Trang chủChính trịNgoại giaoLạc quan về triển vọng của Việt Nam trong năm 2024

Lạc quan về triển vọng của Việt Nam trong năm 2024


Việt Nam rất may mắn vì nằm ở khu vực được xác định là trung tâm địa chính trị, địa kinh tế mới của thế giới.

Kinh tế Việt Nam đang sở hữu nền tảng vững chắc và động lực chiến lược để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024. Ảnh minh họa.  (Nguồn: Vietnam Insisder)
Kinh tế Việt Nam đang sở hữu nền tảng vững chắc và động lực chiến lược để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam Insisder)

Được thế giới gọi là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khu vực này đã trở thành trung tâm thế giới vì có dân số đông nhất, chiếm gần một phần hai diện tích bề mặt các lục địa, có ba nền kinh tế lớn nhất; có bốn nền dân chủ lớn nhất; có năm cường quốc hạt nhân; chiếm 60% GDP toàn cầu; có bảy quân đội mạnh nhất; chiếm 80% trữ lượng toàn cầu về lithium và nickel, là các khoáng sản chiến lược quan trọng cho các lĩnh vực kinh tế mới; có chín cảng biển lớn nhất thế giới, và có 10/14 quốc gia nhỏ nhất trên thế giới.

Vì tầm quan trọng đó mà tới nay, hơn 20 quốc gia, gồm các nước lớn, các “trung cường” và các tổ chức quốc tế quan trọng (bao gồm cả EU, ASEAN) đã ban hành chiến lược riêng để ưu tiên thúc đẩy quan hệ với khu vực này. Trong năm tới, sẽ có thêm nhiều quốc gia mới gia nhập xu thế “xoay trục” về khu vực.

Nằm ở điểm kết giao giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á và ASEAN là một trụ cột ưu tiên mà không quốc gia nào muốn bỏ qua. Nhiều quốc gia đang ban hành chiến lược riêng thúc đẩy quan hệ với ASEAN, như Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc.

Sức hút của ASEAN không chỉ bởi ASEAN là nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới nằm ở vị trí địa lý hết sức trung tâm mà còn bởi chính sách phù hợp tổ chức này theo đuổi. ASEAN chủ trương kiến tạo một trung tâm phát triển kinh tế năng động, một cấu trúc khu vực rộng mở, cân bằng, quan hệ với tất cả các bên, không nhằm vào ai, không loại trừ ai, đề cao chủ nghĩa đa phương. Chủ trương này phù hợp với tất cả các quốc gia gần xa.

“Vai trò trung tâm” đang lên của ASEAN trong cục diện thế giới mới là một phần quan trọng giúp củng cố uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong năm tới.

Điểm sáng trong điểm sáng ASEAN

Trong khu vực trung tâm Đông Nam Á đó, Việt Nam là điểm sáng nổi bật vì được thế giới nhìn nhận là quốc gia ổn định, có tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2023, Việt Nam là nước tăng trưởng cao thứ nhì trong ASEAN (chỉ sau Philippines), mặc dù gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2022. Ở mức 5,1%, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn mức trung bình của châu Á (khoảng 4,7%) và cao hơn nhiều so với tăng trưởng trung bình của thế giới (2,7-2,9%).

Với số lượng những thỏa thuận hiệp định tự do đã ký kết nhiều nhất Đông Nam Á, tạo ra kết nối thông thoáng với tất cả các trung tâm kinh tế và chính trị lớn, quan trọng, Việt Nam là đối tác tự nhiên được nhiều quốc gia lựa chọn khi hướng về khu vực này. Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2023 đạt hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Trong xu thế đa dạng hoá chuỗi cung ứng, phân tán rủi ro của nhiều quốc gia và tập đoàn lớn, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ được quan tâm cao.

Quan trọng hơn, thế giới nhìn nhận Việt Nam là quốc gia tiềm năng đang chuyển đổi mạnh mẽ theo đúng hướng. Thế giới ngày nay đã biết đến Việt Nam với mạng lưới tuyến đường cao tốc đạt chuẩn quốc tế đang phát triển nhanh; một quốc gia đi đầu khu vực về phát triển năng lượng tái tạo; xã hội đề cao đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, với số smartphone tính trên đầu người đứng thứ hai Đông Nam Á (chỉ sau Thái Lan).

Thế giới còn biết đến Việt Nam là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, nickel của Việt Nam ít tạp chất và gần nguồn điện “sạch”, là nguồn nguyên liệu chất lượng cao hàng đầu đầy tiềm năng vì phù hợp với các thị trường xe điện khó tính nhất như Mỹ và châu Âu. Khi dân số trở thành tài nguyên quan trọng, nguồn lao động chất lượng cao, năng động, sáng tạo là tài sản chiến lược, Việt Nam trở thành địa bàn có sức cạnh tranh cao cho các lĩnh vực mới nổi như bán dẫn, công nghiệp công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo…

Các tín hiệu lạc quan về triển vọng Việt Nam đến từ nhiều tổ chức dự báo uy tín thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam sẽ tăng lên 5,8%. Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Phát triển châu Á lạc quan hơn khi dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2024 ở mức 6%. Sự lạc quan về triển vọng phát triển của Việt Nam thể hiện trong đăng ký doanh nghiệp mới năm 2023. Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160 nghìn doanh nghiệp, tăng 7,2% so với năm 2022.

Các điểm nóng sẽ được nỗ lực kiểm soát

Tất cả tiềm năng và thế mạnh phát triển nói trên sẽ trở thành vô nghĩa nếu chúng ta không có môi trường hoà bình, ổn định, không hiện thực hoá được các tiềm năng to lớn đó.

Trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn bước ngoặt sang cục diện mới, nghị kỵ, cạnh tranh, đối đầu đang gia tăng ở nhiều khu vực, người ta không khỏi lo lắng liệu khu vực châu Á có duy trì được hòa bình, ổn định và tránh được các xung đột ngoài ý muốn?

Lo ngại đó không phải không có cơ sở, vì những năm trước đó, khu vực đã chứng kiến nhiều điểm nóng được ví như “thùng thuốc súng” ở khu vực như eo biển Đài Loan, Biển Đông, biển Hoa Đông, căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc và tình hình bán đảo Triều Tiên. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong hai năm 2022-2023, Mỹ và Trung Quốc đã có 300 lần nguy cơ chạm trán nguy hiểm trên biển và trên không. Một con số hú vía!

Mới vừa vào 2024, quan hệ liên Triều đã có những phát triển hết sức đáng ngại khi Triều Tiên tuyên bố từ bỏ mục tiêu thống nhất với Hàn Quốc, coi Hàn Quốc là quốc gia thù địch, liên tiếp bắn rocket vào vùng đệm biên giới và thử tên lửa với đầu đạn siêu thanh. Trong năm nay sẽ diễn ra các cuộc bầu cử quan trọng ở Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia; chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Singapore khiến khu vực có thêm nhiều nhân tố bất ngờ, bất định chưa thể lường trước.

Mặc dù vậy, vẫn có lý do để lạc quan, tin tưởng rằng tình hình khu vực sẽ được kiểm soát, hoà bình, ổn định vẫn là xu thế chủ đạo. Quan hệ Mỹ-Trung ấm lên sau cuộc gặp hai nhà lãnh đạo bên lề Hội nghị cấp cao APEC cuối năm 2023 chứng tỏ cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn kiểm soát cạnh tranh, không tạo thêm khủng hoảng.

Cả hai nước đều không muốn thấy có thêm điểm nóng nào khác bùng phát thành xung đột ở khu vực, nhất là khi cả hai nước lớn đều cần tập trung trí và lực vào các công việc nội bộ. Căng thẳng eo biển Đài Loan không bùng phát sau khi ứng cử viên đảng Dân tiến trở thành nhà lãnh đạo mới tại hòn đảo này. Căng thẳng Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông hy vọng hạ nhiệt sau cuộc gặp song phương giữa Bộ Ngoại giao hai nước tại Thượng Hải ngày 18/1.

Cục diện đối ngoại rộng mở chắp cánh cho đất nước

Trong năm 2023, Việt Nam được một số nhà quan sát thế giới nhìn nhận là “quốc gia năng động” (active power) trên trường quốc tế, vì đã không thụ động ứng phó với tình hình mà chủ động góp phần định hình cục diện phù hợp với lợi ích chính đáng của dân tộc.

Trong thế giới mà từ khoá phổ biến là rạn nứt, đứt gãy, nghi kỵ, phân tách, Việt Nam đã chủ động củng cố lòng tin với các đối tác lớn, đối tác chiến lược; vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng; làm mới, đưa vào chiều sâu, bổ sung nội hàm các kết nối với các đối tác quan trọng, đối tác truyền thống; liên tục tìm kiếm cơ hội, khám phá các thị trường mới, tiềm năng.

Việt Nam tích cực đóng góp tiếng nói trên các diễn đàn đa phương; góp sức chung tay cùng cộng đồng quốc tế tìm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, từ các vấn đề khẩn cấp như động đất, thiên tai đến các vấn đề lâu dài như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực toàn cầu…

Nhiều nhà bình luận nhận xét Việt Nam là điển hình ứng xử thông minh, khéo léo và phù hợp trong bối cảnh thế giới ngày nay, là minh chứng sống động về tính hiệu quả của trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Với cục diện đối ngoại rộng mở, với tâm hồn, cốt cách, khí phách của người Việt, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục can trường vượt qua mọi khó khăn, biến động của thế giới, bản lĩnh, tự tin đem lại nhiều thành công to lớn mới trong năm 2024!





Nguồn

Cùng chủ đề

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Kinh tế Việt Nam sẽ đón nhiều cơ hội sau chính sách của ông Trump

(VTC News) - Theo chuyên gia, các chính sách sắp tới của chính quyền ông Trump có thể sẽ tác động giúp kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Cơ hội phát triển vượt bậc  Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, ông Donald Trump luôn coi Việt Nam là một thành phần quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực. Chính...

Định hình tương lai số của ASEAN an toàn, sáng tạo và toàn diện

Với chủ đề “An toàn, Sáng tạo, Toàn diện: Định hình tương lai số của ASEAN”, mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị chỉ trích vì không nêu tên được nước ASEAN nào

(CLO) Ông Pete Hegseth, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, không thể nêu tên một nước nào trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Điều này dấy lên làn sóng chỉ trích cả trong và ngoài nước Mỹ....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thư pháp tiếng Hàn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thư pháp Hàn ngữ được Cục Di sản Hàn Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

‘Anh Tây’ Kyo York diện áo dài Việt Nam, hát ca khúc mừng Xuân Ất Tỵ

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, ca sĩ người Mỹ Kyo York gây bất ngờ cho người hâm mộ khi cùng lúc tung ra chùm ca khúc mừng Tết Nguyên đán, với giai điệu vui tươi, giọng hát đẹp.

Ấn Độ dẫn đầu về kế hoạch chi tiêu cho du lịch – doanh nghiệp không thể bỏ qua

Sự gia tăng đại diện châu Á trong cuộc đua “giàu có”, đặc biệt là Ấn Độ, đang thúc đẩy sự bùng nổ của du lịch nước ngoài và các doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ đặc điểm nhân khẩu học này.

Canada năm thứ hai liên tiếp thực hiện chính sách giới hạn số lượng sinh viên quốc tế nhập cảnh

Ngày 24/1, Bộ Di trú, tị nạn và quốc tịch Canada (IRCC) thông báo sẽ tiếp tục giới hạn số lượng sinh viên quốc tế mới được phép nhập cảnh trong năm nay, khi chính phủ đang nỗ lực giảm bớt áp lực về nhà ở, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác.

Israel cáo buộc Hamas không tuân thủ thỏa thuận, Thủ tướng Netanyahu nêu điều kiện cho phép người dân Palestine trở lại miền Bắc...

Ngày 25/1, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cáo buộc phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã không tuân thủ các điều khoản cam kết trong lệnh ngừng bắn, theo đó, các con tin dân sự cần phải được thả tự do trước.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Thúc đẩy doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Diễn đàn VCSF 2024 là dịp để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chung tay khẳng định niềm tin và những nỗ lực của doanh nghiệp trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0' vào năm 2050.

Cùng chuyên mục

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio. ...

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Trung Quốc, thị trường nhập khẩu đường chủ lực của Thái Lan, đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ Baht (tương đương 29,5 triệu USD).

[Video] Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh qua lời chúc Tết của các nhà ngoại giao

Video chúc mừng năm mới của Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew và Tổng Lãnh sự Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh Alexandra Smith gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về quan hệ đối tác Việt Nam - Vương quốc Anh qua góc nhìn văn hóa và phát triển hiện đại. Mở đầu video, Đại sứ Iain Frew xuất hiện tại Đền Ngọc Sơn, một địa danh biểu tượng...

Mới nhất

Ghé làng nghề “tỏa hương” dịp Tết

(NLĐO) - Trải qua bao thăng trầm, người se nhang ở xã Lê Minh Xuân vẫn bám trụ với nghề. Tết cổ truyền là thời điểm làng...

‘Anh Tây’ Kyo York diện áo dài Việt Nam, hát ca khúc mừng Xuân Ất Tỵ

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, ca sĩ người Mỹ Kyo York gây bất ngờ cho người hâm mộ khi cùng lúc tung ra chùm ca khúc mừng Tết Nguyên đán, với giai điệu vui tươi, giọng hát đẹp.

Nhựa Rạng Đông bất ngờ báo tin xấu ngay cuối năm

(NLĐO)- Trên thị trường, cổ phiếu RDP đã bị đình chỉ giao dịch do đã vi phạm nhiều quy định về công bố thông tin. ...

Ông Đỗ Văn Chiến thăm, tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K Tân Triều

NLĐO) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhân ung thư đang điều trị...

Ninh Bình: "Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư

Ngày 25/1, "Không gian chợ Tết xưa" được khai mạc tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa, quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều chợ hoa Tết đồng loạt mở cửa đón kháchSau bão Yagi, chợ...

Mới nhất