Trang chủChính trịChủ quyềnLàng biển hồi sinh nhờ "sổ đỏ mặt nước"

Làng biển hồi sinh nhờ “sổ đỏ mặt nước”

Sau 3 năm thực hiện giao khoán cho người dân quản lý, mật độ sò lông ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận dần phục hồi, có thời điểm đạt 150 con/m2

Bãi biển ven bờ xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) tấp nập thuyền thúng ra vào. Ông Phạm Cường, người khởi xướng về mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầu tiên của cả nước, chỉ cho chúng tôi về các cột tiêu, đánh dấu vị trí khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi sò lông của xã. Đây là mô hình thành công đầu tiên trên cả nước về trao quyền quản lý mặt nước cho ngư dân.

4-5 năm về trước, rất nhiều ngư dân vùng biển xã Thuận Quý phải bán thuyền để chuyển nghề vì các tàu giã cào từ nhiều nơi thường xuyên kéo lưới trái tuyến vào sát bờ biển khiến nguồn lợi hải sản cạn kiệt. “Chứng khiến những con sò lông nhỏ li ti bằng ngón tay bị bắt không thương tiếc khiến tôi thấy uổng quá. Nếu để lớn khoảng gần 20 con/kg thì bán với giá cao nên tôi nảy sinh suy nghĩ xin quản lý mặt nước để nuôi tái tạo loài nhuyễn thể hai mảnh này” – ông Cường nhớ lại.

Nghĩ là làm, ông Cường làm đơn gửi các cấp, ngành xin nuôi thí điểm sò lông sinh sản trên vùng biển được giao khoán. Qua nhìn nhận việc quản lý nguồn lợi thủy sản còn nhiều bất cập, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của ngư dân, tỉnh Bình Thuận đã tiên phong tổ chức việc thúc đẩy trao quyền và xây dựng năng lực cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven biển. Mô hình này được người dân gọi nôm na với cái tên “sổ đỏ mặt nước”.

Làng biển hồi sinh nhờ sổ đỏ mặt nước - Ảnh 1.

Ngư dân thả sò lông xuống biển

Sau khi được phê duyệt chủ trương, năm 2015, huyện Hàm Thuận Nam thành lập Hội Cộng đồng ngư dân đầu tiên tại xã Thuận Quý, với 60 thành viên. Khoảng 120 tấn sò lông giống được thả xuống vùng biển khoanh nuôi, đồng thời thả 10 cội chà nhằm thu hút các loài hải sản đến sinh sống. Vùng biển tái tạo sò lông được giao người dân quản lý, trông coi và đánh dấu khoanh vùng bảo vệ. Tiếp đó, các xã ven biển Tân Thành và Tân Thuận cũng lập Hội Cộng đồng ngư dân và được giao mặt nước để tái tạo, quản lý nguồn lợi thủy sản.

Sau 3 năm thực hiện, mật độ sò lông tại huyện Hàm Thuận Nam dần phục hồi, có thời điểm đạt 150 con/m2, tổng trữ lượng khoảng 100 tấn với kích cỡ từ 40-50 mm. Lượng tôm hùm, mực và cá các loại xuất hiện dày hơn. Thêm vào đó, sò lông tự nhiên bắt đầu phát triển và sinh sản trở lại ở vùng biển Thuận Quý.

Anh Nguyễn Văn Trí, một trong những người đầu tiên cùng ông Phạm Cường tham gia mô hình trao quyền quản lý mặt nước cho ngư dân ở xã Thuận Quý, cho biết thu nhập của anh và nhiều người khác tăng lên đáng kể. “Nhiều ngư dân trước đây cất lưới bỏ nghề thì đã bắt đầu mua sắm ngư cụ trở lại. Những người vẫn giữ nghề thì tiếp tục mở rộng hoạt động đánh bắt. Từ khi có mô hình này, bà con bắt đầu làm ăn ổn định” – anh Trí nói.

Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, cho biết mô hình này đã đạt mục đích cao nhất là bảo vệ và khôi phục được nguồn lợi thủy sản tại vùng biển này. Đồng thời, mô hình cũng chuyển đổi một cách cơ bản về nhận thức của cộng đồng ngư dân và cả chính quyền.

Theo ông Trần Văn Lanh, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Hàm Thuận Nam, từ thực tế hiệu quả mô hình này, Bộ NN-PTNT đã khảo sát và luật hóa thành điều 10 của Luật Thủy sản năm 2017 (hiệu lực từ năm 2019), quy định về cách tổ chức đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cuối năm 2020, Hàm Thuận Nam sẽ phấn đấu là huyện đầu tiên trong cả nước giao quyền cho cộng đồng quản lý mặt nước ven biển. 



Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/lang-bien-hoi-sinh-nho-so-do-mat-nuoc-20200712221420271.htm

Cùng chủ đề

Trường ĐH Ngân hàng TP HCM có nhiều sai phạm

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có kết luận về việc thanh tra hành chính tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM. ...

Hình ảnh Thủ tướng kiểm tra thực địa dự án đường ven biển và cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Quảng Ngãi

(NLĐO)- Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 'qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất, qua núi khoét núi', làm tuyến đường cho thẳng, đẹp, chất lượng. ...

Vụ nam thanh niên mất tích khi đi lễ chùa đầu năm: Tìm thấy thi thể

(NLĐO) - Thi thể nam thanh niên mất tích khi đi lễ đầu năm được tìm thấy cách ngôi chùa khoảng 300 m ...

Mùng 4 Tết, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tiếp tục nhảy vọt

(NLĐO) – Mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tăng tiếp, tiến tới mốc 89 triệu đồng khi giá thế giới duy trì ở mốc đỉnh mới. ...

Độc đáo bánh tét mặt trăng, bánh tét bắp

Những ngày cận Tết, bếp lửa ở làng Đại An Khê (xã Triệu Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) dường như không tắt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công an Hà Nội công bố kế hoạch bỏ công an cấp huyện

(NLĐO) - Kế hoạch 270 của Công an TP Hà Nội đã định ra tổng thể các công việc cần thực hiện xoay quanh 3 vấn đề "việc - người - tài chính, tài sản" ...

Xếp hàng chờ cải vận tại Chùa Ngọc Hoàng

(NLĐO) - Lễ chuyển vận đặc biệt chỉ có ở Chùa Ngọc Hoàng (quận 1, TP HCM) và chỉ diễn ra vào ngày mùng 8 và 14 tháng Giêng hằng năm. ...

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

Văn hóa, nghệ thuật nâng tầm giá trị bất động sản | Dự án | Tài Chính

Các hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị bất động sản. Kết hợp văn hóa, nghệ thuật là chiến lược phát triển đô thị được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới....

Đại bản doanh của Ngô Quyền đón nhận di tích quốc gia đặc biệt

(NLĐO)- Từ Lương Xâm - căn cứ bản doanh của Đức vương Ngô Quyền năm xưa - vừa được Thủ tướng công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Công nghiệp khai khoáng góp phần phát triển kinh tế

Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã từng bước có chuyển biến tích cực, trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương đã được nâng cao. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có ý thức chấp hành pháp luật, đầu tư các...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Bộ GD-ĐT yêu cầu tuyển sinh đầu cấp không gây áp lực học thêm

Bộ GD-ĐT vừa có công văn về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ đã ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về thực hiện hiệu quả quản trị nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá,...

Kiệu Ngọc Lộ và hơn 50 mâm lễ “khủng” trong nghi lễ khai ấn Đền Trần năm 2025 có gì đặc biệt?

Trước giờ diễn ra lễ khai ấn Đền Trần 2025 (Nam Định) khoảng 9 tiếng, kiệu Ngọc Lộ và hơn 50 mâm lễ đã được chuyển đến để thực hiện nghi lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào...

Công an Hà Nội công bố kế hoạch bỏ công an cấp huyện

(NLĐO) - Kế hoạch 270 của Công an TP Hà Nội đã định ra tổng thể các công việc cần thực hiện xoay quanh 3 vấn đề...

Mỹ áp thuế 25% với thép, nhôm nhập khẩu tác động thế nào tới doanh nghiệp?

DNVN - Việc Mỹ áp thuế 25% với thép, nhôm nhập khẩu được đánh giá là sẽ tác động không nhỏ tới doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả các doanh nghiệp không...

Mới nhất