Trang chủNewsNhân quyềnLàng nghề đóng tàu Cống Mương mai này còn không?

Làng nghề đóng tàu Cống Mương mai này còn không?

Làng nghề đóng tàu vỏ gỗ Cống Mương đã tồn tại hơn 600 năm, từng là niềm tự hào của người dân phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), bởi sự vang danh xa gần, với những chiếc thuyền ra đời từ những bàn tay nghề tài hoa khéo léo và kinh nghiệm đóng tàu của cha ông, để con thuyền có thể đi ngược nước, ngược gió, giúp ngư dân vươn ra biển cả. Tuy nhiên, theo xu thế hiện đại, làng nghề đóng tàu đang dần bị mai một, thậm chí đứng trước nguy cơ thất truyền.Trên con dốc ở đầu bản nhìn xuống, Lâm Ninh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Con đường bê tông uốn cong bám theo những ngôi nhà kiên cố vừa mới xây, ôm trọn đồng lúa xanh mơn mởn đang thì con gái. Nơi tôi từng đến, nhưng hôm nay trở lại sự thay đổi ở Lâm Ninh khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng …Trưa 21/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Philippe Tabarot, Bộ trưởng Phụ trách giao thông (thuộc Bộ Chuyển đổi sinh thái, gắn kết lãnh thổ Pháp) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 26/2025/QĐ-UBND ngày 19/3/2025 quy định về điều kiện, nội dung, mức cho vay ưu đãi để thực hiện một số hoạt động cho vay tại chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.Nhằm trang bị, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện công tác tuyên tuyên, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện Đức Cơ (Gia Lai) vừa tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 230 học viên là tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở tại 5 xã trên địa bàn.Mới đây, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 7/3/2025 công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đây là thành quả từ sự quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung tay của người dân trên địa bàn, trong đó có các chức sắc, tín đồ tôn giáo trong 13 năm bền bỉ thực hiện chương trình.Ngày 21/3, đồng bào Gia Rai ở xã biên giới Ia Pếch, huyện Ia Grai, Gia Lai chung tay tổ chức Lễ cúng rừng, nhằm tạ ơn Thần rừng đã che chở dân làng và cung cấp nhiều sản vật dưới tán rừng. Từ đó, cùng nhau gìn giữ, vì màu xanh của những cánh rừng.Với chủ đề “Khâu Vai ngày trở lại”, Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 22 – 24/4 (25 – 27/3 âm lịch). Năm nay, Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Say đắm sắc hoa tháng Ba. Ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo mùa nước đổ . Làng “thuần phục đất và lửa”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Lãnh đạo Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, về việc mở rộng và triển khai quy hoạch ga đầu mối An Bình, Tp. Dĩ An, tỉnh Bình Dương, thành đầu mối liên vận khu vực và quốc tế.Trong 6 ngày (từ 6 – 12/5/2024), cựu Trạm trưởng Trạm Cảnh sát Giao thông (CSGT) đường thuỷ Tân Châu (An Giang) đã chỉ đạo 2 cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền từ chủ phương tiện nhằm bỏ qua lỗi vi phạm khi lưu thông qua trạm để nhận hối lộ hơn 448 triệu đồng.UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, kết nối với tuyến Metro số 1 TP. Hồ Chí Minh Bến Thành – Suối Tiên tại ga Suối Tiên, đi qua 4 thành phố và kết thúc tại Tp. Thủ Dầu Một. Tuyến đường có chiều dài 32,5 km.Làng nghề đóng tàu vỏ gỗ Cống Mương đã tồn tại hơn 600 năm, từng là niềm tự hào của người dân phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), bởi sự vang danh xa gần, với những chiếc thuyền ra đời từ những bàn tay nghề tài hoa khéo léo và kinh nghiệm đóng tàu của cha ông, để con thuyền có thể đi ngược nước, ngược gió, giúp ngư dân vươn ra biển cả. Tuy nhiên, theo xu thế hiện đại, làng nghề đóng tàu đang dần bị mai một, thậm chí đứng trước nguy cơ thất truyền.Lễ hội Đền Hùng là sự kiện trọng đại diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm tại tỉnh Phú Thọ để nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Mặc dù mang đậm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, lễ hội này vẫn có sự góp mặt của các nghi thức Phật giáo, thể hiện tinh thần từ bi, cầu nguyện quốc thái dân an, đồng thời khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa Phật giáo và văn hóa dân tộc Việt Nam.

Hiện tại một số ít làm thuyền mô hình bán làm quà lưu niệm khi khách yêu cầu
Hiện tại có một số ít người làm thuyền mô hình bán cho du khách

Bề dày lịch sử làng nghề truyền thống

Mang trong mình tâm huyết và nỗi trăn trở với nghề đóng tàu vỏ gỗ, nghệ nhân Lê Văn Chắn, truyền nhân đời thứ 17 của làng nghề Cống Mương đã gắn bó suốt nhiều năm với nghề truyền thống này. Ông chia sẻ, theo lời các bậc cao niên trong làng, vào năm 1434, dưới triều vua Lê Thánh Tông, 17 nhóm họ từ Kinh thành Thăng Long đã dong thuyền xuôi về phương Đông để khai hoang, lập làng, đặt nền móng cho nghề đóng tàu nơi đây.

Từ làng nghề trăm năm ấy, biết bao con tàu, thuyền đã ra khơi, vươn mình bám biển. Nhất là thuyền ba vát chạy buồm cánh dơi – một kiệt tác của sự khéo léo và kinh nghiệm cha ông, có khả năng đi ngược nước, ngược gió, giúp ngư dân làm chủ biển cả.

Từ làng nghề đóng tàu truyền thống trăm năm ấy, biết bao con tàu, thuyền đã ra khơi, vươn mình bám biển
Từ làng nghề đóng tàu truyền thống trăm năm ấy, biết bao con tàu đã ra khơi, vươn mình bám biển

Nhờ những đóng góp to lớn, làng nghề Cống Mương đã được nhiều triều đại phong kiến ghi nhận và ban sắc phong. Tiêu biểu là vào năm thứ 28 triều vua Tự Đức, làng vinh dự được phong danh hiệu “Làng nghề ích nước, lợi nhà, dân lợi, khí dụng”. Đến năm Thành Thái thứ 8, Nhà vua tiếp tục ban sắc khen ngợi tay nghề tài hoa của thợ thuyền nơi đây.

Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những con tàu do làng nghề đóng không chỉ gắn bó với ngư dân, mà còn trở thành phương tiện vận chuyển vũ khí, lương thực, góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc.

“Nhờ những đặc tính vượt trội của thuyền ba vát cánh dơi, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm đến học hỏi, vận dụng kỹ thuật đóng thuyền của Cống Mương. Phấn khởi và tự hào vào tháng 11/2014, làng nghề đã được tỉnh Quảng Ninh công nhận là làng nghề truyền thống”, nghệ nhân Lê Văn Chắn tự hào chia sẻ.

Nguy cơ thất truyền

Mang trong mình bề dày truyền thống đáng tự hào, thế nhưng vài năm trở lại đây, làng nghề Cống Mương đứng trước nguy cơ mai một, khi thiếu vắng đơn đặt hàng. Từ một làng nghề sôi động, rộn ràng tiếng đục, tiếng cưa, nay Cống Mương trở nên trầm lắng, vắng vẻ, từng bước lùi vào ký ức, đối diện với nguy cơ thất truyền.

Gia đình ông Nguyễn Nhật Thắng, một trong những gia đình vẫn còn duy trì được xưởng sửa chữa, tàu thuyền ở Cống Mương cho biết, chục năm trước, cả làng có khoảng 30 xưởng đóng tàu vỏ gỗ, với khoảng 500 thợ, đóng mới 30 chiếc/năm thì nay chỉ còn vài xưởng với vài chục thợ chủ yếu là sửa chữa.

Ông Thắng chia sẻ, với những quy định về hạn ngạch cấp phép khai thác thủy sản, cùng yêu cầu tàu đánh bắt vùng lộng phải có chiều dài từ 15m trở lên, đã khiến chi phí đóng tàu tăng cao. Việc tìm kiếm nguồn gỗ có kích thước lớn để đóng tàu cũng ngày càng khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu đóng tàu sắt, tàu composite ngày một lớn, khiến tàu vỏ gỗ dần bị lãng quên.

“Chúng tôi đã già cả rồi, chỉ còn biết trông chờ vào lớp trẻ – những người còn giữ trong mình niềm đam mê và trách nhiệm với nghề cha ông để tiếp tục gìn giữ truyền thống này”, ông trăn trở.

Ông Thắng chia sẻ với phóng viên về nguy cơ không còn làng nghề đóng tàu truyền thống
Ông Thắng chia sẻ với phóng viên về nguy cơ không còn làng nghề đóng tàu truyền thống

Anh Lê Đức Sơn, con trai thứ tư của nghệ nhân Lê Đức Chắn chia sẻ, trong gia đình chỉ còn anh là người duy nhất nối nghiệp cha ông. Các anh chị em khác đã rẽ hướng sang đóng bè nuôi thủy sản hoặc kinh doanh dịch vụ từ nhiều năm nay. Hiện tại, công việc ở một số xưởng trong làng nghề Cống Mương chủ yếu là sửa chữa tàu vỏ gỗ, lượng việc ít ỏi, không còn cảnh nhộn nhịp như xưa.

“Đây là nghề truyền thống đã hưng thịnh suốt nhiều thế kỷ. Tôi và một số thợ khác cũng muốn quyết tâm theo nghiệp tổ truyền. Tuy nhiên, điều khiến các chủ xưởng trăn trở nhất lúc này là bài toán về vốn, mặt bằng sản xuất và đầu ra cho sản phẩm,”, anh Sơn bày tỏ.

Cũng theo nhiều bậc cao niên trong làng, không phải đến bây giờ, những người tâm huyết với làng nghề mới trăn trở tìm hướng đi mới. Những năm trước, nhiều hộ đã chủ động chuyển sang đóng tàu vỏ sắt, tàu composite. Họ liên kết, hợp tác, thậm chí cử con em đi học hỏi, tiếp thu những kỹ thuật hiện đại để thích nghi với thời cuộc.

 Cùng với đó, UBND thị xã Quảng Yên cũng tích cực kết nối doanh nghiệp về Cống Mương, mở ra cơ hội khai thác du lịch trải nghiệm, góp phần tạo sinh kế cho người dân. Thế nhưng, khi công cuộc chuyển đổi vừa vào guồng, đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến. Không có vốn để duy trì, nhiều xưởng buộc phải đóng cửa, người thợ đành ngậm ngùi rẽ sang nghề khác.

Chỉ tay vào con thuyền ba vát chạy buồm cánh dơi để bán làm quà lưu niệm, nghệ nhân Lê Đức Chắn cho hay: “Gỗ để đóng những chiếc tàu dài thân khai thác thuỷ sản ở những vùng theo quy định như hiện nay đã cơ bản không còn. Chính vì thế, để hoài niệm, bà con chỉ còn cách đóng mô hình để bán cho du khách”.

Nghệ nhân Lê Đức Chắn chia sẻ thuyền mô hình để bán cho khách du lịch
Nghệ nhân Lê Đức Chắn giới thiệu thuyền mô hình để bán cho khách du lịch

Với kỹ thuật thủ công tinh xảo và những con tàu vỏ gỗ vững chãi, làng nghề này một thời không chỉ góp phần quan trọng vào ngành thủy sản; mà còn là niềm tự hào của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, nghề truyền thống này đang dần mai một và đối mặt với nguy cơ thất truyền.

Trao đổi về thực trạng này, Phó Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên Dương Văn Hào thừa nhận, làng nghề Cống Mương đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi chính quyền địa phương vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ thực sự phù hợp. Thời gian tới, thị xã và các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu, tìm giải pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đất đai, nhà xưởng và khai thác tiềm năng du lịch trải nghiệm.

Nghề đóng tàu truyền thống mai này còn không?! Để bảo tồn và phát triển làng nghề này, rất cần một cơ chế hỗ trợ phù hợp từ chính quyền và sự chung tay của các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, người dân.

Nghề dệt thổ cẩm ở Trà Cang có nguy cơ thất truyền





Nguồn: https://baodantoc.vn/lang-nghe-dong-tau-cong-muong-mai-nay-con-khong-1742549571071.htm

Cùng chủ đề

Nhà máy tàu thủy nhập cuộc đóng tàu hỏa

Các doanh nghiệp đóng tàu thủy hoàn toàn có thể tham gia đóng toa xe đường sắt, trong bối cảnh rất nhiều dự án đường sắt lớn sắp triển khai. Thực tế, đã có doanh nghiệp tàu thủy đóng toa tàu hỏa rất thành công… ...

Cơ hội nào cho đóng tàu Việt trước thị trường lớn tới 200 tỷ USD mỗi năm?

Đóng tàu Việt Nam thi công đa dạng dòng sản phẩm, chi phí nhân công cạnh tranh sẽ có nhiều lợi thế tham gia thị trường quốc tế. ...

Cơ hội để đóng tàu Việt chiếm lĩnh thị trường 200 tỷ USD

Đóng tàu Việt Nam thi công đa dạng dòng sản phẩm, chi phí nhân công cạnh tranh sẽ có nhiều lợi thế tham gia thị trường quốc tế. ...

Làng nghề đóng tàu hơn 600 tuổi nguy cơ thất truyền

Có bề dày hơn 600 năm, song hiện làng nghề đóng tàu vỏ gỗ Cống Mương ở phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đang dần mai một, đứng bên bờ vực thất truyền. ...

Nhiều đơn hàng lớn, đóng tàu lo làm không hết việc

Ngành đóng tàu Việt Nam đang có cơ hội rất lớn do nhu cầu đổi mới đội tàu trong nước và thế giới giữa xu hướng chuyển đổi xanh. Nhiều doanh nghiệp đóng tàu liên tục nhận được các đơn hàng lớn từ đối tác nước ngoài. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả

Trong hành trang hướng tới kỷ nguyên mới - kỷ nguyên văn minh, hiện đại, việc tinh gọn bộ máy, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả là một cuộc cách mạng lớn, trong đó bảo đảm quyền lợi cho cán bộ công chức, thu hút, trọng dụng nhân tài là một trong những vấn đề mang tính then chốt.

Hàn Quốc chọn ra Ngày Bình đẳng giới

Ngày 25/5, các nghị sĩ nữ đương nhiệm và từng đảm nhiệm trước đây của Quốc hội Hàn Quốc đã cùng công bố quyết định chọn ngày này làm Ngày Bình đẳng giới.

Tăng cường sự tiếp cận của người di cư vùng biên giới đối với dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao

Dự án Kiểm soát bệnh Lao khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2 đã được khởi động nhằm cải thiện khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh lao cho người dân thường xuyên di chuyển ở khu vực biên giới giữa hai nước.

Ra mắt Tổ công tác đa bên bảo tồn đa dạng sinh học

Thành phần Tổ công tác bao gồm đại diện từ Ban quản lý Vườn quốc gia Cát Tiên, cộng đồng vùng đệm và Hội Phụ nữ. Thông qua các buổi họp mặt trao đổi ý kiến và hoạt động gắn kết, các bên liên quan sẽ cùng giải quyết những...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1 ĐỘNG CƠ BLDC SẢN PHẨM QUẠT TRẦN SUNHOUSE APEX

Kính gửi: Quý khách hàng, Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Công ty Cổ phần Tập...

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “NHẬP QUẠT ĐUA TOP

Nhằm đồng hành cùng Quý Đại lý trong mùa cao điểm nắng nóng, đồng thời thúc đẩy hoạt động bán hàng với các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ”

Nhằm đồng hành cùng Quý khách hàng trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, cũng như một lời tri ân từ SUNHOUSE, SUNHOUSE chính thức mang đến chương trình khuyến...

Mới nhất