Lăng Thiệu Trị (nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị-ông vua thứ 3 vương triều nhà Nguyễn) thuộc làng Cư Chánh, phường Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách kinh thành Huế khoảng 8km. Xương lăng là lăng duy nhất hướng mặt về hướng Tây bắc, hướng không được dùng đến trong các công trình kiến trúc cung điện, lăng tẩm thời nhà Nguyễn…
Lăng vua Thiệu Trị tọa lạc ở đâu?
Lăng Thiệu Trị hay còn gọi là Xương Lăng là một trong những khu lăng nổi tiếng ở Huế, là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11/12/1993. Xương Lăng là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị – vị vua thứ 3 triều đại nhà Nguyễn.

Xương Lăng-lăng mộ của vua Thiệu Trị-ông vua thứ 3 của vương triều nhà Nguyễn tọa lạc tại làng Cư Chánh, phường Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách kinh thành Huế khoảng 8km. Vua Thiệu Trị là con trai trưởng của vua Minh Mạng. Ảnh: S.
Lăng Thiệu Trị thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách kinh thành Huế khoảng 8km (nay là làng Cư Chánh, phường Thủy Bằng, TX Hương Thủy, TP Huế) .
Xương Lăng là lăng duy nhất hướng mặt về hướng Tây bắc, hướng không được dùng đến trong các công trình kiến trúc cung điện, lăng tẩm thời nhà Nguyễn. Xung quanh lăng được bao quanh bởi những cánh đồng lúa, những vườn cây xanh.
Lịch sử xây dựng Xương Lăng
Vua Thiệu Trị tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, là con trai trưởng của vua Minh Mạng. Sau khi lên ngôi được 7 năm, vua Thiệu Trị lâm bệnh và băng hà vào ngày 4/11/1847, hưởng thọ 47 tuổi.
Lúc sinh thời, vua Thiệu Trị chưa nghĩ đến việc xây cất sơn lăng cho mình nên khi vua Thiệu Trị băng hà, thi hài của ông được quàn tại điện Long An cung Bảo Dịnh 8 tháng.
Vua Tự Đức (con trai của vua Thiệu Trị) lên nối ngôi vua và tiến hành xây lăng cho vua cha.

Ảnh: xaaaaaav.
Vào tháng 11/2/1848, Xương Lăng bắt đầu khởi công và xây dựng, lăng được xây dựng theo ý nguyện của vua thiệu Trị trước lúc qua đời.
Đến tháng 3/1848 xây dựng xong Toại đạo giống lăng Minh Mạng (là đường hầm đưa quan tài nhà vua huyệt mộ). Tháng 5/1848 các công trình kiến trúc chính của lăng được hoàn thành.
Ngày 14/6/1848, vua Tự Đức thân hành lên Xương lăng kiểm tra công trình lần cuối, mười ngày sau thi hài vua Thiệu Trị đưuọc đưa vào trong lăng an táng sau 8 tháng quàn trong kinh thành.

Ảnh: mr.kenn0910
Tấm bia “Thánh đức thần công” với bài bi ký dài hơn 2.500 chữ do vua Tự Đức viết dài về cuộc đời và công lao của vua cha được dựng vào tháng 11/1848. Lăng vua Thiệu Trị được xây dựng trong vòng chưa đầy 10 tháng.
Đến tháng 3/2006, Bộ Văn hóa thông tin có quyết định trùng tu, tôn tạo Xương Lăng, tổng kinh phí đầu tư hơn 106 tỷ đổng.
Kiến trúc của Lăng vua Thiệu Trị
Về tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Tri bao gồm 2 khu vực chính đó là: Lăng và Tẩm. Khu lăng nằm ở bên phải, phía trước là hồ Nhuận Trạch thông với hồ Điện.
Sau hồ là Bức bình phong, tiếp đó đến Nghi Môn bằng đồng theo hình rồng vờn mây dẫn vào Bái Đình. Ở hai bên sân chầu là hai hàng tượng đá, đặc trưng cho nghệ thuật tạc tượng vào nửa đầu thế kỷ XIX ở Huế.

Ảnh: jenniferraezer.
Tiếp đến là Bi Đình và Lầu Đức Hinh nằm trên đồi cong dạng mai rùa. Bi Đình hay còn được gọi Phương Đình, nơi đây có tấm bia khắc 2.500 chữ của vua Tự Đức viết về vua cha.
Ngưng Thúy hồ gồm có 3 cây cầu: Cầu Chánh Trung ở giữa, bên phải là Cầu Đông Hòa, bên trái có Cầu Tây Đình, đến tâm cấp vào Bửu Thành, nơi cất đặt thi hài vua Thiệu Trị.

Ảnh: tmtgon
Khu tẩm hay được gọi là điện thờ được xây dựng cách riêng, cách Lầu Đức Hinh 100m về phía trái. Nghi Môn được xây dựng bằng đá cẩm thạch, đi qua Nghi Môn, bước lên 3 bậc tam cấp qua Hồng Trạch Môn sẽ đến điện Bửu Đức.
Nơi thờ bài vị của vua Thiệu Trị và Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (bà Từ Dũ). Trong chính điện trên những cỗ diêm ở của Hồng Trạch và bộ mái có khắc trên 450 ô chữ khắc các bài thơ có giá trị văn học và giáo dục.
Ngoài ra, vẻ tôn nghiêm của chính điện còn được tôn thêm bởi các công trình phụ như Tả Hữu Phối điện (phía trước), Tả Hữu tùng viện (phía sau).

Ảnh: ST

Đến Xương Lăng-lăng vua Thiệu Trị nhà Nguyễn ở Huế bạn sẽ được cảm nhận cảnh quan thiên nhiên yên tĩnh, khám phá di tích lịch sử, công trình thời xưa, và ghé thăm những di tích nổi tiếng tại xứ Huế mộng mơ này !
Nguồn: https://danviet.vn/lang-mo-thieu-tri-vua-thu-3-nha-nguyen-cach-kinh-thanh-hue-8km-sao-lai-quay-huong-tay-bac-20250220150545343.htm