Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiLàng miến bên sông Hồng sôi động vào vụ Tết

Làng miến bên sông Hồng sôi động vào vụ Tết



YÊN BÁI Từ giữa tháng 10, làng miến đao ở xã Quy Mông (huyện Trấn Yên) đã nhộn nhịp chế biến tinh bột, sản xuất miến phục vụ nhu cầu thị trường tăng cao trong dịp Tết.

Làng nghề sản xuất miến đao đang dần hình thành ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên. Ảnh: Thanh Tiến.

Làng nghề sản xuất miến đao đang dần hình thành ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên. Ảnh: Thanh Tiến.

Xã Quy Mông nằm bên dòng sông Hồng, cách trung tâm tỉnh Yên Bái khoảng 20km. Nơi đây đang dần hình thành làng nghề sản xuất miến đao (miến dong) với quy mô ngày càng mở rộng và hiện đại, mang lại cuộc sống khấm khá cho người dân.

Một thời miến đao thay gạo

Những ngày cuối năm Quý Mão, chúng tôi có mặt trên cánh đồng thôn Thịnh An (xã Quy Mông), chỉ còn bắt gặp lác đác vài hộ dân đang thu hoạch những luống đao (cây dong riềng) cuối cùng. Một số người đang cuốc đất, lựa chọn củ giống cho vụ xuân.

Khoảng hơn 1 tháng trước, cả cánh đồng bát ngát ven sông Hồng còn được phủ kín màu xanh thẫm của cây đao riềng. Khi những bông hoa đao nở đỏ rực là lúc đến kỳ thu hoạch củ. Mùa thu hoạch củ đao riềng, già trẻ, gái trai đều xuống đồng, người cày, người cuốc nhộn nhịp, huyên nào cả cánh đồng. Hàng trăm bao tải chứa đầy củ đao được xếp trên cánh đồng chờ xe đến vận chuyển về nơi sơ chế, làm tinh bột.

Bà Phạm Thị Lan ở thôn Thịnh An năm nay đã ngoại thất tuần, bàn tay vẫn thoăn thoắt nhặt củ đao, đập đất, cắt rễ để cho vào bao tải. Gia đình bà trồng hơn 6 sào đao riềng, năm nay thời tiết mưa nhiều nên năng suất giảm, nhưng giá đao lại tăng gấp 2 lần so với vụ trước nên cho thu nhập cao hơn. Mỗi sào (360m2) thu được khoảng 3 tấn củ, với giá bán từ 2.500 – 2.700 đồng/kg, năm này gia đình bà Lan thu được hơn 40 triệu đồng, sẽ giúp gia đình có cái Tết đủ đầy hơn.

Cây đao riềng đã gắn bó với người dân Quy Mông từ những giai đoạn đói kém. Ảnh: Thanh Tiến.

Cây đao riềng đã gắn bó với người dân Quy Mông từ những giai đoạn đói kém. Ảnh: Thanh Tiến.

Nở nụ cười hiền, bà Lan chia sẻ, gia đình bà đã trồng đao từ những năm 70 của thế kỷ trước. Ngày xưa bà con nơi đây chỉ trồng giống đao ta củ nhỏ, nhiều rễ, bây giờ thì người dân đều đã chuyển sang trồng giống đao cao sản củ to, ít rễ, năng suất cao hơn. Trước kia, trong làng có nhiều hộ trồng đao, chủ yếu trồng trong vườn và ven suối để chế biến làm thức ăn. Mọi công đoạn từ xay bột, tráng miến, thái sợi đều được chế biến thủ công, đa phần phải tranh thủ làm vào buổi tối để có đủ thực phẩm dự trữ cho cả gia đình. Thay cho gạo, miến thường được nấu với cua, cá bắt được trên đồng, dưới mương, vậy mà cũng nuôi sống cả gia đình hơn chục con người qua thời kỳ khó khăn.

Từ nhiều đời nay, hàng trăm ha đất nông nghiệp ở xã Quy Mông được dòng sông Hồng bồi đắp phù sa màu mỡ, phù hợp cho cây đao riềng sinh trưởng, phát triển. Hàng năm, người dân trong xã tích cực chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, đất vườn, soi bãi sang trồng đao riềng thành vùng tập trung, duy trì ổn định diện tích từ 70 – 80ha.

Anh Nguyễn Văn Vọng, người dân ở thôn Thịnh An chia sẻ: Ngày trước không có phương tiện, máy móc nên việc mở rộng diện tích trồng đao riềng rất khó khăn, sức người làm không xuể. Khoảng chục năm trở lại đây, tại địa phương đã có nhiều hộ mua sắm máy móc để vận chuyển, chế biến tinh bột và làm miến nên bà con yên tâm mở rộng diện tích, thu nhập ngày càng khá hơn.

Cây đao riềng và nghề làm miến đã gắn bó với người dân xã Quy Mông từ nhiều đời nay. Ảnh: Thanh Tiến.

Cây đao riềng và nghề làm miến đã gắn bó với người dân xã Quy Mông từ nhiều đời nay. Ảnh: Thanh Tiến.

Đao riềng là cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Mỗi năm đao riềng thường được trồng ở vụ xuân và thu hoạch vào dịp cuối năm. Ngoài trồng thuần, cây đao cũng có thể trồng xen với cây màu khác như ngô, lạc, đậu đỗ. Năm 2023, gia đình anh Vọng trồng hơn 5 sào đao, thu hoạch được hơn 10 tấn củ. Các hộ trong thôn đổi công nhau đào củ, đập đất, sau đó củ đao được đóng bao ngay trên ruộng chờ xe vận chuyển về xưởng chế biến tinh bột.

Sản xuất miến sạch bằng công nghệ hiện đại

Hiện cả xã Quy Mông có 4 xưởng làm bột, các cơ sở đều được đầu tư máy móc liên hoàn từ khâu sàng rửa củ, xay xát, lọc – lắng bột. Mỗi cơ sở có thể chế biến từ 15 – 20 tấn củ và sản xuất ra hơn 4 tấn tinh bột/ngày, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Củ đao được người dân thu hoạch đóng bao, vận chuyển đến các xưởng làm tinh bột. Ảnh: Thanh Tiến.

Củ đao được người dân thu hoạch đóng bao, vận chuyển đến các xưởng làm tinh bột. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Phí Đắc Hùng – chủ cơ sở chế biến tinh bột đao cho biết gia đình ông đã gắn bó với cây đao từ 40 năm trước. Hiện nay, mỗi năm nhà ông Hùng trồng hơn 1ha đao riềng, thu hoạch hàng trăm tấn củ. Thấy nhu cầu chế biến tinh bột của người dân tăng cao, năm 2015, gia đình ông đã đầu tư mở xưởng để sơ chế đao củ của gia đình và các hộ có nhu cầu. Cứ 10kg củ thì chế biến được 4kg tinh bột, trừ chi phí thuê máy móc, nhân công, bà con có lợi nhuận gần gấp đôi so với bán củ.

Xưa kia, đa phần người dân ở Quy Mông chỉ trồng đao riềng để ăn, nhà nào trồng nhiều thì bán củ cho các cơ sở chế biến tinh bột đao ở các tỉnh dưới xuôi như Hà Nội, Hưng Yên và một số làng nghề sản xuất miến ở xã Phúc Lộc, Giới Phiên (TP Yên Bái). Khoảng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn xã đã thành lập các HTX, tổ hợp tác sản xuất miến đao. Với sự hỗ trợ của nhà nước, người làm miến đã đầu tư các loại máy móc hiện đại như nồi hơi, máy ép sợi, máy thái, cắt, máy đóng túi… 

Người dân đưa củ đao vào máy sàng rửa sạch trước khi chế biến tinh bột. Ảnh: Thanh Tiến.

Người dân đưa củ đao vào máy sàng rửa sạch trước khi chế biến tinh bột. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Đỗ Danh Toàn – Giám đốc HTX Khởi nghiệp xanh Toàn Nga (xã Quy Mông) chia sẻ: Gia đình ông có nghề làm miến đao từ 40 năm về trước. Từ nhỏ ông Toàn đã thấy bố mẹ mình xay củ đao làm bột bằng máy đạp chân, sau đó tinh bột được cho vào nồi hấp cách thủy, khi bột chín được gói vào túi nilon ép mỏng, mang ra nắng khoảng 30 phút, sau đó đưa vào máy quay tay để thái thành sợi. Mỗi mẻ miến chỉ chế biến được vài cân nhưng rất vất vả.

Nghề làm miến thất truyền nhiều năm, đến năm 2021, ông Toàn quyết định thành lập HTX để sản xuất miến đao. Với công nghệ, máy móc hiện đại, việc sản xuất miến cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp hơn.

Theo ông Toàn, để làm ra sợi miến ngon, người dân trong làng sử dụng 100% bột cây đao riềng nguyên chất. Bột được ngâm và đảo rửa kỹ cho lắng, gạn tạp chất, qua 3 lần lọc sẽ cho ra tinh bột sạch. Sau đó, cho tinh bột vào nồi nấu với lửa cháy đều, đảo liên tục để bột sống không bị lắng lại. Khi bột chín phải cho ngay vào khuôn máy ép sợi.

Các cơ sở làm miến đã đưa nhiều máy móc vào sản xuất, giúp giảm thời gian lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Thanh Tiến.

Các cơ sở làm miến đã đưa nhiều máy móc vào sản xuất, giúp giảm thời gian lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Thanh Tiến.

Những phên miến còn đang bốc hơi nghi ngút sẽ được mang ra phơi nắng. Phên phơi miến được đan bằng cật tre, nứa và được vệ sinh sạch sẽ, khu vực phơi thường được lựa chọn bên bờ ao, cánh đồng, nơi xa đường giao thông để tránh bụi bẩn. Sợi miến sau khi phơi khoảng 3 tiếng sẽ khô đều, tiếp tục được đưa vào máy cắt và đóng gói.

Xây dựng sản phẩm OCOP miến đao 5 sao để xuất khẩu

Miến đao ở Quy Mông được sản xuất quanh năm, tuy nhiên những tháng cuối năm là nhộn nhịp nhất vì người dân tập trung sản xuất hàng Tết. Việc đầu tư hệ thống máy móc bán tự động trong sản xuất đã giúp giảm bớt công lao động, cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, trung bình mỗi cơ sở có thể sản xuất được 300 – 400kg miến/ngày. Miến đao Quy Mông được các HTX sản xuất sạch, không sử dụng chất bảo quản, phụ gia nên có màu trắng trong, sợi dai và giòn tự nhiên, nấu quá lửa không bị trương nhão, bết dính.

Xã Quy Mông sẽ nâng cấp sản phẩm OCOP miến đao lên 5 sao để tìm thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị. Ảnh: Thanh Tiến.

Xã Quy Mông sẽ nâng cấp sản phẩm OCOP miến đao lên 5 sao để tìm thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị. Ảnh: Thanh Tiến.

Việc dần hình thành làng nghề làm miến không chỉ là giúp gìn giữ nghề truyền thống mà còn tạo việc làm cho bà con để có thu nhập thường xuyên. Vào các dịp lễ Tết, việc kinh doanh miến đao lại càng sôi động nhờ sản phẩm chất lượng, giá bán vừa phải, lại có thể chế biến nhiều món ăn ngon. 

Nhờ áp dụng khoa học công nghệ, đưa máy móc vào sản xuất nên nghề trồng đao, làm miến ngày càng phát triển. Thời gian tới, xã Quy Mông đang khuyến khích người dân duy trì và mở rộng diện tích, phát triển vùng trồng đao theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, phối hợp với ngành chức năng và các chủ thể nâng cấp sản phẩm OCOP từ 4 sao lên 5 sao để đưa sản phẩm miến đao truyền thống xuất khẩu.

Ông Trần Văn Chung – Chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết, xã hiện có 4 HTX, tổ hợp tác sản xuất miến. Nhờ mẫu mã, chất lượng được nâng cao nên giá miến trung bình từ 60.000 – 70.000 đồng/kg. Có 2 sản phẩm miến của HTX Việt Hải Đăng và HTX Khởi nghiệp xanh Toàn Nga đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Sản phẩm miến thường xuyên được quảng bá, giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm lớn của tỉnh Yên Bái. Sản phẩm miến đao của Quy Mông ngày càng khẳng định được uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng chính là động lực để người dân trong xã tiếp tục phát huy giá trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống của quê hương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Làng miến Bình Lư vào vụ

Sau gần 1 năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm cho thu hoạch. Người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu lại bắt đầu nhộn nhịp vào vụ làm miến dong để phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Mường Khương là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, với khoảng 90% dân số là đồng bào DTTS....

Rầm rập chạy đua với Tết ở làng nghề miến dong nổi tiếng của Hà Nội

TPO - Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân làng So (xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đang chạy đua với thời gian để hoàn thành các đơn hàng miến dong, món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của nhiều gia đình Việt. 24/12/2024 | 06:30 ...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm nhà máy đốt rác phát điện MEGURO (Nhật Bản)

(TN&MT) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã đi thăm quan nhà máy đốt rác phát điện Meguro (Tokyo, Nhật Bản). Tham gia cùng đoàn....

“Bí thư không gây áp lực để người dân phải làm theo”

(Dân trí) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, ông Nguyễn Thành Công phân tích, bí thư chi bộ không lấy vai chi bộ ra "ép" người dân phải cùng làm việc này, việc kia, chỉ tuyên truyền mô hình kinh tế của mình. Thực tế cho thấy, việc "mở cửa" cho Đảng viên làm kinh tế những năm trước đã giúp những Đảng viên, bí thư chi bộ dám nghĩ, dám làm vượt lên trong làm kinh tế...

TPHCM sẽ góp ý để giải quyết quyền lợi người dân có đất trong quy hoạch

Chiều 22/10, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì buổi họp báo về công bố quyết định liên quan tới bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn. Tại buổi họp báo, phóng viên Dân trí đã đặt câu hỏi cho lãnh đạo thành phố và các sở, ngành về tác động của bảng giá đất điều chỉnh đối với người dân có đất bị quy hoạch treo.Cụ thể, người dân có đất quy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những cách bảo quản thực phẩm Tết hiệu quả tránh hư hỏng gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ ra những cách bảo quản đối với thực phẩm Tết hiệu quả tránh dẫn...

Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh dịp Tết

Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh là gì? Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bánh mốc...

Hương vị Tết của đồng bào Tày, Nùng ở Bình Phước

Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không...

Những lợi ích sức khỏe của món mứt gừng ngày Tết

Mứt gừng là một món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Việt Nam, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều...

‘Báu vật xanh’ giữa đại ngàn sương phủ

Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu...

Bài đọc nhiều

Tìm về cội nguồn văn hóa Lào tại Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury 2025

Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury của Lào năm nay sẽ diễn ra từ ngày 18-24/2 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Khơi nguồn sống xanh, Net Zero thêm gần

Dự án Việt Nam Xanh do báo Tuổi Trẻ cùng Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) khởi xướng và tổ chức từ đầu năm 2024 đã diễn ra với hàng loạt hoạt động mang tính lan tỏa, trong đó điểm nhấn là Ngày hội Việt Nam Xanh. ...

Độc đáo nghề đục mõ tại xứ Huế

(CLO) Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường...

Hội họa Công Quốc Hà

Công chúng yêu nghệ thuật sẽ nhớ mãi một hội họa Công Quốc Hà với những bức tranh vẽ phố và phụ nữ mang đậm một tinh thần Hà Nội. Cũng như một người làm cho nghệ thuật sơn mài trở lên hiện đại và lấp lánh. ...

Cùng chuyên mục

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Tái hiện Lễ cúng giọt nước tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc,” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ (2025) sẽ diễn ra từ ngày 1-28/2/2025, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. ...

Lương hưu 34 triệu đồng, “đổi” 4 người giúp việc trong nửa năm, tôi tìm ra nơi nghỉ hưu tuyệt vời nhất khi về...

Không phải sống cùng con cái, đây là nơi tuyệt vời nhất để dưỡng già của vợ chồng tôi. ...

Bình Thuận trao nhiều quyết định luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

TPO - Chiều 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, công bố nhân sự Trưởng ban và 5 Phó Trưởng ban. TPO - Chiều 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, công bố nhân sự Trưởng ban và 5...

Mới nhất

Bí thư Thành ủy Cần Thơ thăm doanh nghiệp nhân dịp đầu năm mới

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (nhằm mùng 6 Tết Ất Tỵ), nhân dịp đầu năm mới, ông Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng đoàn công tác đã đến thăm và chúc Tết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đoàn của Bí thư Thành ủy Cần Thơ đã đến...

Hòa Bình đón trên 250.000 lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Kinhtedothi - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã có trên 250.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú tại các khu, điểm du lịch của tỉnh. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, trong 9 ngày nghỉ...

Khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”

Kinhtedothi-Ngày 3/2, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định; Huyện ủy - HĐND -UBND huyện Xuân Trường (quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh) tổ chức khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”(1.org.vn/nhaluuniemtbttruongchinh). Thông qua ứng dụng công nghệ số, "Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư...

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Mới nhất