Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLàm gì để Việt Nam có các nhóm nghiên cứu khoa học...

Làm gì để Việt Nam có các nhóm nghiên cứu khoa học xuất sắc?


Ông Trần Hồng Thái - thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Ông Trần Hồng Thái – thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – phát biểu tại tọa đàm – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Đây là thông tin vừa được ông Trần Hồng Thái – thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – chia sẻ trong buổi tọa đàm “Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc” diễn ra ngày 13-5, do tạp chí Tia Sáng và quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted tổ chức.

Sẽ không tập trung hướng nghiên cứu quá ưu tiên vào công bố quốc tế

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho hay cách đây khoảng 10 năm Việt Nam có rất ít công bố quốc tế, gặp nhiều khó khăn do ngoại ngữ, trình độ, nền tảng khoa học.

Từ khi quỹ Nafosted đi vào hoạt động góp phần hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, trung bình hằng năm tỉ lệ các bài công bố khoa học quốc tế uy tín của Việt Nam tăng khoảng 20%/năm. Đến nay có khoảng 18.000 công bố quốc tế uy tín hằng năm.

Bên cạnh đó, nhiều trường đại học, đại học được xếp hạng cơ sở đào tạo trong top thế giới như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội…

Theo ông Thái, nền khoa học công nghệ của Việt Nam như một cơ thể, các nhóm nghiên cứu mạnh như những tế bào. Khi cơ thể muốn khỏe mạnh, muốn phát triển được thì các tế bào phải vững mạnh.

Vì vậy, ông Thái cho rằng việc đẩy mạnh các nhóm nghiên cứu mạnh phát triển tại Việt Nam chính là sự kết nối lâu dài, là sự bình ổn để các cơ sở nghiên cứu tồn tại và phát triển trong tương lai.

Toàn cảnh buổi tọa đàm Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Toàn cảnh buổi tọa đàm Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc – Ảnh: NGUYÊN BẢO

“Nếu chỉ tập trung phát triển các nhà khoa học riêng lẻ mà không có các nhóm nghiên cứu mạnh thì đó chỉ là phát triển các cá thể cá nhân. Khi các nhà khoa học chuyển công tác thì nhóm nghiên cứu ấy sẽ biến mất ở cơ sở nghiên cứu đó. Thực tiễn tại Việt Nam việc này đã diễn ra nhiều lần”, ông Thái nói.

Ông Thái cho biết thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ không quá ưu tiên, tập trung vào các hướng nghiên cứu dàn trải; không tập trung vào hướng nghiên cứu quá ưu tiên cho mục tiêu công bố quốc tế, mà sẽ có ưu tiên cho các nhà khoa học trẻ, hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhà khoa học trẻ.

Làm gì để nhà khoa học yên tâm nghiên cứu dài hơi?

Bà Nguyễn Thị Thu Oanh – nguyên phó viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và định giá – cho rằng chi phí đầu tư cho nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ còn thấp, chỉ tăng về tổng số tiền đầu tư nhưng lại tụt so với tỉ lệ phần trăm GDP các năm trước.

“Tôi rất ngạc nhiên khi Bộ Khoa học và Công nghệ đang quản lý 43 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm, quốc gia, đây là một con số quá lớn. Năm 2020, tổng các chương trình của các bộ, ngành mới là khoảng 36-37 chương trình. Với kinh phí thấp mà lại đầu tư dàn trải quá nhiều chương trình như vậy thì cần hết sức lưu ý”, bà Oanh nói.

Tương tự, GS.TS Hoàng Anh Tuấn – hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội – cho rằng phần lớn các trường đại học chưa tương xứng, chưa đủ điều kiện cho các nhóm nghiên cứu hoạt động mạnh. Nguyên nhân từ nhiều yếu tố như thiếu kinh phí, cơ chế, yêu cầu đầu ra.

“Khi hình thành nhóm nghiên cứu mạnh, nếu không khéo mà sa đà vào các công việc cụ thể không hướng tới cụm sản phẩm mà có thể phát triển đội ngũ, chiến lược phát triển con người về mặt năng lực khoa học thì sau 3 – 5 năm, nhóm nghiên cứu không những không phát triển được mà còn thụt lùi so với xu hướng về khoa học”, ông Tuấn nói.

Phải đầu tư kinh phí đề tài lớn

Theo bà Oanh, để chương trình “nhóm nghiên cứu mạnh” thành công cần phải có quy trình tuyển chọn rất nghiêm ngặt, phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các cán bộ nghiên cứu tham gia chương trình này.

Đồng thời, quy mô kinh phí cho đề tài phải lớn hơn so với các đề tài thuộc các chương trình khác, khoảng 150.000 – 200.000 USD/năm cho mỗi đề tài và phải đầu tư liên tục trong 4 năm. Tuy nhiên khi chạy được 2 năm sẽ có đánh giá giữa kỳ để loại những nhóm không đạt được mong muốn ban đầu (loại khoảng 20%).

Ngoài ra, cơ quan chủ trì phải sẵn sàng hỗ trợ cho các nhóm nghiên cứu: không gian nghiên cứu, giảm bớt gánh nặng của các công việc khác cho chủ nhiệm đề tài. Chủ nhiệm đề tài phải được trực tiếp điều hành/kiểm soát đề tài.



Nguồn: https://tuoitre.vn/lam-gi-de-viet-nam-co-cac-nhom-nghien-cuu-khoa-hoc-xuat-sac-20240513152753408.htm

Cùng chủ đề

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Thúc đẩy khoa học công nghệ nâng tầm mô hình ‘du lịch chữa lành’

26/03/2025 07:04 “Du lịch chữa lành” ở Việt Nam đang được nâng tầm chất lượng, dịch vụ nhờ áp dụng công nghệ số. (Ảnh minh họa: CT) (PLVN) - Sau đại dịch COVID-19, “du lịch chữa lành” được nhiều du khách trên thế giới ưa chuộng. Việt Nam có điều kiện để phát triển loại hình du lịch này. Việc áp dụng khoa học - công nghệ, tối ưu hóa khâu trung gian đã và đang...

Kinh tế TP HCM có sự phát triển vượt bậc trong 50 năm qua

(NLĐO) - Đây là nhận định của các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "TP HCM - Thành tựu 50 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển" ...

Thủ tướng nhắc đến ‘Bắc Bling’, đề nghị thanh niên chuyển đổi số, giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Các thanh niên cần hiện thực hóa khát vọng, biến tư duy, đổi mới sáng tạo thành công trình, dự án sản phẩm khoa học công nghệ, chuyển đổi số có thể lượng hóa, cân đong đo đếm được, đóng góp cho phát triển đất nước. ...

Nghị quyết 57 tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ

(NLĐO) - Tại TP HCM, việc ứng dụng công nghệ vào quảng bá, kinh doanh và phát triển ngành du lịch đã đạt những bước tiến đáng kể. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Bài đọc nhiều

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên như thế nào?

Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ và thời gian nghỉ của giáo viên nam khi vợ sinh con được quy định tại Thông tư số 05/2025/TT-BGDDT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự...

Năm 2025 Trường ĐH Luật TP.HCM có 3 phương thức tuyển sinh

Năm 2025, Trường ĐH Luật TP.HCM dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh. Đáng chú ý, một phương thức mới của trường là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH (kỳ thi V-SAT). ...

Nhiều trung tâm ngoại ngữ tăng học phí tùy tiện, chưa hợp lý

Cần công khai, minh bạch mức tăng học phíNgày 27-9, tại lễ tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - đã chỉ ra một số điểm còn tồn tại trong...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất