Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhLệnh trừng phạt Nga khiến thế giới muốn "chia tay" nội tệ...

Lệnh trừng phạt Nga khiến thế giới muốn “chia tay” nội tệ Mỹ, BRICS “chùn bước” vì rất cần USD?


USD là đồng tiền dự trữ của thế giới kể từ Thế chiến thứ hai, nhưng sự kết hợp giữa các lý do chính trị và kinh tế đang dần làm giảm uy thế của đồng tiền này.

đồng USD (Đồ họa: Global Times)
Có nhiều lý do khiến các quốc gia trên thế giới muốn rời xa đồng USD. (Đồ họa: Global Times)

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong dự trữ ngoại hối quốc tế, USD vẫn là đồng tiền được đứng vị trí thứ nhất (chiếm 59,5%). Đây cũng là loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại toàn cầu.

Giờ đây, các biện pháp trừng phạt do phương Tây dẫn đầu đối với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đang khiến các quốc gia khác cảnh giác. Một số quốc gia, chẳng hạn như Brazil, Argentina, Bangladesh và Ấn Độ, đang tìm kiếm các loại tiền tệ và tài sản dự phòng khác ngoài USD để giao dịch.

Ba lý do

Trang Business Insider nhận định, lâu nay đã có những lo ngại về sự thống trị quá lớn của đồng USD trong thương mại và tài chính toàn cầu. Kể từ năm 1970, các cuộc nói chuyện về phi USD hóa đã được nhen nhóm.

Dưới đây là ba lý do khiến các quốc gia trên thế giới muốn “chia tay” với đồng nội tệ của Mỹ.

Thứ nhất, chính sách tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng quá nhiều đến phần còn lại của thế giới.

Mỹ là nhà phát hành đồng tiền dự trữ của thế giới và đây cũng là đồng tiền thống trị trong các hệ thống thương mại và thanh toán quốc tế. Do đó, tháng 5/2023, tổ chức tư vấn của Trung tâm Wilson báo cáo đồng USD nắm giữ ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế thế giới và thường được định giá quá cao.

Vị trí này đã mang lại cho Mỹ “đặc quyền cắt cổ” – vấn đề mà cựu Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing từng nhắc đến. Một khía cạnh của đặc quyền này là nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể không rơi vào khủng hoảng nếu không thể trả nợ khi giá trị của USD giảm mạnh bởi vì Washington có thể phát hành thêm tiền.

Điều đó cũng có nghĩa là các quốc gia trên thế giới phải theo sát các chính sách kinh tế và tiền tệ của Mỹ để tránh tác động lan tỏa.

Thứ hai, đồng USD mạnh đang trở nên quá đắt đối với các quốc gia mới nổi.

Đồng bạc xanh mạnh lên so với hầu hết các loại tiền tệ trên thế giới đang khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều đối với các quốc gia mới nổi.

Ở Argentina, áp lực chính trị và sự sụt giảm trong xuất khẩu đã góp phần làm giảm dự trữ bằng đồng USD và gây áp lực lên đồng Peso, từ đó thúc đẩy lạm phát. Điều này đã thúc đẩy Argentina bắt đầu thanh toán hàng nhập khẩu của Trung Quốc bằng Nhân dân tệ.

Các nhà kinh tế tại Allianz, một công ty dịch vụ tài chính quốc tế, đã viết trong một báo cáo ngày 29/6 rằng: “USD mạnh lên sẽ làm suy yếu vai trò là đồng tiền dự trữ quốc tế. Nếu việc tiếp cận với đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn, người đi vay sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế”.

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc thiết lập các loại tiền tệ thanh toán thương mại thay thế, thậm chí còn khuyến khích Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – nhưng quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tránh xa đồng nội tệ Mỹ.

Thứ ba, thương mại toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ đang đa dạng hóa, khiến đồng USD dầu mỏ gặp rủi ro.

Một lý do chính khiến đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới là các quốc gia vùng Vịnh ở Trung Đông đã sử dụng đồng bạc xanh để giao dịch dầu mỏ. Vấn đề này được chính thức hóa vào năm 1945, khi quốc gia dầu mỏ khổng lồ – Saudi Arabia và Mỹ đạt được thỏa thuận lịch sử. Theo thỏa thuận, Riyadh sẽ bán dầu cho Washington chỉ bằng đồng bạc xanh. Đổi lại, Saudi Arabia sẽ tái đầu tư dự trữ USD dư thừa vào các kho bạc và công ty của Mỹ.

Nhưng sau đó, Mỹ đã trở nên độc lập về năng lượng và là nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ, với sự phát triển của ngành dầu đá phiến .

Các nhà kinh tế của Allianz nhận định: “Sự thay đổi cấu trúc trong thị trường dầu mỏ do cuộc cách mạng dầu đá phiến mang lại có thể làm tổn hại vai trò của USD. Các nhà xuất khẩu dầu sẽ tìm kiếm những người mua mới ngoài Mỹ và thanh toán bằng nhiều hình thức khác, thay vì chỉ xoay quanh USD”.

đồng USD (Nguồn: MTrading)
Tháng 6/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra ý tưởng về đồng tiền chung của BRICS để dần loại bỏ USD. (Nguồn: MTrading)

BRICS “chùn bước”?

Thời gian qua, BRICS đã bày tỏ sự quan tâm tới loại tiền tệ mới và phi USD hóa cũng là một trong những chủ đề chính tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS thường niên lần thứ 15 diễn ra vào tháng 8 tới.

Tháng 6/2022, Tổng thống Vladimir Putin đưa ra ý tưởng về đồng tiền chung của BRICS. Theo đó, đồng tiền mới có thể mang lại lợi ích cho BRICS và các quốc gia khác, chẳng hạn như tăng cường hội nhập kinh tế trong các quốc gia trong nhóm, giảm ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế, cũng như làm suy yếu vị thế thống trị của đồng USD.

Tuy nhiên, mới đây, hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời ông Anil Sooklal, Đại sứ lưu động của Nam Phi về châu Á và BRICS cho rằng, loại tiền tệ mới của BRICS sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh.

Ông Anil Sooklal nhấn mạnh: “Chưa có cuộc thảo luận nào về một loại tiền tệ chung mới của BRICS, nó không có trong chương trình nghị sự. Những gì chúng tôi đã nói và chúng tôi tiếp tục trao đổi là giao dịch bằng đồng nội tệ và thanh toán bằng đồng nội tệ”.

Bên cạnh đó, tháng 6/2023, Nhật báo The Wall Street Journal đưa tin, Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) gần như đã ngừng cung cấp các khoản vay mới và gặp khó khăn trong việc huy động vốn bằng USD để trả nợ.

Định chế tài chính nói trên ra đời vào năm 2014, thông qua nỗ lực của BRICS. Mục đích là nhằm thiết lập một giải pháp thay thế cho các tổ chức tài chính cho vay dựa trên đồng USD và do Mỹ thống trị như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và phù hợp với những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm xói mòn vị thế của đồng bạc xanh.

Hoạt động cho vay của tổ chức này rất tích cực và các khoản vay cam kết đã tăng từ 1 tỷ USD năm 2017 lên 30 tỷ USD trong năm 2022.

Nhưng để cung cấp vốn cho các nền kinh tế đang phát triển, NDB đã phải vay từ Phố Wall cũng như các tổ chức cho vay Trung Quốc. Vì vậy, mặc dù sứ mệnh của định chế này là phi USD cho các khoản vay, nhưng khoảng 2/3 khoản vay của tổ chức này lại bằng đồng nội tệ Mỹ.

Bên cạnh đó, sau xung đột Nga-Ukraine, các nhà bảo lãnh Phố Wall không tỏ ra sẵn sàng cho vay ngân hàng mà Moscow sở hữu gần 20% vốn. Nếu không có sự hỗ trợ bằng đồng USD thông thường, tổ chức này đang phải trả các khoản nợ trước đó thông qua các khoản vay đắt đỏ hơn.

Thông tin trên chứng minh, dù nỗ lực phi USD nhưng không thể phủ nhận đồng bạc xanh lại rất quan trọng với NDB và BRICS.

Dù vậy, ông Anil Sooklal khẳng định rằng: “BRICS đã trải qua một quá trình được thúc đẩy do xung đột, các biện pháp trừng phạt đơn phương. Thời của một thế giới lấy USD làm trung tâm đã qua, đó là một thực tế”.





Nguồn

Cùng chủ đề

USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay 23/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Đồng USD tăng nhẹ so với đồng EUR vào phiên giao dịch vừa qua, hướng tới mức tăng tuần đầu tiên trong tháng này, khi các nhà đầu tư chốt lời từ đợt tăng giá gần đây của đồng EUR. Tỷ giá USD...

Tỷ giá USD hôm nay 20/03/2025: Đồng USD tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay 20/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Đồng USD tăng giá trên diện rộng, phục hồi từ mức thấp nhất trong nhiều tháng khi các nhà giao dịch chú ý đến kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang vào cuối ngày để tìm manh mối về lộ trình lãi suất...

Đồng USD chạm đáy, nhân dân tệ bay cao sau khi ông Trump nắm quyền

Giá trị đồng USD so với các ngoại tệ tiêu biểu tụt xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua, trong khi đồng euro và đồng nhân dân tệ cùng tăng giá. Theo Hãng tin Reuters, giá trị đồng USD sáng 17-3 ở gần...

Giá USD chưa phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay 17/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Trên thế giới, chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) không biến động nhiều so với sáng qua, ở mức 103,72. Đây là mức thấp nhất của đồng bạc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Giảm 30% doanh thu môi giới, Chứng khoán BIDV báo lãi quý III hơn 94 tỷ đồng

Lợi nhuận quý III giảm tới 38%. Nửa đầu năm tăng trưởng tốt giúp lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm chỉ giảm nhẹ 6,13% so với cùng kỳ, đạt 402 tỷ đồng. Đến nay, Chứng khoán BIDV hoàn thành 73% kế hoạch cả năm. Giảm 30% doanh thu môi giới, Chứng khoán BIDV báo lãi quý III hơn 94 tỷ đồngLợi nhuận quý III giảm tới 38%. Nửa đầu năm tăng trưởng tốt giúp lợi nhuận trước thuế...

Lãnh đạo Gia Lai cà phê với doanh nhân mỗi tuần

Mô hình cà phê doanh nhân sáng thứ năm hằng tuần giúp lãnh đạo tỉnh Gia Lai gặp gỡ, lắng nghe góp ý, hiến kế từ doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho các dự án. Ngày 18-2, UBND tỉnh Gia Lai cho...

TP.HCM phát triển kinh tế đêm không chỉ ăn nhậu vỉa hè, xiên que, trà sữa

TP.HCM phải có đề án, chiến lược phát triển kinh tế đêm xứng với tiềm lực, tầm vóc chứ không chỉ dừng lại ở xiên que, ăn nhậu vỉa hè, trà sữa, nước mía... Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng - chủ tịch...

Định giá chỉ 3,8 tỷ USD, điều gì xảy ra với Thaco của ông Trần Bá Dương?

Theo báo cáo tài chính của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities, mã CTS), khoản lãi từ bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) trong quý II/2023 tăng vọt từ mức 15,8 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, lên hơn 152 tỷ đồng nhờ bán cổ phiếu chưa niêm yết. Cụ thể, CTS đã bán hơn 4,7 triệu cổ phiếu chưa niêm yết với tổng giá trị bán là...

Hàng nghìn sinh viên “thực chiến” kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử

Chung kết Cuộc thi “Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử” năm 2023 Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Cảnh báo 33 lỗ hổng an toàn thông tin trong sản phẩm Microsoft Vòng chung kết của cuộc thi "Sinh viên kinh doanh số 2023" do Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và Mạng lưới các trường đại học...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-Zalopay POD nhận giải Sao Khuê 2025

Ngày 19/4/2025, Zalopay POD – giải pháp thu hộ không tiền mặt cho đối tác vận tải và giao hàng, đã được vinh danh tại Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025, hạng mục Fintech – lĩnh vực Thị trường và Tiêu dùng.Giải thưởng ghi nhận nỗ lực của Zalopay trong việc ứng dụng công...

TẬP ĐOÀN HOA SEN TÌM KIẾM ĐỐI TÁC CUNG CẤP CONTAINER ĐÃ QUA SỬ DỤNG VỚI SỐ LƯỢNG LỚN

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) là doanh...

Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex ngày 24.4.2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/ PLX/ Tập đoàn) điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 24.4.2025 - chi tiết xem tại TCBC công bố trên website   www.petrolimex.com.vn.Trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ ngày 17.4.2025 đến trước thời điểm 15 giờ 00 ngày 24.4.2025, Quỹ bình ổn giá xăng...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 24.04.2025

Hà Nội, ngày 24.04.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 24 tháng 04 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Mới nhất