Trang chủChính trịNgoại giaoLan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường


Với việc tổ chức thành công năm ASEAN 2024 trên cương vị Chủ tịch, Lào đã truyền tải hình ảnh một đất nước tự tin, là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong khu vực với năng lực ngày càng được khẳng định.

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường
Lãnh đạo các nước ASEAN chụp ảnh chung tại Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 ở Vientiane, Lào ngày 9-11/10. (Ảnh: Nhật Bắc)

Kết nối và Tự cường – chủ đề “đúng và trúng”

Vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào đánh dấu một giai đoạn quan trọng đối với quốc gia này cũng như Hiệp hội, khi năm 2024 là năm bản lề quan trọng để ASEAN hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập Cộng đồng vào năm 2025.

Chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN 2024 “ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường” đã được Lào cụ thể hoá một cách đậm nét, khẳng định sự đồng điệu với định hướng chung của Hiệp hội, đồng thời nhấn mạnh về tính kết nối và khả năng phục hồi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực phục hồi chậm, thiếu vững chắc.

Nhìn lại năm 2024, có thể thấy Lào đã tập trung làm sâu sắc hơn nội hàm của “Kết nối” và “Tự cường”, thể hiện qua một số thành tựu chính:

Thứ nhất, tổ chức thành công các Hội nghị cấp cao và thông qua một loạt các văn kiện có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực. Xuyên suốt năm 2024, Lào đã tổ chức hàng trăm hội nghị đa dạng về quy mô, mức độ trong khuôn khổ ASEAN. Nổi bật là trong tháng 10/2024, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 cùng các hội nghị liên quan đã thông qua hơn 90 văn kiện hợp tác quan trọng.

Bên cạnh đó, Lào cũng thúc đẩy thành công việc tiếp tục xây dựng Kế hoạch chiến lược của 3 trụ cột chính trị – an ninh, kinh tế và văn hoá – xã hội cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.

Thứ hai, thúc đẩy hội nhập kinh tế nội Khối và tăng cường hợp tác kinh tế số. Khẳng định sự kết nối các nền kinh tế là trụ cột chính trong quan hệ, thúc đẩy kết nối thương mại và đầu tư, ASEAN và các đối tác đã thông qua các Tuyên bố như Tuyên bố Cấp cao ASEAN+3 về tăng cường kết nối các chuỗi cung ứng khu vực, Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Canada về kết nối và tự cường ASEAN, Tuyên bố về cơ bản hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0.

Ngoài ra, dưới sự chủ trì của nước Chủ tịch, việc thực hiện “Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025” đã có những bước tiến đáng kể, với 807 hoạt động được hoàn thành trong năm 2024 – tăng 34% so với năm trước.

Việc thúc đẩy thông qua các văn kiện và triển khai sáng kiến nêu trên của Lào góp phần tái khẳng định cam kết của ASEAN nói chung và Lào nói riêng trong việc đưa hội nhập kinh tế trở thành trọng tâm, đảm bảo các quốc gia thành viên được hưởng lợi công bằng từ sự tăng trưởng khu vực, đồng thời tăng cường hợp tác nội Khối nhằm giải quyết các thách thức mới nổi.

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường
Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 tại thủ đô Vientiane, Lào. (Nguồn: Laotian Times)

Thứ ba, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác để giải quyết các thách thức trong khu vực. Trong bối cảnh các thách thức địa chính trị ngày càng phức tạp, Lào đã tổ chức thành công nhiều cuộc họp song phương và đa phương nhằm thảo luận và tìm kiếm giải pháp, qua đó tiếp tục củng cố và duy trì hiệu quả vai trò trung tâm của ASEAN trong tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế.

Đồng thời, thể hiện sự tích cực trong việc thúc đẩy, làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác đối thoại của ASEAN. Các cơ chế tham vấn chính thức và không chính thức được duy trì thường xuyên, đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên trong việc giải quyết các thách thức chung ở khu vực như an ninh hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia và an ninh mạng.

Nâng tầm vị thế, uy tín của Lào

Năm 2024 chứng kiến một đất nước Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN với những nỗ lực đáng khích lệ.

Lào đã chủ động, tích cực chuẩn bị sớm cho năm Chủ tịch với việc thành lập 14 tiểu ban chuyên trách các lĩnh vực khác nhau. Chỉ trong 3 ngày diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan, Lào đã tổ chức liên tiếp hơn 20 hoạt động, đón hơn 30 lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và đối tác, với hơn 2.000 đại biểu tham dự và 1.000 phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí tham gia tác nghiệp, đưa tin.

Nỗ lực này càng đáng trân trọng hơn trong bối cảnh Lào đang đẩy mạnh nỗ lực xử lý, tháo gỡ những khó khăn, thách thức về phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2024 cũng ghi nhận sự bứt phá của du lịch Lào khi đón gần 5 triệu lượt du khách trong và ngoài nước, mang lại doanh thu hơn 1 tỷ USD.

Năm Chủ tịch ASEAN 2024 cũng là cơ hội để Lào khẳng định đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với tất cả các nước; tiếp tục đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ hợp tác; là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong Cộng đồng ASEAN. Qua đó, giúp truyền tải tới bạn bè khu vực và quốc tế hình ảnh một đất nước Lào nỗ lực, tự tin với năng lực ngày càng được khẳng định trong đảm nhận vai trò chủ trì tổ chức các hội nghị quốc tế lớn.

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cùng trưởng đoàn các nước ASEAN dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, ngày 23/4/2024.

Việt Nam đóng góp vào thành công chung

Với mối quan hệ đặc biệt “có một không hai” giữa hai nước, Việt Nam đã sớm dành sự hỗ trợ quý báu, thiết thực cho Lào. Trong các chuyến thăm của Lãnh đạo các cấp giữa hai nước, Việt Nam luôn khẳng định cam kết sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công Năm Chủ tịch ASEAN 2024, tô đậm thêm tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Trong đó, Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu được tổ chức vào tháng 4/2024 tại Hà Nội không chỉ là sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng góp cho hợp tác và liên kết khu vực, mà còn là sự kiện góp phần mang tính dấu ấn trong năm Chủ tịch của Lào, được dư luận trong và ngoài khu vực đánh giá cao.

Bên cạnh những sự hỗ trợ đáng kể của Việt Nam về tài chính và cơ sở vật chất, các bộ, ban, ngành liên quan của hai nước cũng tích cực tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm và đào tạo, bồi dưỡng để giúp Lào hoàn thành trọng trách trong năm Chủ tịch ASEAN.

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường
Thủ tướng Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone (trái) trao chiếc búa chủ tịch ASEAN 2025 cho Malaysia. (Ảnh: Nhật Bắc)

Hướng tới năm Chủ tịch ASEAN 2025

Mặc dù những kết quả ASEAN đạt được trong năm Chủ tịch 2024 của Lào là rất có giá trị, góp phần vào mục tiêu chung của quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, cũng như duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới, song ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đa chiều.

Các căng thẳng địa chính trị và điểm nóng tiềm tàng trong và ngoài khu vực đòi hỏi ASEAN cần tăng cường đối thoại, hợp tác nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình, trong đó vai trò dẫn dắt của Malaysia – nước Chủ tịch ASEAN năm 2025 với chủ đề “Bao trùm và Bền vững” là rất quan trọng.

Trước thềm Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) dự kiễn diễn ra tại Langkawi, Malaysia từ ngày 18-19/1/2025 tới đây, chúng ta hy vọng về một cột mốc 10 năm thành lập Cộng đồng ASEAN sẽ ghi nhận những dấu ấn tích cực, khẳng định vai trò trung tâm, quan trọng của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.





Nguồn

Cùng chủ đề

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt về kết quả Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Sau khi Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tổ chức tại Langkawi, Malaysia ngày 19/1 dưới sự chủ trì của nước Chủ tịch Malaysia thành công tốt đẹp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.

Định hình tương lai số của ASEAN an toàn, sáng tạo và toàn diện

Với chủ đề “An toàn, Sáng tạo, Toàn diện: Định hình tương lai số của ASEAN”, mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị chỉ trích vì không nêu tên được nước ASEAN nào

(CLO) Ông Pete Hegseth, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, không thể nêu tên một nước nào trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Điều này dấy lên làn sóng chỉ trích cả trong và ngoài nước Mỹ....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh mới về trí tuệ nhân tạo, nỗ lực ‘biến nước Mỹ trở thành thủ phủ AI của...

Ngày 23/1, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp mới liên quan đến tăng cường và duy trì sự thống trị trí tuệ nhân tạo (AI) của nước Mỹ tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Không còn khí đốt Nga, châu Âu nhận tin vui từ ông Trump bằng một lời cam kết rõ ràng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.

Tổng thống Mỹ thông báo áp thuế quan 10% với hàng hóa, Trung Quốc ngay lập tức kêu gọi làm điều này để hỗ...

Ngày 23/1, Trung Quốc thông báo kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ nhân dân tệ (NDT) từ các công ty bảo hiểm nhà nước vào thị trường cổ phiếu, nhằm hỗ trợ thị trường đang gặp khó khăn.

Mới nhất

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine –...

Hải quan cam kết mục tiêu ‘Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng’

(PLVN) - Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn chủ đề của ngày Hải quan quốc tế 2025 là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng”. 24/01/2025 14:34 Công tác hợp tác quốc tế luôn được Tổng cục Hải quan chú trọng. (Ảnh minh họa: HP) ...

“Full time” buôn bán tại chợ hoa độc đáo ở TP.HCM

Để phục vụ nhu cầu của người dân, các tiểu thương tại chợ hoa "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông mở cửa, buôn bán xuyên đêm. ...

Mới nhất