Trang chủNewsNhân quyềnLàng chài trên cao nguyên

Làng chài trên cao nguyên


Du khách thích thú khi đến thăm quan làng chài Sê San
Du khách thích thú khi đến thăm quan làng chài Sê San

Một thời gian khó

Nhìn khung cảnh nên thơ của làng chài trên lòng hồ Sê San, thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, ít ai biết được những hành trình gian khó, gập ghềnh mà các cư dân nơi này đã từng trải qua.

Là một trong những cư dân đầu tiên đặt chân đến lòng hồ Sê San, ông Nguyễn Văn Triều ở thôn 7, xã Ia Tơi kể: Tôi quê ở An Giang, năm 2010 nghe bạn bè rủ ở Kon Tum có lòng hồ Sê San rộng lớn. Tôi mới ra đây và thấy nguồn thủy sản còn nhiều, có nhiều loại quý, như: Cá lăng, cá anh vũ, cá sọc sưa, cá trắm, cá mè… Từ đó, tôi quyết định ở lại đây làm, sau đó rủ anh em cùng ra làm.

Mô hình nuôi cá lồng bè đang mang lại nguồn thu nhập cao cho các cư dân làng chài Sê San
Mô hình nuôi cá lồng bè đang mang lại nguồn thu nhập cao cho các cư dân làng chài Sê San

Các hộ dân ở làng chài đến từ các vùng miền khác nhau, như: Cà Mau, An Giang, Long An… Mỗi người một quê, nhưng cùng chung phận mưu sinh xứ người. Những hộ dân nơi đây sống chủ yếu nhờ vào nghề đánh bắt cá trên lòng hồ Sê San.

Ông Đặng Văn Thuộc, thôn 7, xã Ia Tơi nhớ lại: Thời gian đầu, anh em chúng tôi ra đây thì không có giấy tờ tùy thân gì cả, làm nhà bè và sống lênh đênh trên lòng hồ Sê San giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nói chung rất vất vả, khi chính quyền tỉnh Kon Tum kiểm tra thì chúng tôi kéo nhà bè qua địa phận tỉnh Gia Lai và ngược lại.

Huyện đã hỗ trợ cho các hộ dân xây dựng 15 mô hình nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Sê San từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ dân thành lập Hợp tác xã nhằm phát huy lợi thế của nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ Sê San…”

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai

Năm 2015, khi huyện Ia H’Drai được thành lập, 29 hộ dân làng chài từ chỗ sinh sống bất hợp pháp đã được UBND tỉnh Kon Tum cho chủ trương và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho người dân làng chài làm giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng dài hạn và năm 2017 được cấp hộ khẩu. Từ đó, họ trở thành công dân chính thức của xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai và cuộc sống của các hộ dân làng chài bước sang một trang mới. Các hộ được huyện tạm giao 400m2 đất ở và hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ để xây dựng nhà; được hưởng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước; con em trong độ tuổi được đến trường. Từ đó, các hộ gia đình ổn định cuộc sống, không còn tình trạng di cư như thời gian trước.

Điểm đến hấp dẫn của du khách

Trở lại làng chài Sê San, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Ngoài những căn nhà xây kiên cố trên bờ thì đã xuất hiện những nhà hàng nổi làm du lịch trên lòng hồ. Mọi thứ đã đổi thay, nhưng tính cách hào sảng, mến khách của những cư dân miền Tây sông nước vẫn còn nguyên vẹn, thể hiện qua những cái bắt tay nồng ấm, những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt.

Rẽ sóng nước Sê San, anh Nguyễn Thành Nhân đưa chúng tôi dạo quanh một vòng làng chài, anh kể: Duyên nợ thế nào mà vợ chồng lên đây đã hơn 10 năm. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, giờ đủ tự tin để nuôi con cái ăn học. Hiện, gia đình làm 6 lồng bè nuôi cá, mỗi năm xuất hàng chục tấn cá thương phẩm thu về 30 đến 40 triệu đồng.

Làng chài Sê San nhìn từ trên cao
Làng chài Sê San nhìn từ trên cao

Hiện nay, làng chài Sê San có 29 hộ, 103 nhân khẩu đang sinh sống; trong đó, có 6 hộ kinh doanh du lịch, nhà hàng, thăm quan… Du khách thăm quan làng chài được trải nghiệm hoạt động câu cá, xem cách đánh bắt cá cơm tự nhiên trên lòng hồ. Thưởng thức các món ăn dân dã được chế biến từ các loại cá và mua các sản phẩm OCOP, như: Cá cơm khô, bánh tráng cá cơm, khô cá lóc… Hằng năm, làng chài đón khoảng 2.000 lượt khách du lịch đến thăm quan.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai cho biết: Huyện đã hỗ trợ cho các hộ dân xây dựng 15 mô hình nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Sê San từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ dân thành lập Hợp tác xã nhằm phát huy lợi thế của nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ Sê San và gắn kết chặt chẽ người nuôi trồng, đánh bắt thủy sản với thị trường, cải thiện thu nhập cho người dân theo hướng lâu dài, bền vững.

Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”





Nguồn: https://baodantoc.vn/lang-chai-tren-cao-nguyen-1721813064730.htm

Cùng chủ đề

Ngắm khung cảnh yên bình của “làng chài trong phố”

Làng chài Trần Phú nằm ngay trung tâm TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Dù là “làng chài trong phố”, nhưng nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp bình dị, đặc trưng vốn có với những bãi biển xanh quyến rũ và những người dân chân chất, mộc mạc gắn bó với nghề chài lưới.Đến với Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024, du khách không chỉ chiêm ngưỡng, đắm đuối trong không gian muôn màu của...

Người dân làng chài đỏ lửa xông đặc sản ‘cá ông trời’ dịp Tết

TPO - Cá thửng uốn tròn, thường được người dân làng chài Nghi Thủy (thành phố Vinh, Nghệ An) gọi là ‘cá ông trời’. Đây là món ăn độc đáo rất được ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết. 27/12/2024 | 08:49 TPO - Cá thửng...

Khám phá những làng chài hút khách ở Vịnh Hạ Long

Dưới đây là top những làng chài hoang sơ và hấp dẫn du khách nhất ở Hạ Long:Làng chài Vung ViêngTrong hành trình du lịch Hạ Long, nếu du khách đang muốn khám phá các khu làng chài hoang sơ thì nhất định phải ghé đến với làng chài Vung Viêng.Làng chài Ba Hang mang một nét đẹp rất đời thường, hoang sơ và bình dị, nơi người dân sinh hoạt, sống cuộc đời chài lưới đúng nghĩa....

Khung cảnh làng chài nhộn nhịp mùa đặc sản của Phú Quốc

Ghe thuyền tấp nập buổi sớm mai cùng tiếng cười nói rộn ràng của ngư dân là những điều du khách sẽ cảm nhận được khi đến thăm làng chài Trần Phú ở Phú Quốc. Phú Quốc đang bước vào thời điểm giao mùa, tiết trời dịu mát với những cơn mưa rào mau tạnh. Và đây cũng là mùa cá trích - đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc. Mùa cá trích Phú Quốc bắt đầu từ tháng 10 dương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sơn La: Người dân vùng cao có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ đào Tết

Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết cổ truyền Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Hàng trăm công nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các khu công nghiệp của...

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai: Gặp mặt, trao quà Tết cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Trong các ngày từ 20 - 22/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tổ chức các gặp mặt, trao quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa...

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang: Tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm...

Mới đây, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tỉnh tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, tặng quà Tết tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Ngày 22/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách tại các xã Yên Cường, Lạc Nông và Đường Hồng thuộc huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo...

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 gặp khó khăn

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Ngọc Nam, cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái. Giá gạo châu Á hiện cũng giảm mạnh.Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 06/2025/TT-BCA bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.Nhân...

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Để trẻ em Việt Nam có một tuổi thơ hạnh phúc

Sáng nay (23/1), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo công bố kết quả điều tra lao động trẻ em năm 2023 tại Hà Nội.

Mới nhất

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả...

Mới nhất