Trang chủChính trịNgoại giaoLách thành công lệnh trừng phạt của EU, Nga mất nhiều tiền...

Lách thành công lệnh trừng phạt của EU, Nga mất nhiều tiền hơn, nền kinh tế lành mạnh cũng không hẳn tin tốt

Lượng hàng nhập khẩu từ Nga của Liên minh châu Âu (EU) giảm xuống mức thấp kỷ lục trong quý II/2024 nhưng vẫn có những dấu hiệu cho thấy, Moscow đang lách lệnh trừng phạt từ phương Tây thành công.

(Nguồn: Vestnikkavkaz)
Lượng hàng nhập khẩu từ Moscow vào EU đã giảm mạnh ngay khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. (Nguồn: Vestnikkavkaz)

Dữ liệu do Eurostat – cơ quan thống kê chính thức của EU – công bố ngày 28/8 cho thấy, lượng hàng nhập khẩu của khối này từ Nga đã giảm 16% trong quý II/2024 so với quý I/2024.

Vào tháng 6, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của EU từ Nga giảm xuống còn 2,47 tỷ Euro – mức thấp nhất hàng tháng kể từ khi Eurostat bắt đầu thu thập dữ liệu vào tháng 1/2002.

Trước đó, tháng 4 và 5 chứng kiến ​​mức nhập khẩu hàng tháng thấp thứ hai và thứ ba, lần lượt ở mức 2,66 tỷ Euro và 2,89 tỷ Euro.

Xuất khẩu cũng ghi nhận mức giảm mạnh tương tự, giảm xuống còn 2,43 tỷ Euro vào tháng 6 – mức thấp nhất kể từ tháng 1/2003.

Xu hướng lách lệnh trừng phạt vẫn tồn tại

Lượng hàng nhập khẩu từ Moscow vào khối 27 thành viên đã giảm mạnh ngay khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Xuất khẩu cũng giảm với tốc độ ổn định.

Philipp Lausberg, nhà phân tích tại Trung tâm Chính sách châu Âu (EPC) nói với hãng Euractiv rằng, một lý do có thể dẫn đến sự ổn định thương mại là 14 vòng trừng phạt của Brussels đối với Moscow. Những gói trừng phạt này đã chú trọng hơn vào việc cấm mua các mặt hàng cụ thể như dầu và than.

Nhà phân tích nhấn mạnh: “Hai gói trừng phạt gần đây nhất tập trung nhiều hơn vào việc thực thi và ngăn chặn việc lách luật. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, hoạt động thương mại giữa Nga và khối 27 thành viên giảm là có lý do”.

Dù vậy, các chuyên gia nhận thấy, xu hướng lách trừng phạt vẫn tiếp diễn.

Dữ liệu của Eurostat được đưa ra trong bối cảnh lo ngại dai dẳng về việc lách lệnh trừng phạt, khi hoạt động thương mại giữa các nước châu Âu và các nước châu Á, Kavkaz và Trung Đông tăng mạnh kể từ tháng 2/2022.

Ông Alexander Kolyandr, thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPS) lưu ý rằng, từ năm 2021 đến năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của EU sang Uzbekistan tăng gần gấp đôi từ (2,30 tỷ Euro lên 4,35 tỷ Euro), doanh số bán hàng hóa sang Armenia tăng gần gấp ba (từ 757 triệu Euro lên 2,16 tỷ Euro) và kim ngạch xuất khẩu sang Kyrgyzstan tăng hơn mười lần (263 triệu Euro lên 2,73 tỷ Euro).

Ông Kolyandr nhận định: “Điện Kremlin đã chứng minh được khả năng lách lệnh trừng phạt bằng cách giao dịch với các nước thứ ba. Các nước không thuộc Liên Xô cũ như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể là những con đường lách lệnh trừng phạt quan trọng”.

Trong khi đó, ông Lausberg nhận thấy, mặc dù việc lách các lệnh trừng phạt vẫn là một vấn đề lớn nhưng nếu Nga phải bán hàng thông qua một quốc gia thứ ba thì quốc gia này sẽ kiếm được một khoản tiền mà Nga mất.

“Không chỉ thế, khi mua những sản phẩm công nghệ cao và đồ điện tử, Moscow sẽ phải trả nhiều tiền hơn trước đây”, ông Lausberg khẳng định.

Đến khi nào kinh tế Nga trở lại mức trước xung đột với Ukraine?
Nga có mức tăng trưởng kinh tế lành mạnh hơn, dù đó không hẳn là tin tốt cho quốc gia phía Đông này. (Nguồn: AP)

Nền kinh tế Nga quá nóng?

Trong khi đó, hai nhà phân tích Kolyandr và Lausberg lưu ý rằng, EU và Nga dường như đã bắt đầu theo đuổi các quỹ đạo kinh tế khác nhau. Nga có mức tăng trưởng kinh tế lành mạnh hơn, dù đó không hẳn là tin tốt cho quốc gia phía Đông này.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng nhanh gấp ba lần so với nền kinh tế EU trong năm nay (Moscow sẽ tăng khoảng 3,2% và EU ở mức 1,1%).

Ngành sản xuất của đất nước cũng có sự bùng nổ đáng kể kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, trong khi ngành công nghiệp của châu Âu vẫn chìm trong tình trạng trì trệ hoặc suy thoái.

Tuy nhiên, ông Lausberg lưu ý rằng, hiệu suất kinh tế mạnh mẽ của Nga là kết quả của sự phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2022, một phần không nhỏ là nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ về chi tiêu quân sự. Nhưng khoản chi tiêu này, theo nhà phân tích Lausberg, sẽ không đại diện cho “một khoản đầu tư dài hạn”.

Ông cũng chỉ ra rằng, Nga vẫn đang phải vật lộn với các vấn đề kinh tế như tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng và giá nhập khẩu hàng công nghệ cao tăng cao.

Nhà phân tích Kolyandr nhận thấy, nền kinh tế Nga tiếp tục cho thấy dấu hiệu “quá nóng” (một quá trình mà nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu tăng cao, tạo ra áp lực lạm phát mạnh mẽ).

“Hầu như mọi số liệu kinh tế đều chứng thực xu hướng này, như tỷ lệ thất nghiệp ở Nga giảm xuống mức thấp kỷ lục 2,6% trong tháng 4, trong khi tiền lương thực tế tăng 13% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái do thiếu lao động. Mức lương thực tế này tăng nhanh hơn gấp hai lần so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước”, ông Kolyandr nói.





Nguồn: https://baoquocte.vn/lach-thanh-cong-lenh-trung-phat-cua-eu-nga-mat-nhieu-tien-hon-nen-kinh-te-lanh-manh-cung-khong-han-tin-tot-284409.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc chỉ trích lệnh cấm vận mới của Mỹ đối với Nga

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa áp đặt thêm hàng trăm lệnh cấm vận mới nhằm gia tăng áp lực lên Nga, đồng thời củng cố các biện pháp đã được thực thi trước đó. ...

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 người bị bắn, bước đầu xác định nghi phạm

Chiều ngày 4/2, 5 người bị bắn tại trường học Risberska Skolan, thành phố Orebro, miền Trung Thụy Điển.

Trung Quốc đón nhiều khách quý trong tuần này

Ba nhà lãnh đạo của ba nước châu Á là Paksitan, Thái Lan và Hàn Quốc bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc gần như đồng thời…

Indonesia quyết tâm tạo “vòng tròn an toàn” cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia triển khai bước đi mới để bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết các mối đe dọa như cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bắt nạt trên mạng và bạo lực tình dục.

Thị trường phản ứng tích cực, lý do xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang Trung Quốc giảm

Giá tiêu hôm nay 5/2/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.

Giá vàng biến động chưa từng có, loạt yếu tố kéo đà tăng, vàng nhẫn “phi như bay” trước ngày vía Thần Tài

Giá vàng hôm nay 5/2/2025 ghi nhận thị trường thế giới đang chứng kiến những biến động chưa từng có khi giá kim loại quý này liên tục thiết lập các kỷ lục mới. Trong nước, SJV và vàng nhẫn cũng neo cao.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Dự báo hồ tiêu vào chu kỳ tăng giá mới, có thể đạt mức siêu đắt đỏ

Giá tiêu hôm nay 4/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Canada giảm thuế cho doanh nghiệp để trả đũa Mỹ

Ngày 2/2, chính phủ Canada tuyên bố quốc gia này sẽ cung cấp cơ chế giảm thiểu chính sách thuế quan trả đũa Mỹ cho các doanh nghiệp trong nước.

Kinh tế Đức có thể suy giảm 0,5% năm 2024, Bộ Tài chính “tung” kế hoạch liên quan đến nợ công

Ngày 16/12, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner công bố kế hoạch cải cách các quy định về nợ công của nước này để đẩy mạnh chi tiêu công trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Phát động thi đua ‘cán bộ, đảng viên Đảng bộ Bộ Ngoại giao học tập và làm theo phong cách ngoại giao Hồ Chí...

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), chiều ngày 17/5, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XlI “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2024.

Cùng chuyên mục

Giá vàng biến động chưa từng có, loạt yếu tố kéo đà tăng, vàng nhẫn “phi như bay” trước ngày vía Thần Tài

Giá vàng hôm nay 5/2/2025 ghi nhận thị trường thế giới đang chứng kiến những biến động chưa từng có khi giá kim loại quý này liên tục thiết lập các kỷ lục mới. Trong nước, SJV và vàng nhẫn cũng neo cao.

Thị trường phản ứng tích cực, lý do xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang Trung Quốc giảm

Giá tiêu hôm nay 5/2/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.

Sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên cách tiếp cận sáng tạo trong giải quyết mọi vấn đề

Tiến sĩ lịch sử, Phó Giáo sư quan hệ quốc tế Học viện Ngoại giao Nga Petr Tsvetov đề cao vai trò tiên quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đời sống xã hội và nhân dân.

Trung Quốc chính thức trả đũa Mỹ

Ngày 4/2, THX dẫn thông báo của Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết, nước này sẽ áp đặt mức thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhất định của Mỹ từ 10/2.

Không cần nói nhiều, sức hấp dẫn của kinh tế Nga vẫn khiến doanh nghiệp phương Tây ‘nghiện’

Giới quan sát quốc tế bình luận, có lẽ mực trên thỏa thuận hòa bình vẫn còn chưa khô, thì các công ty đa quốc gia và người phương Tây đã đổ xô trở lại Nga, theo đuổi lợi nhuận mà không cần quan tâm đến các vấn đề khác, từ cả vấn đề địa chính trị hay các chỉ trích về quan điểm kinh doanh.

Mới nhất

Trung Quốc đón nhiều khách quý trong tuần này

Ba nhà lãnh đạo của ba nước châu Á là Paksitan, Thái Lan và Hàn Quốc bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc gần như đồng thời…

Indonesia quyết tâm tạo “vòng tròn an toàn” cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia triển khai bước đi mới để bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết các mối đe dọa như cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bắt nạt trên mạng và bạo lực tình dục.

Chợ Viềng nhộn nhịp trước giờ khai hội

TPO - Chiều 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), rất đông người dân và du khách thập phương đã đổ về chợ Viềng (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) để "mua may, bán rủi", đi lễ cầu tài lộc, bình an trong năm mới. 04/02/2025 | 20:24 ...

ĐH Quốc gia Hà Nội ra tài liệu hướng dẫn thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2025

Trung tâm Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ra mắt cuốn sách Hướng dẫn thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025. Đây là tài liệu chính thức đầu tiên do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong tự...

Mới nhất