Trang chủPolitical ActivitiesLễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân...

Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26/3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”.

Dự lễ phát động có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu thực hiện nghi thức phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Trước đó, ngày 18/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã yêu cầu phát động, thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu đã thực hiện nghi thức phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số” tại địa chỉ https://binhdanhocvuso.gov.vn/. Đại diện Trung ương Đoàn, các địa phương, trường đại học đã phát biểu hưởng ứng phong trào.

Theo lãnh đạo Bộ Công an, với vai trò là cơ quan thường trực của Đề án 06, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Đại học Bách khoa Hà Nội, cùng các bộ, ngành, địa phương tổ chức xây dựng, hoàn thiện và đưa vào vận hành nền tảng “Bình dân học vụ số” – nền tảng đào tạo tập huấn quốc gia do Bộ Công an và Đại học Bách khoa triển khai quản lý và vận hành.

Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật kết nối với các nền tảng số khác nhằm phục vụ hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Với các tính năng ưu việt, nền tảng “Bình dân học vụ số” đã sẵn sàng đưa vào khai thác, vận hành trên toàn quốc từ ngày 1/4/2025.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng phạm Minh Chính nêu rõ, đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; hưởng ứng và thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện

Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, phối hợp hiệu quả của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan đã tích cực chuẩn bị tốt cho việc triển khai phong trào này, cũng như công tác thông tin, tuyên truyền để phong trào được triển khai sâu rộng, đều khắp ngay sau Lễ Phát động với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và không có ai bị bỏ lại phía sau.

“Nếu chúng ta nhận thức khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay thì không thể không nói đến xã hội số, quốc gia số và công dân số toàn diện, toàn trình; từ đó, không thể không có phong trào “Bình dân học vụ số””, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, phong trào “Bình dân học vụ số” có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển đất nước, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Thủ tướng nhắc lại, 80 năm trước, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết, “giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm (cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”), phong trào “Bình dân học vụ” ra đời với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; do đó, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Thủ tướng, phong trào “Bình dân học vụ số” được truyền cảm hứng và kế thừa, phát huy từ phong trào “Bình dân học vụ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói về phong trào “Bình dân học vụ số” với tinh thần rộng mở: “Đây không chỉ là một sáng kiến giáo dục, phong trào “Bình dân học vụ số” còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai. Bằng việc phát huy bài học lịch sử, phấn đấu xây dựng một xã hội không chỉ giàu tri thức mà còn giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển” và nhấn mạnh: “Tri thức là chìa khóa, công nghệ là cánh cửa để mở ra một tương lai tươi sáng hơn. Để lan tỏa phong trào “bình dân học vụ số”, không chỉ cần các quyết sách, sự hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức xã hội, mà hơn hết, người dân chính là chủ thể, cần chủ động học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, ứng dụng tri thức số, cùng xây dựng một xã hội tiến bộ trong kỷ nguyên mới”.

Đại biểu dự sự kiện

“Đất nước đang đứng trước cơ hội lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, phát triển mạnh mẽ với động lực chính đến từ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chúng ta phải thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách, đó là, phổ cập tri thức, công nghệ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho toàn dân, tức là “xóa mù” về chuyển đổi số”, Thủ tướng nêu rõ.

Triển khai 3 nền tảng thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”, gồm: Nền tảng học trực tuyến mở đại trà One Touch và nền tảng học trực tuyến mở đại trà MobiEdu (đã đào tạo cho hơn 1,2 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; phổ cập kỹ năng số miễn phí cho hơn 40 triệu lượt người); và nền tảng “Bình dân học vụ số” đến nay đã đào tạo 200 nghìn lượt cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, các doanh nghiệp, trường đại học đã chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, góp phần vào những thành quả bước đầu hết sức quan trọng. Đây là tiền đề, cơ sở để thực hiện thành công mục tiêu của phong trào.

Thủ tướng cũng lưu ý, trong quá trình triển khai thực hiện phong trào, theo thẩm quyền, các bộ, ngành, địa phương phải chủ động đề xuất, khen thưởng kịp thời những tấm gương tốt, điển hình tiên tiến. Đồng thời, phải chỉ ra những địa chỉ, tập thể, cá nhân chưa hoàn thành, chưa quan tâm đúng mức đến phong trào này để kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước.

Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, Thủ tướng nêu rõ, phong trào “Bình dân học vụ số” có sự gắn kết chặt chẽ về tên gọi, giá trị cốt lõi và bài học kinh nghiệm của phong trào “Bình dân học vụ” trước đây – một trong những phong trào thành công nhất trong lịch sử Cách mạng Việt Nam.

Quang cảnh sự kiện

Do đó, phong trào “Bình dân học vụ số” phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi. Phong trào muốn “sống lâu”, thì phải mang lại hiệu quả thiết thực, phải hài hòa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích của Tổ quốc, của đất nước.

Phong trào này phải là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, là mệnh lệnh của trái tim, là tư duy thông minh của khối óc, hành động quyết liệt của mỗi người dân; phải khơi dậy và lan tỏa khí thế cách mạng, truyền thống đại đoàn kết, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường và tự hào dân tộc; dứt khoát phải hoàn thành theo tiến độ đề ra; thi đua lập thành tích hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2025 và chào mừng Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phong trào, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động; chuyển đổi quá trình học tập, rèn luyện và ứng dụng tri thức, kỹ năng số trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người; đẩy mạnh cắt giảm chi phí đào tạo, tập huấn; hướng tới miễn phí toàn bộ cho người yếu thế, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tinh thần là “đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người” và với phương châm “Triển khai nhanh chóng – Kết nối rộng khắp – Ứng dụng thông minh”.

Thủ tướng đề nghị tập trung thực hiện “Một mục tiêu, hai phát huy, ba bảo đảm, bốn nhiệm vụ trọng tâm” trong triển khai phong trào.

Một mục tiêu là phổ cập tri thức, kỹ năng số cơ bản cho mọi người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau.

Hai phát huy gồm: Phát huy và huy động tổng thể, có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước, của xã hội, của doanh nghiệp và của toàn dân; phát huy truyền thống văn hóa, hiếu học, tinh thần học tập suốt đời, khát vọng vươn lên của con người Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu nghe giới thiệu về nền tảng “Bình dân học vụ số”

Ba bảo đảm là: Bảo đảm các cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp để triển khai phong trào thiết thực, hiệu quả; bảo đảm thông suốt về hạ tầng, tính đồng bộ, tính liên kết, tính linh hoạt, không hình thức, màu mè và đúng đối tượng; bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường công khai minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Bốn nhiệm vụ trọng tâm gồm: Nhiệm vụ xây dựng hệ sinh thái học tập số (phát triển nền tảng học tập số toàn dân, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn); nhiệm vụ xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo động lực học tập (đưa kỹ năng số vào hệ thống đánh giá lao động, tuyển dụng, ưu đãi cho đối tượng yếu thế, khuyến khích doanh nghiệp tham gia); nhiệm vụ xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên số (phát triển đội ngũ giảng viên, tình nguyện viên số, huy động lực lượng đoàn viên, hội viên tham gia); nhiệm vụ xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả (xây dựng cơ chế đánh giá; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền; thực hiện giám sát độc lập từ tổ chức xã hội, báo chí và cộng đồng để bảo đảm tính minh bạch).

Để thực hiện thành công phong trào “Bình dân học vụ số” với những quyết tâm, kỳ vọng và quan điểm, mục tiêu nêu trên, Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt người đứng đầu, cần tiên phong nâng cao năng lực số, thúc đẩy chuyển đổi số tại địa phương và cơ quan, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, gắn kết với cải cách hành chính và phát triển kinh tế – xã hội; tạo điều kiện để người dân tiếp cận kỹ năng số, dịch vụ, nền tảng số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, động lực của chuyển đổi số.

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần tích cực hưởng ứng phong trào. Doanh nghiệp công nghệ giữ vai trò tiên phong, phổ cập kỹ năng số thông qua các nền tảng, dịch vụ và giải pháp phù hợp; đồng hành cùng chính quyền và nhân dân trong công cuộc chuyển đổi số.

Cùng với đó, đẩy nhanh triển khai Đề án nâng cao kỹ năng số, tích hợp kiến thức số và trí tuệ nhân tạo vào giáo dục phổ thông. Đầu tư hạ tầng số, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ thiết bị số cho người khó khăn. Phát huy tổ công nghệ số cộng đồng, cùng các mô hình gia đình số, nông thôn số, thành thị số để lan tỏa kỹ năng số rộng khắp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, các đại biểu và sinh viên tham dự Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng khung năng lực số và tài liệu phù hợp cho từng đối tượng. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần được cập nhật, nâng cao kỹ năng số, dùng nền tảng số hiệu quả. Học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức số phục vụ học tập và bảo vệ bản thân. Người lao động biết dùng thiết bị thông minh để tăng năng suất. Người dân dùng biết các dịch vụ số thiết yếu, dịch vụ công trực tuyến an toàn.

Thủ tướng đề nghị Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện phong trào, báo cáo kịp thời Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả thực hiện; định hướng các cơ quan báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về phong trào.

Thủ tướng cũng chỉ đạo, phong trào cần gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với các phong trào đang triển khai thực hiện, nhất là phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”. Phát huy vai trò nền tảng khóa học trực tuyến mở đại chúng (MOOC) đáp ứng số lượng lớn người dân tham gia học tập, cập nhật về chuyển đổi số, kỹ năng số.

Thủ tướng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, doanh nhân, các cơ sở giáo dục, các nhà khoa học, các tổ chức, cộng đồng, tất cả mọi người cùng chung tay tích cực hưởng ứng phong trào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.

“Với quyết tâm chính trị cao, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và khát vọng phát triển mạnh mẽ của dân tộc, phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ lan tỏa sâu rộng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, mang lại lợi ích cho mọi người dân và cho quốc gia, dân tộc, tất cả vì mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc”, Thủ tướng tin tưởng. 



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10406

Cùng chủ đề

Dứt khoát phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

(NLĐO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dứt khoát tới tháng 12-2025 phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Đất Mũi (Cà Mau) ...

Apple sẽ ra mắt Apple Watch tích hợp camera

Apple được cho là sẽ có nâng cấp lớn trên mẫu đồng hồ thông minh Apple Watch khi tích hợp thêm camera.

Tàu cao tốc Thăng Long hoạt động trở lại tuyến TPHCM

TPO - Vào trung tuần tháng 4 tới, tàu cao tốc Thăng Long sẽ vận hành trở lại trên tuyến đường biển TPHCM - Côn Đảo sau hơn 8 tháng tạm dừng. TPO - Vào trung tuần tháng 4 tới, tàu cao tốc Thăng Long sẽ vận hành trở lại trên tuyến đường biển TPHCM - Côn Đảo sau hơn 8 tháng tạm dừng. Ông Vũ Văn Khương, Tổng giám đốc công ty vận tải Cổ...

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Vượt khó, chạy đua tiến độ

Dự án thành phần 1 (DATP1), cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa) dài hơn 30km. Khắc phục những khó khăn của mặt bằng, trên tuyến các nhà thầu đang ngày đêm tăng tốc thi công. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm xây dựng Luật Giáo dục đại học và Luật giáo dục nghề nghiệp

Chiều 29/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (GDĐH) và Luật giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm. ...

Công bằng, minh bạch, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh

Sáng 29/3, tại trường Đại học Hàng hải, Bộ Giáo dục đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác tuyển sinh năm 2024, triển khai công tác tuyển sinh năm 2025, 2026, khối đại học và cao đẳng sư phạm. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị. ...

Hội nghị triển khai tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT và đánh giá thực hiện Thông tư 29

Ngày 28/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực...

Công bố giải chạy học sinh S-Race 2025

Ngày 28/3, tại Hà Tĩnh diễn ra Lễ công bố Giải chạy học sinh S-Race 2025 với thông điệp “Vì tầm vóc Việt". Sự kiện có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Đài Truyền hình Việt Nam, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam. Tập đoàn...

Sử dụng, phát triển nội dung của viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam

Ngày 26/3, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Sóc Trăng triển khai khóa tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”. ...

Bài đọc nhiều

Sóc Trăng: Trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di tích lịch sử

Sóc Trăng hiện có 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, 45 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, 8 di sản văn hóa phi vật thể. Để hoạt động du lịch, trong khi các di sản văn hóa phi vật thể với giá trị lịch sử, văn hóa mang bản sắc cộng đồng là sản...

Phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ GDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 3/3/2025 quyết định về việc phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Về nguyên tắc phân công, Bộ...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp bà Ann K. Ganzer, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng thường trực (PDAS), …

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long khẳng định quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, hợp tác trong các lĩnh vực do Bộ Công Thương quản lý như năng lượng và thương mại có nhiều chuyển biến tích cực. Hai bên đang tiếp tục xây dựng nền tảng vững chắc nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngày càng tốt đẹp trong thời gian tới.Về phía...

Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Ngày 24/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Công văn số 1239/BGDĐT-QLCL về hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 gửi các Sở GDĐT; Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng. ...

Luôn quan tâm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân

Cùng với chăm lo công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng, quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tạo điều kiện cho mọi người được hưởng thụ văn hóa tinh thần lành mạnh; khuyến khích nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước,...

Cùng chuyên mục

Tọa đàm xây dựng Luật Giáo dục đại học và Luật giáo dục nghề nghiệp

Chiều 29/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (GDĐH) và Luật giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm. ...

Công bằng, minh bạch, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh

Sáng 29/3, tại trường Đại học Hàng hải, Bộ Giáo dục đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác tuyển sinh năm 2024, triển khai công tác tuyển sinh năm 2025, 2026, khối đại học và cao đẳng sư phạm. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị. ...

Hội nghị triển khai tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT và đánh giá thực hiện Thông tư 29

Ngày 28/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực...

Mới nhất

Tỉ phú Việt tài sản tăng nhanh chóng, vượt ‘huyền thoại’ đầu tư George Soros

Với khối tài sản 7,5 tỉ USD, tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã vượt qua cả huyền thoại đầu tư George Soros trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới. ...

Đà Nẵng hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi

 Bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, cho biết, tính đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca...

Những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

NDO - Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Quyết, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ khá đa dạng, chia thành 2 nhóm lớn: Suy giảm về giao tiếp xã hội và các hành vi, sở thích, hoạt động thu hẹp, lặp đi lặp lại....

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong việc phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh từ bào thai, với sự đóng góp quan trọng từ các chuyên gia quốc tế và nỗ lực không ngừng của các bác sỹ trong nước. Tin mới y tế ngày 28/3: Ứng dụng công nghệ hiện...

Sắp diễn ra ngày hội báo chí

(CLO) Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội báo chí Quảng Trị” nhằm chào mừng 100 năm...

Mới nhất