Trang chủChính trịNgoại giaoLệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung...

Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương lai nằm ở vàng?

Những nỗ lực của Nga đã củng cố vị thế của nước này, cùng với Trung Quốc, trở thành đối thủ địa chính trị chính và trực tiếp của phương Tây.

(Nguồn: Xinhua)
Trung Quốc và Nga đã tăng giao dịch bằng nội tệ để thúc đẩy thương mại và xứ Bạch dương ngày càng dựa vào CIPS (Hệ thống liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc) sau khi bị loại khỏi Hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu (SWIFT) do phương Tây điều hành. (Nguồn: Xinhua)

Trong những năm gần đây, địa chính trị toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể. Đại dịch Covid-19, cùng với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, đã làm gia tăng sự phân cực của các quốc gia trên toàn cầu. Từng được các nước phương Tây coi là đối tác “khó khăn nhưng khả thi”, vị thế của Moscow đã thay đổi mạnh mẽ sau khi sáp nhập Crimea (năm 2014) và phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine (2022). Những nỗ lực của Nga đã củng cố vị thế của nước này, cùng với Trung Quốc, trở thành đối thủ địa chính trị chính và trực tiếp của phương Tây.

Sự phân cực ngày càng gia tăng này lại càng trở nên tồi tệ hơn do các lệnh trừng phạt kém hiệu quả của phương Tây. Trong khi đó, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và các thành viên tiềm năng, đã củng cố liên minh với nhau.

Trong khi Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là đồng minh của Mỹ, thì hầu hết các thành viên BRICS khác coi các quốc gia phương Tây là đối thủ.

Diễn biến thị trường toàn cầu

Hiện tại, đồng USD chiếm 58% dự trữ tiền tệ toàn cầu và 54% hóa đơn xuất khẩu. Cùng nhau, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thống trị hơn 80% dự trữ USD toàn cầu.

Tuy nhiên, kể từ khu xung đột nổ ra ở Ukraine, đồng NDT của Trung Quốc đã vượt qua đồng bạc xanh để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất của Nga. Hiện Moscow nắm giữ NDT và vàng là tài sản dự trữ chính của mình.

Trong 2 năm qua, Trung Quốc và Nga đã tăng giao dịch bằng nội tệ để thúc đẩy thương mại và xứ bạch dương ngày càng dựa vào CIPS (Hệ thống liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc) sau khi bị loại khỏi Hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu (SWIFT) do phương Tây điều hành.

Kể từ những năm 1990, nói về sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, có thể dùng một từ “phi thường”. Đến năm 2001, nước này đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai.

Sự tăng trưởng của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Vào năm 2017, nước này đã vượt qua Mỹ khi đo bằng sức mua tương đương (PPP), một cột mốc quan trọng nhấn mạnh sự trỗi dậy nhanh chóng của quốc gia Đông Bắc Á trên trường quốc tế.

Mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn lớn hơn 54% khi đo lường theo GDP danh nghĩa, việc đánh giá các nền kinh tế thông qua lăng kính của PPP cũng mang đến một sự so sánh tốt về quy mô và mức sống của người dân. Phương pháp này điều chỉnh theo sự khác biệt về mức giá giữa các quốc gia, cung cấp một góc nhìn thực tế hơn về những gì hai nền kinh tế có thể sản xuất và chi trả.

Do đó, trong khi Mỹ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trên danh nghĩa của mình, vị thế của Trung Quốc theo PPP làm nổi bật ảnh hưởng toàn cầu đáng kể của Bắc Kinh và sự thay đổi cán cân quyền lực kinh tế.

Trung Quốc – cường quốc mới?

Đúng là GDP danh nghĩa phản ánh khả năng mua hàng hóa quốc tế của một quốc gia và chúng ta cũng nên xem xét các số liệu thống kê này. Nhưng nó cũng cho thấy rằng, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, Mỹ sẽ mất vị trí đầu bảng vào tay Trung Quốc trong tương lai gần.

Các lệnh trừng phạt gần đây từ Washington và các đồng minh phương Tây đã làm nổi bật vai trò quan trọng của vàng như là tài sản an toàn và ổn định nhất mà một quốc gia có thể tích lũy.

Khi các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, đóng băng các tài sản như dự trữ ngoại tệ và hạn chế quyền tiếp cận các hệ thống tài chính toàn cầu, vàng nổi lên như một nguồn tài nguyên mà họ không thể tịch thu hoặc ngăn cản Moscow sử dụng. Điều này nhấn mạnh vị thế độc nhất của vàng như một biện pháp chống lại các lệnh trừng phạt và bất ổn địa chính trị, mang lại sự bảo vệ trong thời điểm căng thẳng toàn cầu gia tăng.

Do đó, một số thành viên BRICS đã tăng dự trữ vàng như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài. Xu hướng này phản ánh sự hiểu biết ngày càng tăng rằng, trong thời đại mà các lệnh trừng phạt kinh tế thường được sử dụng làm đòn bẩy địa chính trị, việc nắm giữ dự trữ vàng lớn đảm bảo một mức độ độc lập kinh tế nhất định.

Do đó, các quốc gia này đang tập trung vào vàng như một cách để giảm sự phụ thuộc của họ vào hệ thống tài chính dựa trên đồng USD Mỹ và đảm bảo khả năng phục hồi tài chính của họ trước các lệnh trừng phạt trong tương lai hoặc các biến động của thị trường toàn cầu.

Thái Lan nộp văn bản bày tỏ ý định gia nhập BRICS. (Nguồn: Reuters)
Nhóm BRICS mở rộng sẽ chiếm hơn 50% GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương và đại diện cho khoảng 71% dân số thế giới. (Nguồn: Reuters)

Đặt niềm tin ở vàng?

Sự dịch chuyển sang vàng và phi USD hóa có vẻ hợp lý hơn nếu chúng ta loại trừ các quốc gia không có chính sách tiền tệ độc lập và quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Hiện tại, chỉ có 35% các quốc gia có chính sách tiền tệ tự chủ.

Hầu hết các nước khác đều có tiền tệ được neo hoàn toàn hoặc được quản lý theo các loại tiền tệ toàn cầu chính như USD, Euro hoặc Franc Thụy Sỹ. Điều này cho thấy nhiều quốc gia có thể có xu hướng “neo tiền tệ” của họ vào NDT, vàng hoặc thậm chí áp dụng một loại tiền tệ chung BRICS mới nếu họ muốn gia nhập khối và giảm sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia phương Tây.

“Neo tiền tệ” có một số lợi thế. Thứ nhất, nó mang lại cho một quốc gia sự ổn định tỷ giá hối đoái, giúp giảm biến động tiền tệ và tốt cho thương mại cũng như đầu tư quốc tế.

Thứ hai, lạm phát thấp hơn nhiều, vì các quốc gia phát triển và đồng tiền mạnh nói chung có lạm phát thấp hơn nhiều so với các quốc gia đang phát triển có chính sách tiền tệ độc lập.

Lợi ích thứ ba là mang lại sự tự tin cho nhà đầu tư, vì nó loại trừ các yếu tố không chắc chắn trong nền kinh tế và kinh doanh.

Tới nay, có 43 quốc gia từ Trung Đông, châu Á, châu Phi và Nam Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm hoặc chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Nếu tất cả các quốc gia trên tham gia BRICS, thì khối này sẽ trở thành khối chính trị và kinh tế lớn nhất toàn cầu. Nhóm BRICS mở rộng sẽ chiếm hơn 50% GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương và đại diện cho khoảng 71% dân số thế giới.

Tương lai của thế giới sẽ như thế nào?

Các quốc gia phát triển có đang mất đi ảnh hưởng toàn cầu của mình không? Phúc lợi trong nước và các chính sách tiền tệ có kìm hãm việc tạo ra của cải không? Những thách thức về nhân khẩu học, chẳng hạn như tỷ lệ sinh giảm, dân số già hóa và các vấn đề di cư ngày càng gia tăng, có làm trầm trọng thêm sự thay đổi này không? Và do đó, thế giới có đang tiến tới một động lực lưỡng cực mới không?

Mọi câu trả lời còn đang ở phía trước, tuy nhiên, có một điều mà chúng ta biết chắc chắn là đồng USD đang mất đi ảnh hưởng của mình và điều này cũng phù hợp với sức mạnh chính trị toàn cầu của Mỹ.

Dữ liệu cho thấy, trong khi đồng bạc xanh phải đối mặt với những thách thức, các quốc gia thường không liên kết với các đồng minh phương Tây đang tích cực đóng góp không chỉ vào quá trình phi USD hóa mà còn mở rộng ảnh hưởng của họ trên trường kinh tế và chính trị toàn cầu. Liệu một tương lai đa cực có sớm xuất hiện không?





Nguồn: https://baoquocte.vn/lenh-trung-phat-cua-my-va-phuong-tay-kem-hieu-qua-nga-trung-quoc-ngay-cang-quyen-luc-brics-chop-thoi-co-noi-day-tuong-lai-nam-o-vang-293750.html

Cùng chủ đề

Nga lên tiếng sau khi ông Trump ra tối hậu thư cho BRICS

(Dân trí) - Quan chức Nga bình luận về cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông sẽ đánh thuế 100% lên nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) nếu họ tạo ra đồng tiền riêng. Điện Kremlin ngày 31/1 đã bác bỏ lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế lên các nước BRICS nếu họ tạo ra đồng tiền riêng, khẳng định rằng nhóm không có kế hoạch như vậy.Ông...

BRICS kiến ​​trúc sư chính cho một trật tự thế giới mới

(NB&CL) Trong kỷ nguyên được định hình bởi toàn cầu hóa nhanh chóng và động lực quyền lực thay đổi, khối BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã nổi lên như một thế lực quan trọng trên trường quốc tế. Với số lượng...

Brazil chấp nhận Nigeria làm đối tác của BRICS

(CLO) Ngày 17/1, Chính phủ Brazil tuyên bố Nigeria chính thức trở thành quốc gia đối tác trong khối BRICS. ...

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm, trên nhiều lĩnh vực. Ẩn sau bề nổi đa chiều đó là gì?

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng tăng vù vù sau hành động của ông Trump, tiến gần đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong nước liên tục đi...

Giá vàng hôm nay 4/2/2025, Giá vàng tăng khi thị trường tìm nơi trú ẩn an toàn, lo ngại những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các diễn biến leo thang thuế quan hơn nữa có thể đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce. Vàng trong nước thuận đà tăng giá.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình gặp mặt “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

Bài đọc nhiều

Thị trường chứng khoán Mỹ lộ dấu hiệu tích cực nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm khi kết phiên giao dịch 30/1, trong bối cảnh các nhà đầu tư hy vọng vào hàng loạt báo cáo doanh nghiệp tích cực.

Ông Trump tuyên bố không nhượng bộ khi áp thuế với hàng hóa từ Canada, Trung Quốc và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc

Giáo sư Australia chỉ ra cơ hội phát triển từ chủ trương tinh gọn bộ máy ở Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đặc biệt, ông bày tỏ ấn tượng về sự lãnh đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Việt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân

GS-TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) kỳ vọng về những biến chuyển chưa từng có của đất nước trong những ngày này, sau lời hiệu triệu về kỷ nguyên vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng vù vù sau hành động của ông Trump, tiến gần đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong nước liên tục đi...

Giá vàng hôm nay 4/2/2025, Giá vàng tăng khi thị trường tìm nơi trú ẩn an toàn, lo ngại những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các diễn biến leo thang thuế quan hơn nữa có thể đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce. Vàng trong nước thuận đà tăng giá.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình gặp mặt “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Mới nhất

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Trung tâm đăng kiểm vắng vẻ ngày làm việc đầu năm mới

Ghi nhận tại nhiều trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng xe có nhu cầu kiểm định giảm mạnh so với trước Tết. ...

Lời chúc ấm lòng ngày Khai Xuân & Tết trồng cây 2025 tại Viglacera – Tổng công ty Viglacera

Sáng 3-2 (tức mùng 6 Tết), đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh đến thăm, chúc Tết công nhân tại Khu nhà ở công nhân Viglacera. Cùng dự có các đồng chí đại diện cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình gặp mặt “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.

Mới nhất