Trang chủNewsThời sựLãnh đạo tỉnh, nhà khoa học lên tiếng

Lãnh đạo tỉnh, nhà khoa học lên tiếng


Ngày 27/9, liên quan đến vấn đề bảo tồn biệt thự cổ trăm tuổi ven sông Đồng Nai, chia sẻ với Báo Giao thông, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết Tỉnh ủy đã chỉ đạo nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị của biệt thự cổ.

Bảo tồn biệt thự cổ trăm tuổi ở Đồng Nai: Lãnh đạo tỉnh, nhà khoa học lên tiếng- Ảnh 1.

Biệt thự cổ nằm trên đường ven sông Đồng Nai.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, địa phương đã nghĩ đến một số phương án. Thứ nhất, sẽ nghiên cứu, khảo sát xem xét nắn tuyến hay bóp vỉa hè có hợp lý hay không. 

Thứ hai, hướng đến việc triển khai đường đi vòng quanh như Nhà thờ Đức Bà tại TP.HCM. 

Thứ ba, đang có nhiều ý kiến đề xuất dời lùi biệt thự vào trong. 

“Các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục mổ xẻ, tìm phương án phù hợp để bảo tồn biệt thự cổ”, ông Đức cho hay.

Trong khi đó, theo Sở GTVT Đồng Nai, tuyến đường ven sông hiện đã triển khai, do đó muốn đưa ra phương án bảo tồn biệt thự cổ có thể phải nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch. 

Tuy nhiên, cần có đơn vị tư vấn giám sát, khảo sát hiện trạng thực tế để tính toán đưa ra phương án phù hợp.

Bảo tồn biệt thự cổ trăm tuổi ở Đồng Nai: Lãnh đạo tỉnh, nhà khoa học lên tiếng- Ảnh 2.

Biệt thự cổ với những rêu phong theo thời gian.

Còn lãnh đạo thành phố Biên Hòa cho biết, thành phố đã chỉ đạo đơn vị thi công tạm thời dừng thi công tại vị trí trước nhà cổ để chờ quyết định về phương án từ tỉnh. 

“Công nhân sẽ thi công ở những nơi khác trước để đảm bảo tiến độ của đường ven sông”, lãnh đạo thành phố nói.

Về vấn đề này, Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho biết, thời gian qua, ông cũng quan tâm đến việc bảo tồn biệt thự cổ. 

Theo ông, tỉnh Đồng Nai nên mua lại căn biệt thự cổ trên để dễ dàng hơn trong công tác tu sửa, bảo tồn, giữ gìn, phát triển. 

Để phát huy giá trị biệt thự cổ, cần phải quy hoạch lại khu vực. Bởi vì ở đây không chỉ đơn giản là giữ lại ngôi nhà cổ và nắn đường mà biệt thự này có thể trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai.

Bảo tồn biệt thự cổ trăm tuổi ở Đồng Nai: Lãnh đạo tỉnh, nhà khoa học lên tiếng- Ảnh 3.

Nhiều hạng mục bên trong bị thự cổ đã xuống cấp.

Cần quy hoạch lại không gian, cảnh quan, biến nhà cổ thành công trình công cộng, làm bảo tàng, nhà cộng đồng, nhà triển lãm… Nhưng như vậy cần nghiên cứu thêm về bãi xe, bến thuyền… để thu hút khách du lịch từ các nơi đổ về. 

Tuyến đường ven sông rất có ý nghĩa, đó một điểm nổi bật của đô thị Biên Hòa. Tuy nhiên trên tuyến vẫn chưa có điểm nhấn thì phải biến ngôi biệt thự cổ thành điểm nhấn đặc biệt. 

Có thể tỉnh nên tổ chức cuộc thi thiết kế, đề xuất phương án chỉnh trang khu vực này. Giúp thu hút người Biên Hòa, người Đồng Nai đến tham quan mà các nơi khác như TP.HCM, Bình Dương… cũng tìm đến. 

“Phát triển được du lịch đường sông, kết nối Biên Hòa và TP.HCM về giao thông thủy sẽ là rất tốt”, ông Sơn nói.

Tiến sĩ khoa học, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho hay, qua nghiên cứu, ông nhận thấy khu vực này dư không gian để nắn đường, không ảnh hưởng gì. 

Nhưng việc nắn đường sẽ phải tận dụng được các không gian khác và phải có quy hoạch tổng thể để tạo nên một không gian lớn bao gồm đường, nhà, không gian xanh, bến thuyền, cảnh quan.

“Tôi đánh giá biệt thự cổ rất có tiềm năng, đẹp, mang giá trị văn hóa. Nếu đầu tư, bảo tồn đúng cách sẽ tạo nên cảnh quan xứng tầm cho khu vực này”, ông Sơn nhấn mạnh.

Bảo tồn biệt thự cổ trăm tuổi ở Đồng Nai: Lãnh đạo tỉnh, nhà khoa học lên tiếng- Ảnh 4.

Cây xanh phủ kín biệt thự cổ.

Được biết ngày 26/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã làm việc với nhiều đơn vị liên quan và quyết định giữ lại công trình biệt thự cổ trăm tuổi ven sông Đồng Nai để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.

Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đồng Nai biệt thự cổ Võ Hà Thanh (còn gọi là nhà lầu ông Phủ) được khởi công xây dựng từ năm 1922 khánh thành năm 1924, tọa lạc bên phải sông Đồng Nai (khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Ngôi biệt thự đã xuống cấp do đã lâu không được trùng tu, tôn tạo.

Từ năm 2016, ngành văn hóa thể thao du lịch nhận thấy một số giá trị về mặt kiến trúc của công trình này nên đã chỉ đạo Ban quản lý di tích – danh thắng tỉnh nghiên cứu, đánh giá sơ bộ và đề nghị bổ sung vào danh mục đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh. 

Tuy nhiên sau đó có một số vướng mắc nên không đưa vào danh mục đề nghị xếp hạng di tích.

Ông Trần Quang Toại, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Nai khẳng định, ngôi nhà có ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc, được xây dựng cùng thời với Tòa bố hành chính Biên Hòa đầu thế kỷ 20. Tất cả vật liệu xây dựng đều nhập từ Pháp, làm nổi bật giá trị kiến trúc.

Đường ven sông Đồng Nai, dài 5,2km, nối từ cầu Hóa An đến xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, khởi công từ năm 2021 với tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng.

Để làm đường UBND thành phố Biên Hòa đã lên kế hoạch GPMB bao gồm khu đất nơi biệt thự cổ tọa lạc. Theo thông tin từ chủ đầu tư, 2/3 diện tích căn nhà nằm trong phạm vi dự án, vì vậy biệt thự có thể bị đập bỏ.

Hiện địa phương mới giải phóng mặt bằng được khoảng 2/3 diện tích đất, tiến độ sản lượng đạt khoảng gần 65%. Nhà thầu tập trung thi công lu nền đường, cấp phối đá dăm, thảm nhựa, gia cố bê tông, làm hệ thống thoát nước ở một số đoạn.

Khi đi vào khai thác, tuyến đường này sẽ đảm bảo lưu thông từ Biên Hoà đi Vĩnh Cửu và một số địa phương khác, tạo cảnh quan đẹp, nổi bật cho khu nội ô của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/bao-ton-biet-thu-co-tram-tuoi-o-dong-nai-lanh-dao-tinh-nha-khoa-hoc-len-tieng-192240927095014515.htm

Cùng chủ đề

Đối thoại với các hộ dân cuối cùng chưa giao đất làm cao tốc Biên Hòa

Hiện còn khoảng 200 hộ dân Biên Hòa chưa giao đất làm cao tốc nên địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền. ...

Sau đối thoại, nhiều hộ đồng thuận giao đất làm cao tốc Biên Hòa

Sau khi được lãnh đạo thành phố Biên Hòa trả lời, xử lý ngay các kiến nghị phù hợp quy định, rất nhiều hộ dân đã đồng thuận ký cam kết bàn giao mặt bằng phục vụ thi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu. ...

Đưa vụ án vi phạm bồi thường tại sân bay Long Thành vào diện theo dõi

Tỉnh Đồng Nai quyết định đưa vụ án vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án sân bay Long Thành vào diện theo dõi, chỉ đạo. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức phiên họp thứ 17, thảo luận và quyết định điều chỉnh danh mục các vụ việc, vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo. Cụ thể, Ban Chỉ đạo tỉnh đã...

Cảng biển lớn nhất Đồng Nai đón chuyến hàng quốc tế đầu tiên

TPO - Tàu Minhe của hãng tàu Container SITC mang quốc tịch Hồng Kông (Trung Quốc) chở gần 1.000 TEUs hàng tổng hợp cập cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai). Đây là chuyến tàu đầu tiên được chuyển từ tuyến dịch vụ quốc tế tại Tân Cảng - Cát Lái sang khai thác tại cảng Phước An.  TPO - Tàu Minhe của hãng tàu Container SITC mang quốc tịch Hồng Kông (Trung Quốc) chở gần...

Tân Cảng Sài Gòn ký kết hợp tác với cảng lớn nhất Đồng Nai

Tân Cảng Sài Gòn vừa ký kết hợp tác chiến lược với cảng Phước An - cảng lớn nhất tỉnh Đồng Nai. Cũng theo ông Hải, thời gian tới PAP sẽ tiếp tục mở rộng quy mô khai thác, đầu tư vào công nghệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Ông Đặng Văn Huy làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên

Chiều 19/2 đã diễn ra Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho ông Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. ...

Đại sứ EU tại Việt Nam: Đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam

Theo đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng thủy sản Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cần chứng minh cho thế giới thấy trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi thủy sản minh bạch và hợp pháp. Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ngài Julien Guerrier, đại sứ - trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam - Ảnh: QUỲNH CHI Ngày 4-4, Bộ trưởng Bộ Nông...

Camera ghi lại cảnh thiên thạch rơi xuống ngôi nhà ở Canada

(CLO) Camera chuông cửa của một gia đình đã ghi lại toàn bộ khoảnh khắc thiên thạch lao xuống trước cửa một ngôi nhà ở Canada. ...

Chuyên gia Bắc Âu chia sẻ về trao quyền tự chủ cho cấp xã và cấp tỉnh

(NLĐO)- Chuyên gia Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm cải cách quản trị công, chuyển đổi số trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành những cải cách thể chế ...

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Mới nhất