Trang chủChính trịNgoại giaoLệnh trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga có thực...

Lệnh trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga có thực sự ‘chậm mà chắc’? Nền kinh tế xứ bạch dương trên đà chiếm vị trí số 1 châu Âu

Việc khó “chiều lòng” tất cả các quốc gia thành viên đã dẫn đến những cuộc đàm phán kéo dài và “làm loãng” biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga.

Ba Lan: EU đang thảo luận về gói trừng phạt mới nhằm vào Nga (Nguồn: RIA Novosti)
Việc EU áp dụng các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga diễn ra chậm chạp. (Nguồn: RIA Novosti)

Trong bài viết mới đây trên UK in a changing Europe, Tiến sĩ Francesca Batzella, giảng viên cao cấp về chính trị và quan hệ quốc tế, Đại học Hertfordshire (Anh) phân tích về sự phát triển của các lệnh trừng phạt năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Chuyên gia này nhấn mạnh, trong khi EU “từ từ nhưng chắc chắn” mở rộng vai trò của mình, khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt đã bị hạn chế bởi nhiều ưu tiên về chính sách năng lượng của các quốc gia thành viên.

Sự chia rẽ sâu sắc

Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine (tháng 2/2022), EU phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Năm 2020, liên minh đã nhập khẩu 46,1% khí đốt tự nhiên từ xứ bạch dương. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc khác nhau trên khắp EU, với một số quốc gia như Litthuania, Slovakia và Hungary phụ thuộc nhiều hơn các nước khác.

Mặc dù vậy, EU vẫn có thể áp đặt các lệnh trừng phạt năng lượng Nga. Đây là hành động đáng kể và chưa từng có.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt năng lượng Moscow diễn ra chậm chạp, với các biện pháp hạn chế đối với than, dầu và gần đây nhất là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên đã dẫn đến các cuộc đàm phán kéo dài và thường xuyên “làm loãng” các biện pháp.

Nhìn lại 2 năm qua, mọi người đều thấy rõ sự gia tăng của các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga của EU, với các cuộc đàm phán tiết lộ những chia rẽ giữa các quốc gia thành viên về chính sách năng lượng.

Sau khi nổ ra xung đột, cuộc tranh luận tập trung vào việc liệu Nga có nên bị trừng phạt ngay từ đầu hay không. Các quốc gia như Áo, Hungary và Italy muốn áp dụng các biện pháp trừng phạt hạn chế hơn trong khi các quốc gia thành viên vùng Baltic và Trung-Đông Âu muốn cứng rắn và ngay lập tức.

Một luồng chia rẽ khác xuất hiện về việc nên nhắm mục tiêu vào nguồn năng lượng nào. Trong khi một số quốc gia, chẳng hạn như Pháp, có vẻ sẵn sàng xem xét các biện pháp trừng phạt nhắm vào hoạt động nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, thì các thành viên khác – như Áo, Đức, Italy, Slovakia và những nước phụ thuộc vào năng lượng của Nga – lại phản đối các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ và than đá nhập khẩu.

Các biện pháp hạn chế đáng kể về năng lượng cuối cùng chỉ được thông qua trong gói trừng phạt thứ 5 (ngày 8/4/2022) với lệnh cấm mua, nhập khẩu hoặc vận chuyển than đá và các nhiên liệu hóa thạch rắn khác vào EU nếu chúng có nguồn gốc từ Nga hoặc được xuất khẩu từ nước này. Trong quá trình đàm phán, các quốc gia ít phụ thuộc vào than đá của Moscow đã thúc đẩy lệnh cấm vận ngay lập tức, trong khi những nước phụ thuộc nhiều hơn lại yêu cầu thời gian chuyển tiếp dài hơn.

Một số nhà lãnh đạo EU đã kêu gọi trừng phạt dầu mỏ và khí đốt vào giai đoạn này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel lập luận rằng “sớm muộn gì” cũng cần áp dụng thêm các biện pháp đối với nhiên liệu hóa thạch.

Nhưng vẫn còn sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên, với các nước phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch của Nga như Hungary, Đức và Áo kiên quyết phản đối trong khi Pháp, Italy, Ba Lan và các nước vùng Baltic lại thúc đẩy các biện pháp trừng phạt tiếp theo.

Các cuộc đàm phán căng thẳng tiếp tục diễn ra và biện pháp trừng phạt năng lượng đã được thông qua trong gói thứ 6 (ngày 3/6/2022) với lệnh cấm vận dầu một phần. Một lần nữa, lại có một ranh giới phân chia giữa các quốc gia kêu gọi lệnh cấm vận dầu ngay lập tức và các quốc gia phản đối. Lần này, các yếu tố bổ sung đã xuất hiện.

Những nước không giáp biển như Slovakia và Czech bày tỏ lo ngại vì họ phụ thuộc vào dầu của Nga được vận chuyển qua đường ống, không có quyền tiếp cận nguồn thay thế. Hy Lạp, Cyprus và Malta lo ngại rằng việc cấm các dịch vụ của EU vận chuyển dầu Nga sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích thương mại của họ.

Để giải quyết những lo ngại này, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một “đề xuất điều chỉnh” cho Hungary, Slovakia và Czech bằng cách thêm thời gian để các nước chuẩn bị cho sự thay đổi nguồn cung cấp năng lượng và giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng dầu mỏ.

Lệnh cấm vận một phần bao gồm dầu và các sản phẩm dầu mỏ nhưng cho phép miễn trừ tạm thời đối với dầu thô được vận chuyển qua đường ống cuối cùng đã được nhất trí. Một giai đoạn chuyển tiếp cũng đã được đưa ra để giải quyết những lo ngại do Hy Lạp, Malta và Cyprus nêu ra.

Mặc dù một số quốc gia thành viên kêu gọi áp dụng lệnh trừng phạt đối với khí đốt và năng lượng hạt nhân, các biện pháp trừng phạt tiếp theo bao gồm mức trần giá trần chỉ được đưa ra trong gói thứ 8 (ngày 5/10/2022). Mức giá trần này cho phép các nhà khai thác châu Âu vận chuyển dầu của Nga đến các nước thứ ba, với điều kiện giá dầu vẫn nằm trong mức giá trần đã định trước.

Một lần nữa, Hy Lạp, Cyprus và Malta bày tỏ lo ngại rằng biện pháp này sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế của họ khi hoạt động kinh doanh bị phụ thuộc vào các quốc gia khác. Cuối cùng, EU phải đưa ra một số nhượng bộ trong gói để giải quyết những lo ngại này.

Dự án LNG 2 ở Bắc Cực. Ảnh TASS
Dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga. (Nguồn: TASS)

Chậm chạp và hạn chế tác dụng

Hai năm sau xung đột ở Ukraine, các lệnh trừng phạt năng lượng Nga của EU đã được thông qua một cách chậm chạp. Hơn nữa, chúng bị hạn chế và chỉ nhắm vào một số mặt hàng. Và cho đến gần đây, các lệnh trừng phạt vẫn bỏ qua khí đốt – mặt hàng chiến lược của Nga và có tầm quan trọng nhất đối với năng lượng EU.

Mãi đến tháng 6/2024, một số biện pháp trừng phạt LNG của Nga mới chính thức được đưa vào gói trừng phạt thứ 14. Theo đó, lệnh trừng phạt cấm các dịch vụ nạp lại LNG của Nga trên lãnh thổ EU. Giống như nhiều biện pháp đối với các nguồn năng lượng khác, đây không phải là lệnh cấm vận hoàn toàn.

Thay vào đó, EU cấm các nhà xuất khẩu khí đốt của Nga sử dụng các cảng của liên minh để chuyển khí đốt giữa các tàu chở dầu lớn và các tàu nhỏ hơn dành cho các nước thứ ba, nhưng không có lệnh cấm hoàn toàn đối với các quốc gia của khối mua nhiên liệu.

Trong các cuộc đàm phán này, Hungary và Đức đóng vai trò là phe thiểu số ngăn chặn. Berlin phản đối cái gọi là “điều khoản không Nga” vốn sẽ cấm các công ty con của các doanh nghiệp EU tại các nước thứ ba tái xuất hàng hóa sang Nga.

Các cuộc đàm phán gia tăng và chậm chạp trên cho thấy, EU đang dần nổi lên như một bên có khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt. “Chậm” vì những hạn chế của nội bộ giữa các quốc gia thành viên, và “chắc” với việc 14 gói trừng phạt được thông qua kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

EU đã triển khai 14 gói trừng phạt nhằm vào Nga, trong đó có các biện pháp nhắm tới năng lượng của nước này. Tuy nhiên, các gói trừng phạt được cho là chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 7 vừa qua, Nga đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Trước đó, Tổng thống nước này Vladimir Putin tuyên bố, nền kinh tế xứ bạch dương đang lớn mạnh và trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng từng dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả nền kinh tế phát triển trong năm 2024.

GDP của Nga được WB dự đoán sẽ tăng 3,2%, vượt qua tốc độ tăng trưởng dự kiến của Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Bất chấp 14 gói trừng phạt với quy mô lớn chưa từng có từ phương Tây, kinh tế Nga vẫn đang cho thấy sức mạnh của mình.

Theo giới phân tích, chính sách cấm vận và áp giá trần chỉ khiến dòng chảy năng lượng Nga đổi hướng, chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Doanh thu dầu khí Nga trong nửa đầu năm nay đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 65 tỷ USD.

Rõ ràng, khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga của EU đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nhiều ưu tiên về chính sách năng lượng hiện có trên khắp các quốc gia thành viên. Điều này đã khiến các cuộc đàm phán kéo dài và căng thẳng, dẫn đến các biện pháp cấm vận không đủ mạnh.





Nguồn: https://baoquocte.vn/lenh-trung-phat-cua-eu-nham-vao-nang-luong-nga-co-thuc-su-cham-ma-chac-nen-kinh-te-xu-bach-duong-tren-da-chiem-vi-tri-so-1-chau-au-283521.html

Cùng chủ đề

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Mới nhất

Chợ hoa này ở Đắk Lắk đang đìu hiu, bất ngờ mua bán tấp nập bởi hoa lan rừng-loài hoa quý tộc

Chợ hoa Xuân Ất tỵ 2025, tại Quảng trường 10/3, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), năm nay mua bán trầm lắng. Bất ngờ, các loại hoa lan rừng-"loài hoa...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng vọt, SJC sát mốc 89 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch tại Mỹ. Giá vàng trong nước đi lên, tiến sát mốc 89 triệu đồng/lượng. Kết phiên 24/1, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 700 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với...

Bí quyết gia truyền mắm Dì Cẩn

Thương hiệu mắm Dì Cẩn không còn xa lạ với cả nước, thậm chí vươn ra thế giới. ...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói điều đáng buồn về đào tạo sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng đáng buồn trong việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do...

Mới nhất