Trang chủNewsThời sựLãnh đạo Quảng Nam chia sẻ về khả năng tái sáp nhập...

Lãnh đạo Quảng Nam chia sẻ về khả năng tái sáp nhập với Đà Nẵng

Kinhtedothi – Chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính, tiến tới xóa bỏ cấp trung gian và sáp nhập một số tỉnh, thành đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.

Lãnh đạo Quảng Nam chia sẻ về khả năng tái sáp nhập với Đà Nẵng - Ảnh 1

Tại Kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, đặt ra bài toán về sự phát triển bền vững và tối ưu hóa bộ máy nhà nước.

Dưới góc nhìn đó, câu chuyện sáp nhập Quảng NamĐà Nẵng một lần nữa được đưa ra thảo luận. Dù không thuộc diện thiếu tiêu chí về diện tích và dân số, nhưng vấn đề này không thể chỉ dựa trên những con số cơ học. Đằng sau quyết định đó là những toan tính chiến lược về kinh tế, đô thị hóa, quản lý hành chính và sự phát triển lâu dài của khu vực.

Bài học từ quá khứ: chia tách để phát triển, sáp nhập để bứt phá?

Năm 1997, Quảng Nam và Đà Nẵng chia tách để mỗi địa phương có cơ hội phát triển riêng biệt. Kết quả cho thấy, Đà Nẵng vươn lên thành một đô thị kiểu mẫu của cả nước, trong khi Quảng Nam chuyển mình từ một tỉnh thuần nông sang địa phương có nền kinh tế năng động, với các khu công nghiệp, khu kinh tế phát triển mạnh.

Tuy nhiên, gần một thập kỷ trở lại đây, cả Đà Nẵng và Quảng Nam đều đối mặt với những thách thức nghiêm trọng: kinh tế tăng trưởng chậm, hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai, quy hoạch đô thị, dẫn đến nhiều cán bộ vướng vào vòng lao lý. Đặc biệt, sự phát triển tách biệt giữa hai địa phương dường như đang tạo ra những điểm nghẽn, phân tán nguồn lực thay vì bổ trợ cho nhau.

Ngay từ năm 2018-2019, khi Đà Nẵng lên kế hoạch mở rộng sân bay, xây cảng Liên Chiểu, còn Quảng Nam muốn nâng cấp Chu Lai thành sân bay quốc tế, đã có ý kiến cho rằng, việc đầu tư riêng lẻ này sẽ làm phân tán nguồn lực, không tận dụng được lợi thế liên kết vùng. Ông Nguyễn Sự, nguyên lãnh đạo TP Hội An, từng nhận định: “Quảng Nam và Đà Nẵng vốn là một. Khi chia tách là hợp lý thì nay sáp nhập cũng là cần thiết”.

Toàn cảnh khu vực xây cảng biển Liên Chiểu. Ảnh: Đài truyền hình Việt Nam
Toàn cảnh khu vực xây cảng biển Liên Chiểu. Ảnh: Đài truyền hình Việt Nam

Sáp nhập: giải pháp cho những nút thắt phát triển?

Hiện tại, Đà Nẵng đang đối mặt với tình trạng quá tải đô thị: tắc đường, thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm môi trường, quá tải bãi rác. Với dân số chỉ khoảng 1 triệu người, Đà Nẵng muốn trở thành siêu đô thị thì phải đạt ít nhất 4-5 triệu dân. Nhưng nếu tăng cơ học thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về nhà ở, việc làm, dịch vụ xã hội và áp lực lên tài nguyên.

Trong khi đó, Quảng Nam muốn vươn lên thành một đô thị ngang tầm với Đà Nẵng cũng gặp khó khăn do quỹ đất chưa được khai thác hiệu quả, hạ tầng chưa đồng bộ. Nếu tiếp tục phát triển riêng lẻ, cả hai địa phương đều phải đối mặt với vòng luẩn quẩn: mở rộng sân bay, lấp ruộng làm đường, phát triển khu đô thị mới nhưng vẫn thiếu sự kết nối tổng thể.

Sáp nhập hai địa phương không chỉ là bài toán về hành chính mà còn là chiến lược để tối ưu hóa nguồn lực, tạo ra một cực tăng trưởng mạnh mẽ tại khu vực miền Trung. Đà Nẵng có thế mạnh về hạ tầng đô thị và dịch vụ, trong khi Quảng Nam có quỹ đất rộng lớn để phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Nếu được quy hoạch khoa học, sáp nhập có thể giúp giải quyết những điểm nghẽn hiện tại và tạo ra một động lực mới cho phát triển kinh tế – xã hội.

Về quan điểm sáp nhập, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khẳng định sự đồng tình. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, việc triển khai phải bài bản, khoa học, tránh tư duy lắp ghép cơ học đơn thuần, bởi phía sau đó là hàng ngàn cán bộ, công chức, là tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

“Chủ trương của Trung ương đã rất rõ ràng, Quảng Nam không thể ngồi chờ mà phải chủ động cải cách hành chính, tạo điều kiện thu hút đầu tư. Chúng tôi quyết tâm chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, chấm dứt tình trạng trì trệ, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước”- ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Năm 2024, Quảng Nam đã đạt mức tăng trưởng 7%, đánh dấu sự phục hồi sau nhiều năm trì trệ. Nhưng để bứt phá, tỉnh này cần một chiến lược dài hơi hơn, mà sáp nhập với Đà Nẵng có thể là một giải pháp khả thi.

Cần một chiến lược dài hạn và đồng thuận cao

Sáp nhập Quảng Nam – Đà Nẵng không chỉ là bài toán hành chính mà còn là cơ hội để định hình lại chiến lược phát triển vùng. Tuy nhiên, để chủ trương này thành công, cần có sự đồng thuận từ Trung ương, chính quyền địa phương và đặc biệt là người dân.

Mô hình “thành phố trong thành phố” có thể là một phương án khả thi, khi Đà Nẵng giữ vai trò trung tâm, còn Quảng Nam trở thành vùng phát triển vệ tinh với thế mạnh về công nghiệp và nông nghiệp. Điều quan trọng là phải có quy hoạch rõ ràng, tận dụng tối đa lợi thế của từng địa phương, đồng thời đảm bảo sự hài hòa về văn hóa, xã hội và quản trị hành chính.

Dù sáp nhập hay không, điều quan trọng nhất vẫn là hướng đến một mục tiêu chung: phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống của người dân và tạo ra một động lực kinh tế mạnh mẽ cho khu vực miền Trung.

Sáp nhập không phải là quay lại quá khứ, mà là tìm kiếm một tương lai phát triển đột phá hơn.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/lanh-dao-quang-nam-chia-se-ve-kha-nang-tai-sap-nhap-voi-da-nang.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

nâng chất lượng vệ sinh môi trường tại 4 quận nội đô lịch sử

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo số 70/TB-VP ngày 21/2 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông tại cuộc họp về công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn TP. Theo đó, nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường tại 4 quận nội đô lịch sử (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng), UBND TP yêu cầu các sở, UBND các quận và URENCO tập...

nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 21/02/2025 về việc thực hiện Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nhằm giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thông qua nâng...

Doanh nghiệp nhôm cần đa dạng hóa thị trường va hàng xuất khẩu để vượt khó

Chưa hết lợi thế cạnh tranh  Theo các chuyên gia trong ngành cho biết, tổng công suất thiết kế toàn ngành nhôm Việt Nam khoảng 2 triệu tấn/năm, trong đó, công suất của nhôm định hình là 800.000 tấn/năm, nhưng thực tế sản lượng của thông thường của các nhà máy chỉ đạt 45% công suất thiết kế. Về nguyên liệu sản xuất nhôm, đến nay, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất là quặng bauxite, toàn bộ lượng alumin sản...

Bắc Từ Liêm tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Đông đảo phụ huynh đưa con đi tiêm chủng Qua ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị tại các điểm tiêm chủng, đông đảo phụ huynh hưởng ứng đưa trẻ trong độ tuổi tới tiêm đầy đủ. Tại điểm tiêm chủng Trạm Y tế (TYT) phường Phú Diễn, có 155 trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng. Để đón tiếp người dân, điểm tiêm bố trí đầy đủ ghế ngồi; thiết bị sưởi ấm; phân chia khu...

Giá thép hôm nay 22/2: quay đầu giảm

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Năm 2025 rất quan trọng, TP HCM phải đột phá

(NLĐO)- Thời điểm hiện nay có ý nghĩa đặc biệt, hết sức quan trọng, kinh tế - xã hội TP HCM phải tăng tốc, bứt phá về đích vì đây là năm cuối của nhiệm kỳ ...

Săn dấu mộc – ý tưởng nhỏ tạo “nét duyên lớn” du lịch

Sáng tạo từ trải nghiệm săn dấu mộc, Hà Giang không chỉ thu hút giới trẻ mà còn tạo thêm sức hút cho du lịch, khơi dậy tiềm năng văn hóa địa phương... Khơi dậy tiềm năng du lịch địa phương Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, kiêu hãnh vươn mình giữa mây trời, là điểm đến mơ ước của những trái tim yêu xê dịch. Đến với Hà Giang, du...

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm

(NLĐO)- Thủ tướng đề nghị các các thành viên Chính phủ luôn phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, xây dựng Chính phủ liêm chính ...

Cùng chuyên mục

Tài xế Limousine trưa uống rượu, tối chở khách bị phạt 19 triệu, trừ 10 điểm bằng lái

Vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,281 mg/L khí thở, một tài xế xe khách chạy tuyến Nam Định - Hà Nội bị CSGT xử phạt 19 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe. ...

Táo, lê Hà Lan tìm đường đến Việt Nam

Để đáp ứng thị hiếu của thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Hà Lan đã nghiên cứu các sản phẩm trái cây có hương vị ngọt, từng bước thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp, Thủy sản, An ninh lương thực và Thiên nhiên của Hà Lan, hiện nay, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ hai thế giới tính theo giá trị, chỉ...

Thành ủy Huế công bố nhiều quyết định cán bộ quan trọng

(NLĐO) - Thành uỷ Huế đã có nhiều quyết định quan trọng về công tác cán bộ và thành lập, sáp nhập các cơ quan trực thuộc. ...

Thành phố trung tâm Bình Dương tìm ‘người tài’ hiến kế cho chính quyền

Đạt đô thị loại 1 nhiều năm với hệ thống hạ tầng hiện đại, mới đây chính quyền TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương phát động cuộc thi tìm “người tài” hiến kế để tiếp tục phát triển đô thị. Sáng nay (22/2), UBND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ phát động cuộc thi “hiến kế xây dựng và phát triển đô thị TP Thủ Dầu Một giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo”. Theo...

Tổng thống Mỹ thay thế Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tối thứ Sáu đã bất ngờ sa thải Tướng Không quân Charles Brown khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đồng thời đề cử Trung tướng Không quân Dan "Razin" Caine thay thế. ...

Mới nhất

Cô gái cất bằng đại học, bỏ nghề tiếp viên hàng không để về quê nuôi lợn

TRUNG QUỐC - Có bằng cử nhân và làm tiếp viên hàng không nhưng đôi khi vẫn phải xin tiền cha mẹ để mua sắm, cô gái quyết định từ bỏ thành phố lớn để về quê chăn nuôi và kiếm được 200.000 nhân dân tệ (khoảng 693 triệu đồng) sau 2 tháng. Cô gái 27 tuổi Dương Yên Hi...

Tài xế Limousine trưa uống rượu, tối chở khách bị phạt 19 triệu, trừ 10 điểm bằng lái

Vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,281 mg/L khí thở, một tài xế xe khách chạy tuyến Nam Định - Hà Nội bị CSGT xử phạt 19 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe. ...

Apple gỡ bỏ tính năng bảo vệ dữ liệu tại Anh

Apple vừa hủy bỏ tính năng mã hóa bảo mật tiên tiến nhất đối với dữ liệu đám mây tại Anh, động thái chưa từng có đối với yêu cầu từ chính phủ về quyền truy cập vào dữ liệu người dùng. ...

Táo, lê Hà Lan tìm đường đến Việt Nam

Để đáp ứng thị hiếu của thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Hà Lan đã nghiên cứu các sản phẩm trái cây có hương vị ngọt, từng bước thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp, Thủy sản, An ninh lương thực và Thiên nhiên của Hà Lan, hiện nay,...

Mới nhất