Trang chủDu lịchKhám pháLễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa...

Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Gầu Tào của người Mông huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Gầu Tào Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia 

Tối 14/2, UBND huyện Trạm Tấu (Yên Bái) tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Gầu Tào của người Mông huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái); trao Bằng công nhận Cây Di sản cho UBND huyện Trạm Tấu.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố “Lễ hội Gầu Tào của người Mông huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái” trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia- Ảnh 1.
Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia- Ảnh 2.
Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia- Ảnh 3.

Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành trao Bằng chứng nhận cho Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái Nông Việt Yên cùng đại diện cộng đồng chủ thể di sản của 3 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn.

Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng chứng nhận cho đại diện cộng đồng chủ thể di sản của 3 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn.

Tại đây, đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công bố và trao Quyết định, Bằng công nhận Cây di sản cho UBND huyện Trạm Tấu đối với quần thể cây Du Sam Núi Đất tại thị trấn Trạm Tấu và xã Xà Hồ.

Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu Vũ Lê Chung Anh cho biết, Trạm Tấu là huyện phía Tây của tỉnh Yên Bái; là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và nơi hội tụ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Trong đó, dân tộc Mông chiếm trên 79%, sinh sống tại 10 xã vùng cao với những di sản văn hóa truyền thống đậm đà giá trị nhân văn.

Những năm qua, UBND huyện Trạm Tấu luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. 

Huyện coi đây là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của địa phương. Đến nay, toàn huyện có 4 di tích, di sản được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Đối với người Mông, một trong những nét đẹp tiêu biểu, thể hiện tâm linh và tín ngưỡng độc đáo là Lễ hội Gầu Tào. Đây là lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống văn hóa của dân tộc Mông có từ rất lâu đời, được đồng bào duy trì và gìn giữ.

Nơi người Mông gửi gắm niềm tin

Lễ hội thường diễn ra vào dịp đầu Xuân năm mới với quan niệm của sự sinh sôi, nảy nở. Trong Lễ hội Gầu Tào, cây nêu là biểu tượng chính, gắn liền với sự linh thiêng. Người Mông quan niệm số 4 thể hiện cho 4 vị thần là thần trời, thần đất, thần sông và thần núi.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt, Lễ hội Gầu Tào được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Đây là kết quả của sự chung tay, nỗ lực gìn giữ và bảo tồn văn hóa của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Đồng thời, cũng là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những giá trị trong di sản văn hóa của cộng đồng người Mông.

Một trong những Nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây Nêu với nội dung tổ chức lễ tạ ơn thần núi, thần đất,thần trời, thần suối đã cho đồng bào các dân tộc.

Đại diện cho 3 huyện, UBND huyện Trạm Tấu cam kết tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực nhằm phát huy và thực hành di sản; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá Lễ hội Gầu Tào gắn với phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. 

Đồng thời tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để đồng bào Mông duy trì tổ chức, truyền dạy lễ hội, bảo tồn các nghi lễ truyền thống; phát huy vai trò của cộng đồng trong gìn giữ và bảo vệ di sản, đặc biệt là thế hệ trẻ, để nét đẹp văn hóa này được lưu truyền mãi mãi.

“Gầu Tào” theo tiếng Kinh nghĩa là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình, dòng họ, bản làng, người người sự khỏe mạnh, thịnh vượng, không ốm đau, bệnh tật, yên ấm, hạnh phúc; cầu cho dân làng no ấm, thóc lúa đầy đồng, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng.

Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi đồng bào người Mông gửi gắm niềm tin, niềm hy vọng về một cuộc sống mới tươi đẹp hơn, mà còn là nơi gắn kết tình cảm của người dân; cũng là dịp để những người con xa quê đoàn tụ với gia đình, thôn, bản; là không gian giải trí, vui chơi lành mạnh sau những tháng ngày lao động vất vả.

Dịp này còn diễn ra chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch như: Chương trình nghệ thuật rực rỡ sắc màu Trạm Tấu; màn trình diễn múa Khèn Mông của 500 học sinh trên địa bàn huyện; tái hiện Lễ hội Gầu Tào… Thông qua các hoạt động, các đại biểu, nhân dân và du khách sẽ được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa rực rỡ sắc màu của các dân tộc.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/le-hoi-gau-tao-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-192250215005924155.htm

Cùng chủ đề

Gìn giữ nét đẹp hội làng

Mỗi độ Xuân về khắp các làng quê lại mở hội làng. Đây là hoạt động mang đậm nét văn hóa lâu đời, gắn kết cộng đồng, tăng tính đoàn kết, cũng là dịp để những di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc được các cộng đồng thực hành, trình diễn... Tuy nhiên, qua thời gian, hội làng hôm nay đã có nhiều thay đổi, tại một số hội làng ít nhiều bị biến tướng, thương mại hóa... ...

“Hồi sinh” phố cổ Gia Hội

Từng là một khu vực sầm uất bậc nhất Kinh đô Huế đầu thế kỷ XIX, ngày nay phố cổ Gia Hội đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình đô thị hóa. Việc bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ để nơi đây “thành một Hội An” giữa lòng thành phố Huế đang được chính quyền và người dân quan tâm. ...

Mùa Xuân nay khác rồi

Cùng với những chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền các cấp và đặc biệt là sự nỗ lực của bà con, bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã thực sự “thay da, đổi thịt”, nghèo đói dần bị bỏ lại phía sau. ...

Rét đậm rét hại, du khách đổ lên Fansipan săn băng tuyết

Nhiều du khách, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia, những tín đồ yêu thích tuyết đang háo hức chinh phục đỉnh Fansipan (Sa Pa) để săn lùng những khoảnh khắc tuyệt đẹp trong không gian tuyết trắng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cho phép thí điểm 6 cơ chế đặc thù, đặc biệt làm đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM

Sáng 19/2, Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM với 100% đại biểu có mặt tán thành. ...

Rõ cơ chế khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Nghị định 15 về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quy định rõ cơ chế cho thuê, chuyển nhượng, đầu tư mở rộng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. ...

Vì sao Việt Nam chưa nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ?

Thời gian qua, Việt Nam vẫn chưa có cơ sở phá dỡ tàu cũ nào làm thủ tục để nhập khẩu tàu biển cũ để phá dỡ do chưa đủ cơ sở pháp lý. ...

Nhà thầu cao tốc vẫn gặp khó vì thiếu đá

Trong bối cảnh nhiều dự án cao tốc phải hoàn thành trong năm 2025, nguy cơ thiếu nguồn vật liệu đá vẫn thường trực. Ở nhiều địa phương, dù giá đá tăng cao hơn nhiều so với dự toán, nhà thầu cũng không có để mua. ...

Nhà thầu lớn thi đua cao điểm 90 ngày đêm bứt tốc tiến độ cao tốc Chí Thạnh

Kỹ sư, công nhân của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung đang bước vào đợt thi đua cao điểm 90 ngày - đêm với mục tiêu đẩy nhanh hơn nữa năng suất các mũi thi công, góp phần đưa dự án về đích sớm vào tháng 9/2025. ...

Bài đọc nhiều

Gen Z dùng mạng xã hội, AI tự lên lịch trình du lịch

Chí Bảo, 25 tuổi, nói thường xuyên sử dụng chatbot AI, mạng xã hội để tìm hiểu thông tin điểm đến và lên lịch trình chuyến đi. Chí Bảo, nhân viên truyền thông của một công ty ở TP HCM, cho biết thói quen trước mỗi chuyến đi của anh là mở các trang TikTok, Instagram, hội nhóm trên Facebook đọc đánh giá từ những người đi trước rồi mới quyết định đặt vé, đặt phòng. Nhưng từ đầu...

Khai mạc Ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư vào xứ ‘tình anh bán chiếu’

Nguồn: https://tuoitre.vn/khai-mac-ngay-hoi-du-lich-va-xuc-tien-dau-tu-vao-xu-tinh-anh-ban-chieu-20240628164402222.htm

Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Fansipan (Lào Cai), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Nà (Đà Nẵng), Ba Đèo (Quảng Ninh), Đọi Sơn (Hà Nam) thu hút nhiều du khách trải nghiệm cảnh đẹp, cầu may mắn dịp đầu năm. Fansipan, Lào Cai Được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, đỉnh Fansipan được nhiều người lựa chọn đến vào dịp đầu Xuân để gửi gắm nguyện ước tại nơi đỉnh trời. Tại đây, du khách có thể chiêm bái Đại tượng Phật A Di Đà lớn...

Kon Tum dồn sức biến Măng Đen thành điểm đến hấp dẫn Tây Nguyên

12/02/2025 16:27 Năm 2024, Măng Đen thu hút hơn 1,2 triệu lượt khách, đạt doanh thu ngành du lịch 420 tỷ đồng. (Ảnh Trọng Triển) (PLVN) - Măng Đen, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thu hút hơn 1,2 triệu du khách trong năm 2024, đẩy mạnh phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư và hướng đến du lịch xanh bền vững. Ngày 12/2, UBND huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) cho biết, trong năm...

Gầu Tào – lễ hội đặc sắc của đồng bào Mông

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt, Lễ hội Gầu Tào được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cùng chuyên mục

Phát huy giá trị di sản Thành cổ Ô Diên và danh nhân Tô Hiến Thành

Ngày 19/2, UBND huyện Đan Phượng phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa quê hương Đan Phượng và danh nhân Tô Hiến Thành.

Phát triển du lịch thám hiểm tại Công viên địa chất Lạng Sơn

19/02/2025 06:49 Công viên địa chất Lạng Sơn có địa hình, địa mạo và địa chất tự nhiên kỳ vĩ. (Ảnh: TCDL) (PLVN) - Công viên địa chất Lạng Sơn có địa hình, địa mạo và địa chất tự nhiên kỳ vĩ, có khoảng 200 hang động, nhiều thác nước, hố sụt đẹp, ẩn chứa vô vàn điều thú vị, hấp dẫn. Đây sẽ là nguồn lực chắp cánh cho sự phát triển của du lịch địa...

XTransfer ra mắt giải pháp thanh toán xuyên biên giới, hỗ trợ doanh nghiệp | Số hóa | Tài Chính

XTransfer đã phát triển một giải pháp thanh toán nhanh chóng, an toàn và tuân thủ, được thiết kế riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam. Với vai trò là nhà cung cấp giải pháp thanh toán thương mại B2B xuyên biên giới...

Masterise Homes ra mắt SOLA – Đảo Ánh Dương | Dự án | Tài Chính

Masterise Homes chính thức ra mắt dự án SOLA - Đảo Ánh Dương - phân khu bán đảo villa vườn duy nhất tại trung tâm mới The Global City. Đây là khu đô thị biểu tượng đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế bởi Foster+Partners.Tại lễ ra...

Ngôi chùa dát vàng nằm giữa lòng hồ ở Ninh Bình, hút khách tham quan

Chùa Bát Long được dát vàng óng ánh nằm giữa lòng hồ ở TP Hoa Lư (Ninh Bình) toát lên vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình thu hút đông du khách đến chiêm bái, tham quan, check-in. Chùa Bát Long, hay còn được người dân địa phương gọi là chùa Vàng, được xây dựng trên hòn đảo nhỏ giữa lòng hồ Cá Voi (hay hồ Núi Lớ) thuộc TP Hoa Lư (Ninh Bình). Chùa được xây dựng lại trên nền đất,...

Mới nhất

Chốt đầu tư ‘siêu dự án’ đường sắt Lào Cai – Hà Nội

TPO - Sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết và thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 203.000 tỷ đồng, suất đầu tư gần 16 triệu USD/km.  TPO - Sáng 19/2, Quốc hội đã...

Chính thức thông qua mức tăng trưởng 8%

Sáng 19-2, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. ...

Cuộc chiến trường công

TP - Từ khi nào, kì thi tuyển sinh lớp 10 trở thành cuộc chiến cân não đối với mỗi phụ huynh? Câu hỏi không có đáp án chính xác. TP - Từ khi nào, kì thi tuyển sinh lớp 10 trở thành cuộc chiến cân não đối với mỗi phụ huynh? Câu hỏi không có đáp...

Phát huy giá trị di sản Thành cổ Ô Diên và danh nhân Tô Hiến Thành

Ngày 19/2, UBND huyện Đan Phượng phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa quê hương Đan Phượng và danh nhân Tô Hiến Thành.

Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể...

GĐXH - Thoái hoá khớp có liên quan đến tuổi tác, tuy nhiên việc đi bộ tập thể dục với cường độ cao, gây áp lực lên các khớp là nguyên nhân chính khiến khớp gối của ông Minh...

Mới nhất

Cuộc chiến trường công