Trang chủNewsThời sựLao động xuất khẩu chuyển hướng đi châu Âu

Lao động xuất khẩu chuyển hướng đi châu Âu


Nhiều nước châu Âu đang mở cửa, đa dạng ngành nghề, độ tuổi nên lao động xuất khẩu Việt chuyển hướng trong bối cảnh thị trường truyền thống giảm sức hút.

Có ý định đi xuất khẩu lao động vào năm cuối cao đẳng, Bùi Phan Hoài Vũ, 24 tuổi, quyết định chọn Đức sau khi tìm hiểu nhiều thị trường. Theo Vũ, các nước lâu nay hút lao động Việt như Nhật, Hàn giờ không còn hấp dẫn hoặc thủ tục quá khó. “Tôi chọn đi Đức, chi phí ban đầu 150 triệu đồng tương đương như các nước khác”, Vũ nói.

Ngoài nghề điều dưỡng do Cục lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) triển khai, hiện chưa có công ty nào được cấp phép đưa lao động sang Đức. Do đó, Vũ chọn du học nghề đầu bếp, 70% thời gian thực hành tại nhà hàng, còn lại đi học ở trường nhưng không tốn phí.

Tổng thời gian trong tuần vừa học vừa thực hành không được quá 40 giờ. Tiền lương làm việc tại nhà hàng mỗi tháng 1.000 euro. Sau khi nộp thuế, các loại bảo hiểm xã hội, Vũ nhận được 800 euro. Trừ ăn uống, chỗ ở hết 500 euro, thanh niên này vẫn để dành được một khoản. Hàng tháng, anh gửi về Việt Nam 3-5 triệu đồng.





Lao động xuất khẩu chuyển hướng đi châu Âu

Hoài Vũ (ngoài cùng bên trái) cùng bạn bè, đồng nghiệp ở Đức. Ảnh: NVCC

Theo Vũ, so với lương tối thiểu mỗi tháng 2.400-2.600 euro, thu nhập của lao động diện du học nghề khá thấp. Tuy nhiên, thời gian này chỉ kéo dài hai năm. Khi tốt nghiệp, có bằng anh sẽ là lao động chính thức, được hưởng mức lương cao hơn nhiều.

Thay vì đi vòng bằng đường du học nghề để tìm cơ hội làm việc ở Đức như Vũ, trong bối cảnh thị trường truyền thống giảm sức hút, nhiều người cũng chọn các nước có hợp tác với Việt Nam tuyển lao động chính thức như Nga, Rumani, Ba Lan, Hungari… để làm việc.

Ông Nguyễn Đức Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (Sona), cho biết thị trường truyền thống của doanh nghiệp là Nhật, Hàn. Tuy nhiên, nhiều năm qua công ty tìm thêm các hợp đồng ở châu Âu. Bởi trong khi Nhật giới hạn độ tuổi, thủ tục đi Hàn phức tạp thì một số nước ở châu Âu như Rumani lại khá dễ tính. Lao động phổ thông, yêu cầu tay nghề không quá cao, chỉ cần trong độ tuổi đảm bảo sức khỏe là có cơ hội.

Mỗi năm công ty đưa 200-300 lao động đi một số nước châu Âu. Mức lương tùy thuộc ngành nghề. Chi phí đưa đi không được nhiều hơn một tháng lương theo hợp đồng cho mỗi năm làm việc, chưa kể tiền học tiếng, nghề.

Bà Nguyễn Thị Hường, phụ trách tuyển dụng công ty xuất khẩu lao động Traco ở TP HCM, cho biết 2-3 năm gần đây lao động có xu hướng muốn kiếm việc ở châu Âu thay vì sang Nhật. Nguyên nhân là đồng yen giảm sâu, chi phí ở Nhật ngày càng tăng cao. Trong khi đó, nhiều nước ở châu Âu “khát” nhân lực nên chính sách thu hút lao động nhập cư có nhiều thay đổi.





Lớp thực hành cắt gọt kim loại và hàn do Công ty Sona tổ chức cho lao động đi Litva, Rumania. Ảnh: An Phương

Lớp thực hành cắt gọt kim loại và hàn do Công ty Sona tổ chức cho lao động đi Litva, Rumania. Ảnh: An Phương

Đơn cử như Đức, để thu hút lao động có tay nghề chính phủ đã tạo điều kiện cho người nước ngoài được nhập tịch chỉ sau 5 năm, thay vì 8 như trước đây. Như vậy, sau 5 năm người lao động có thể được xét định cư và bảo lãnh người thân. Đồng thời, người nước ngoài cũng được hưởng chế độ làm việc và phúc lợi bình đẳng như người bản địa. Riêng với Việt Nam, hồi tháng 1, bộ lao động hai nước đã ký Bản ghi nhớ (MOU) trong lĩnh vực lao động, việc làm giúp mở ra cơ hội hợp tác.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, một số doanh nghiệp Việt đang đưa lao động sang làm việc tại hơn 10 nước châu Âu. Tùy nhu cầu của nước sở tại, lao động sẽ làm công việc, mức lương khác nhau. Hiện, Rumani là nước tiếp nhận nhiều lao động Việt nhất với khoảng 4.100 người, trong đó 90% làm ở lĩnh vực xây dựng, công nghiệp. Lương thấp nhất của lao động phổ thông là 650 USD mỗi tháng, nếu có tay nghề là 800-1.000 USD. Ngày làm 8 tiếng, tuần làm việc 5 ngày.

Các doanh nghiệp ở Nga muốn tuyển công nhân nhà máy, chế biến thực phẩm, thợ vận hành các lại máy công nghiệp… Thu nhập bình quân mỗi tháng 500-700 USD, thời gian làm việc mỗi ngày 8 tiếng, mỗi tháng 22 ngày, tăng ca tính riêng. Tương tự, Bulgaria, Hungary, Ba Lan cũng có nhu cầu tuyển lao động phổ thông có tay nghề ở các ngành công, nông nghiệp. Lương cơ bản dao động 500-750 USD mỗi tháng, tùy công việc và chưa kể tăng ca.

Đối với thị trường châu Âu, hầu hết lao động được lo chỗ ăn ở, chi phí đi lại giữa nơi ở, làm việc. Vé máy bay lượt đi, về khi bắt đầu và kết thúc hợp đồng được doanh nghiệp chi trả. Tùy nước, hợp đồng kéo dài 2-3 năm và có thể gia hạn. Chi phí đi lại chủ yếu bao gồm tiền dịch vụ và lệ phí visa. Tiền dịch vụ được quy định không quá một tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi năm làm việc.





Công nhân Việt Nam làm việc trên công trường Rumani. Ảnh: Sona

Công nhân Việt Nam làm việc trên công trường Rumani. Ảnh: Sona

Ông Nguyễn Như Tuấn, Phó phòng Thông tin – Tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho rằng châu Âu là điểm đến hấp dẫn của lao động Việt bởi môi trường sống hiện đại, thu nhập, điều kiện làm việc tốt, có thể ở lại làm việc với thời gian khá dài.

Tuy nhiên, khi sang châu Âu làm việc lao động sẽ đối mặt một số vấn đề như: thời tiết rất lạnh, ít việc vào mùa đông, khác biệt văn hóa lớn hơn nhiều so với các thị trường Nhật, Hàn, Đài Loan. Bên cạnh đó, người Việt phải cạnh tranh với lao động nước khác tại khu vực châu Âu, và lao động các nước đang phát triển cùng trình độ.

Cũng theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, doanh nghiệp đưa người đi làm việc ở châu Âu đang gặp một thách thức lớn là lao động bỏ trốn sang nước thứ ba. Do đó, việc chọn lao động xuất khẩu phải rất chặt chẽ, có ràng buộc rõ ràng. Ngược lại, lao động có nhu cầu đi châu Âu lại dễ tìm đến các nhóm trung gian, môi giới với hứa hẹn “dễ đi, lương cao”, dễ bị lừa.

Theo ông Tuấn, ít nhất trong 5 năm tới Nhật, Hàn vẫn là thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam. Các nước châu Âu mới bắt đầu tiếp nhận lao động ngoài khối EU và đang ở mức dè dặt, chủ yếu đang thử nghiệm. “Lao động muốn đi châu Âu cần tìm hiểu kỹ doanh nghiệp tuyển, có thể gọi đến tổng đài của Cục quản lý lao động ngoài nước để kiểm tra, tránh bị lừa”, ông Tuấn nói.

Lê Tuyết




Source link

Cùng chủ đề

Mùng 10, còn ‘mùng’ có còn Tết?

Kỳ nghỉ Tết đã qua, nhịp sống đã trở lại bình thường. Nhiều người lao động đã quay lại nhà máy, nhiều đơn vị đã hoạt động trở lại song sẽ vẫn còn tâm lý "còn mùng là còn Tết". Có nên không? ...

Gần 90% cử tri Đức lo sợ bị thao túng

(CLO) Một cuộc thăm dò mới do Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật số Bitkom công bố cho thấy phần lớn cử tri Đức lo lắng về nguy cơ can thiệp bầu cử từ nước ngoài. ...

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Việt Nam tham gia Fruit Logistica 2025 tại Đức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 5/2, Fruit Logistica 2025, hội chợ thương mại hàng đầu thế giới của ngành rau quả toàn cầu đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm Messe, thủ đô Berlin (Đức). ...

Liên minh châu Âu và Trung Quốc tăng cường hợp tác để đối phó với Mỹ

(CLO) Khi quan hệ với Mỹ đều đối mặt với nhiều thách thức, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sự hợp tác thương mại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

TPHCM đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm, Du lịch và Giao thông vận tải

UBND TPHCM đã trình đề án tinh gọn bộ máy, trong đó đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm và Du lịch. Sở Giao thông vận tải được đề xuất giữ lại nhưng đổi tên thành Sở Giao thông Công chính. Chiều nay (6/2), Ban Tuyên giáo và Dân vận phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở Bắc Ninh

Chiều nay (9/2) đã xảy ra vụ cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vụ cháy lan sang 2 xưởng bên cạnh gây thiệt hại nặng nề. Theo thông tin ban đầu, hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 15h20 phút chiều nay. Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an huyện Tiên Du và lực lượng ở địa bàn lân...

Các công dân Thái Lan bị Hamas bắt giữ trở về đoàn tụ với gia đình

(CLO) 5 công dân Thái Lan bị Hamas giam giữ hơn một năm đã trở về nước vào ngày 9/2, gặp lại gia đình trong những giây phút xúc động tại sân bay Suvarnabhumi, Bangkok. ...

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Mới nhất

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 ...

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. ...

Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Một nghiên cứu được công bố ngày 3/2 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc vi nhựa và nano nhựa trong não người. Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều mảnh và vảy polyme cực nhỏ trong mô não người đã tử vong.

Ngành hàng thiết bị vệ sinh Viglacera: Những nỗ lực bứt tốc – Tổng công ty Viglacera

Gần 150 đại diện cho các Nhà phân phối tiêu biểu trên toàn quốc của ngành hàng sứ vệ sinh và sen vòi Viglacera đã dành nhiều thời gian đến tham quan tìm hiểu các nhà máy sản xuất, “mục sở thị” các dòng sản phẩm mới nhất cùng hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại hàng...

Mới nhất