trung ương thực hiện một số nội dung về công tác cán bộ.Cụ...

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Ông Bùi Văn Nghiêm sinh năm 1966; trình độ: Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Thạc sĩ Chính trị học, Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính...

Tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường 2024

(TN&MT) - Ngày 23/01, tại TP. Cần Thơ, Sở TN&MT TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đối với công tác bảo vệ môi trường, Sở TN&MT...

Bài đọc nhiều

Kiên Giang: Trồng 3.500 cây xanh hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Ngày 19/2, tại Đồn Biên phòng Lình Huỳnh, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ Biên phòng, các lực lượng, đoàn viên thanh niên địa phương tham dự tham dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024 do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) tổ chức. ...

Lữ đoàn 680 thông tin về biển, đảo và thu hút nguồn nhân lực tại tỉnh Quảng Ngãi

HQ Online - Ngày 28 và 29/3, tại Quảng Ngãi, Lữ đoàn 680, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân trong tình hình mới cho hơn 1.500 giáo viên, học sinh khối 12 của các trường...

Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo

P.V: Xin ông cho biết những chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay?Ông Nguyễn Đức Điển: Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày...

Đánh giá tác động của lũ đến tính bền vững của nông dân trồng lúa

Diện tích lúa ba vụ ngày càng mở rộng Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp giải đoán ảnh viễn thám để giải đoán bản đồ ngập lụt và bản đồ phân loại sử dụng đất giai đoạn 2010-2020; kết hợp với phương pháp đánh giá tổn thương sinh kế...

Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Hải quân tham gia tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc các đơn vị: Vùng 1, Lữ đoàn 126, Lữ đoàn 131, Tiểu đoàn 45, Cục Hậu cần Hải quân cùng các dụng cụ, phương tiện cầm tay và 20 xe tải, xe chở quân.

Cùng chuyên mục

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Lắng đọng tình đồng đội trước ngày xuất ngũ

(NLĐO) - Hàng trăm chiến sĩ hải quân ở các đơn vị xuất ngũ đợt này là ngần ấy tâm tư tình cảm và cung bậc cảm xúc khác nhau... ...

Mới nhất

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả...

Dọn phòng khách đón Tết bằng cách sửa 6 sai lầm kinh điển về nội thất

(Dân trí) - Dưới đây là 6 sai lầm cơ bản khi bố trí nội thất phòng khách mọi người thường gặp phải và cách khắc phục giúp thay đổi không gian sống trong dịp năm mới. Giữ lại những đồ không phù hợpNhiều người thường giữ lại những món đồ nội thất cũ kỹ không phù hợp với không...

Mới nhất