Trang chủDi sảnLập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di...

Lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế


Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm: Không gian hình thành và phát triển cố đô lịch sử, không gian cảnh quan, các địa danh, địa điểm, địa giới tự nhiên có quan hệ mật thiết trong quá trình hình thành Quần thể di tích Cố đô Huế, bao gồm: Khu vực Kinh thành Huế, Kim Long, Bao Vinh, Gia Hội, núi Kim Phụng, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, cồn Hến, cồn Dã Viên, cửa biển Thuận An, đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, lưu vực sông Hương và các chi lưu thuộc địa giới hành chính thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang.

Quy mô lập quy hoạch bao gồm:

Khu vực bảo vệ của Di sản văn hóa thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận vào năm 1993, cập nhật năm 2011, bao gồm các điểm di tích: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Văn Miếu và Võ Miếu, Hổ Quyền và Voi Ré, đàn Nam Giao, điện Hòn Chén, các lăng: Dục Ðức, Tự Đức, Ðồng Khánh, Thiệu Trị, Khải Định, Minh Mạng, Gia Long và Trấn Hải Thành.

Khu vực bảo tồn cảnh quan sông Hương gắn với di tích; các trục, tuyến không gian cảnh quan văn hóa, các quần cư lâu đời gắn với từng di tích; các khu vực tổ chức hoạt động phát huy giá trị di tích, kết nối hạ tầng kỹ thuật nội bộ và hệ thống giao thông, hạ tầng chung có liên quan.

Một trong những nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch là nghiên cứu bối cảnh vùng, những nội dung có liên quan được nêu trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được phê duyệt. Xác định vai trò, vị thế của Quần thể di tích Cố đô Huế trong chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng.

Bên cạnh đó, yêu cầu nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích; nghiên cứu, nhận diện, làm rõ giá trị về di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu và giá trị khác có liên quan; xác định quan điểm, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của quy hoạch.

Về nội dung và định hướng quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới, xác định ranh giới khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích, khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới; đề xuất việc xếp hạng bổ sung công trình, địa điểm di tích mới phát hiện. Định hướng giải phóng mặt bằng, giải tỏa lấn chiếm và phương án tái định cư.

Quy hoạch phân vùng chức năng theo cụm di tích, từng di tích bao gồm: các khu vực bảo vệ di tích, bảo vệ cảnh quan văn hóa, sinh thái, môi trường; các khu vực phát huy giá trị di tích, hạ tầng kinh tế-xã hội, hạ tầng kỹ thuật và giao thông; thiết lập hoàn chỉnh các không gian chức năng, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, văn hóa, du lịch, hạ tầng kỹ thuật, cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế, du lịch.

Đề xuất phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; danh mục công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng công trình; nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định hướng giải pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích, cảnh quan không gian, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu liên quan đến di tích; đề xuất nghiên cứu khảo cổ học bổ sung trong khu vực di tích; nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, số liệu, hồ sơ khoa học cho toàn bộ quần thể Di tích Cố đô Huế và từng điểm di tích.

Đề xuất giải pháp kết nối, tổ chức không gian và các giải pháp phát huy giá trị di sản thông qua hoạt động du lịch văn hóa; thiết lập khung sáng kiến cộng đồng, đa dạng hóa sản phẩm gắn với chiến lược truyền thông và thương hiệu; hoàn thiện cơ chế, chính sách, đề xuất lộ trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ và tự động hóa trong quản trị bảo tồn và phát huy giá trị di tích.





Nguồn: https://nhandan.vn/lap-quy-hoach-bao-quan-tu-bo-phuc-hoi-quan-the-di-tich-co-do-hue-post682604.html

Cùng chủ đề

4 ngày nghỉ lễ doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 132 tỷ đồng

Tổng lượng du khách đến Thừa Thiên Huế ước đạt 130.000 lượt (tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2023), doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 132 tỷ đồng (tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023). Trong dịp lễ...

Điện Thái Hòa sẽ đón khách tham quan từ cuối tháng 11 năm nay

Điện Thái Hòa được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1805 tại khu vực Đại Cung môn. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho xây dựng lại công trình ở vị trí hiện nay. Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là nơi Hoàng đế ngự ngai vàng, tổ chức các buổi thiết triều, đại lễ và nghi thức quan trọng của triều đình. ...

Cận cảnh di tích An Lăng tại Huế sau khi trùng tu

HUẾ - Di tích An Lăng (TP. Huế) thuộc quần thể di tích Cố đô Huế vừa chính thức mở cửa đón khách sau khi dùng 40 tỉ đồng trùng tu. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/can-canh-di-tich-an-lang-tai-hue-sau-khi-trung-tu-1374788.ldo

Quần thể di tích cố đô Huế mở cửa phục vụ miễn phí trong 3 ngày Tết

Các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí, phục vụ khách tham quan trong 3 ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết. Vnews Source link

Đại Nội Huế nườm nượp khách tham quan trong ngày nghỉ lễ 2/9

Ghi nhận của PV Báo Giao thông ngày 2/9, các tuyến đường tại trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng giờ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng, ngay cả khi bận rộn. Về chế độ ăn uống,...

[Ảnh] Tam Kỳ rực rỡ cờ hoa đón Tết Ất Tỵ 2025

NDO - Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã được người dân trang trí cờ Tổ quốc, hoa, lồng đèn và đèn điện chiếu sáng làm cho những tuyến phố thêm rực rỡ sắc màu chào đón năm mới. NDO - Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến đường, khu dân cư...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX

NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 đã diễn ra trọng thể tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại Lễ trao Giải. NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

NDO - Ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” tổ chức Phiên họp thứ hai. Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. ...

Mới nhất