Trang chủNewsChính trịKỳ vọng về những quyết sách đóng vai trò nền tảng cho...

Kỳ vọng về những quyết sách đóng vai trò nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình.

Quang cảnh phiên họp tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Quang cảnh phiên họp tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Trong bốn ngày qua (12-15/2), trên tinh thần khẩn trương, các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã xem xét, thảo luận tại tổ, tại hội trường nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; đồng thời xem xét, thảo luận kỹ lưỡng nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới.

Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng

Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các luật, nghị quyết có tính nền tảng để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy để kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng về thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp, kiện toàn thực sự được “nâng cấp, nâng tầm, chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn”; giảm đầu mối, xóa bỏ cấp trung gian, phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền các cơ quan theo hiến định, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thực hiện phương pháp “quản lý theo kết quả,” chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Tại hội trường Diên Hồng, các đại biểu Quốc hội đã có những phiên thảo luận về 4 dự án luật gồm: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và các dự thảo nghị quyết, đề án, chủ trương quan trọng khác.

Có thể thấy, việc xem xét Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) lần này có ý nghĩa rất quan trọng, đóng vai trò là nền tảng, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và tổ chức thi hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dự thảo Luật được nghiên cứu, sửa đổi toàn diện, với những thay đổi lớn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra…; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tạo khung khổ pháp lý kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn,” để thể chế trở thành “đột phá của đột phá,” khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Nổi bật trong ngày thứ Bảy (15/2), Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa cấp bách vừa chiến lược, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn để sớm khởi công và hoàn thành đưa vào khai thác.

Dự án này có triển vọng mang lại hiệu quả cao bởi đây là tuyến đường sắt kết nối tuyến hành lang từ Lào Cai qua Hà Nội đến Hải Phòng – là tuyến hành lang quan trọng thứ hai chỉ sau hành lang kinh tế Bắc-Nam. Tuyến này được kết hợp vận chuyển 2 phương thức cả vận tải hàng và hành khách nên tính hữu dụng cao.

ttxvn-quoc-hoi-quyet-sach-1602-2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, dự án đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố với chiều dài tuyến chính khoảng 390,9km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9km. Về tổng mức đầu tư dự án, qua tính toán sơ bộ khoảng 8,3 tỷ USD. Nếu trừ chi phí giải phóng mặt bằng và một số chi phí khác, chi phí xây dựng ở mức 15,97 triệu USD/km.

Dự án có tiến độ rất gấp, quy mô lớn, nếu thực hiện theo điều kiện hiện hành sẽ không đáp ứng được tiến độ yêu cầu. Với chủ trương của Đảng về tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026-2030 thì việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án sẽ là một động lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Ở góc độ địa phương, nơi có dự án đường sắt đi qua, cử tri Nguyễn Đình Cương, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Sản xuất Hương Giang (thôn An Hòa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, Yên Bái) cho rằng, đường sắt không chỉ kết nối với cao tốc Hà Nội-Lào Cai thông qua nút giao IC 14 mà còn kết nối với tỉnh Sơn LaHà Giang thông qua các tuyến đường bộ đang gấp rút hoàn thành.

Hiện nay, phần lớn khoáng sản, nông lâm sản xuất khẩu của tỉnh Yên Bái sang Trung Quốc và các nước đang phải vận chuyển bằng đường bộ xuống Hải Phòng, chi phí khá lớn và thời gian kéo dài. Nếu Dự án đi vào hoạt động sẽ giúp các doanh nghiệp của tỉnh giảm chi phí vận tải khi nhập nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc và các nước.

Tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng hai con số

Thực hiện chương trình làm việc, Quốc hội đã thảo luận về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Các đại biểu đều nhất trí cho rằng đây là Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì năm 2025, chúng ta đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên thì giai đoạn 2026 – 2030 mới có thể đạt tăng trưởng 2 con số, tạo nền tảng cho nước ta trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035.

Về nội dung này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, việc thúc đẩy tăng trưởng là yêu cầu khách quan, tất yếu. “Tinh thần là khó mấy cũng phải làm, phấn đấu tăng trưởng vì dân giàu, nước mạnh. Càng khó khăn, càng áp lực thì càng phải nỗ lực,” Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, thì việc tạo cơ chế cho kinh tế tư nhân phát triển rất quan trọng, theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bởi trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, đầu tư tư nhân chiếm 55%. Đây là yếu tố quyết định cho mục tiêu tăng trưởng trên 8%.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến đại biểu nêu để hoàn thiện dự thảo nghị quyết. Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt.Về dài hạn, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp phân quyền triệt để hơn; thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; phát huy nhân lực chất lượng cao, phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Phân tích nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh thuận lợi thì năm 2025 sẽ có nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu 8% trở lên.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) chia sẻ, đây là mục tiêu tăng trưởng phần lớn các đại biểu đồng tình, nhưng để thực hiện được phải có những nỗ lực vượt bậc, có sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của mỗi người dân.

“Chúng ta phải xem xét về vấn đề tăng năng suất lao động, đi liền với các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Phải chú trọng triển khai các dự án trọng điểm sắp tới, cũng như kế hoạch các dự án trọng điểm khác để duy trì tốc độ tăng trưởng,” đại biểu Việt Nga nêu ý kiến.

ttxvn-quoc-hoi-quyet-sach-1602-3.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu. (Ảnh: An Đăng/TTXVN).

Theo chương trình, trong 2,5 ngày tới (17-19/2), Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 dự án luật gồm: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và 5 dự thảo nghị quyết để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình.

Quốc hội cũng sẽ tiến hành một số nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiện toàn các chức danh để bảo đảm tổ chức bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Trên tinh thần khẩn trương, “hiệu quả công việc là trên hết,” các nội dung còn lại trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9 sẽ tiếp tục được đại biểu Quốc hội xem xét thấu đáo, thông qua với sự thống nhất, đồng thuận cao nhất, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ chính trị, đáp ứng tốt nhất sự mong đợi của cử tri và nhân dân.



Nguồn: https://daidoanket.vn/ky-vong-ve-nhung-quyet-sach-dong-vai-tro-nen-tang-cho-giai-doan-phat-trien-moi-10299985.html

Cùng chủ đề

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành lập mới 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy

Chiều 20/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức, cán bộ. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị...

Hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch miền Tây

Nova Hotel & Resort World (NovaGroup) cho biết, tập đoàn vừa ký kết với Tập đoàn Marriott International (Marriott) của Mỹ chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm quản lý, khai thác và vận hành Khu nghỉ dưỡng Legacy Mekong tại Cồn Ấu TP Cần Thơ. ...

Cán bộ sẽ bị thay thế nếu không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Sau 6 tháng hoặc 1 năm, nếu cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì phải cương quyết bố trí, phân công nhiệm vụ khác. Đây là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đà...

Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm 30% mức hỗ trợ chung

Theo chính sách của tỉnh Nam Định, người được hỗ trợ nếu được tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện nghỉ việc thì phải hoàn trả lại số tiền hỗ trợ đã nhận. ...

Thông qua Đề án chi hơn 6.000 tỷ đồng cho cán bộ nghỉ hưu

Chiều 20/2, Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thông qua, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách, phục vụ yêu cầu sắp xếp tinh gọn bộ máy. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Chính trị yêu cầu không kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba trở lên

Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa đổi Quy định theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật. ...

Điện hạt nhân Ninh Thuận được áp dụng chỉ định thầu quy trình rút gọn

Quốc hội thông qua nghị quyết về các cơ chế chính sách đặc thù xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Ngày 19/2, Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương và các...

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

Các chuyên gia, nhà quản lý ở Lào khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam trở thành người chủ của đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa nhân...

Đại biểu Quốc hội bị kết tội, mất quyền kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật

Chiều 17/2, với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Theo đó, Luật đã sửa đổi, bổ...

8 cán bộ Sở Nội vụ Đắk Lắk được nghỉ hưu theo Nghị định 178

Sở Nội vụ Đắk Lắk có 8 người tự nguyện xin nghỉ hưu theo Nghị định 178/2024 của Chính phủ, đã được các cấp có thầm quyền thống nhất. Cụ thể: ông Phạm Phú Lộc sinh ngày 20/8/1967, Phó Giám...

Cùng chuyên mục

Thành lập mới 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy

Chiều 20/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức, cán bộ. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị...

Cán bộ sẽ bị thay thế nếu không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Sau 6 tháng hoặc 1 năm, nếu cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì phải cương quyết bố trí, phân công nhiệm vụ khác. Đây là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đà...

Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm 30% mức hỗ trợ chung

Theo chính sách của tỉnh Nam Định, người được hỗ trợ nếu được tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện nghỉ việc thì phải hoàn trả lại số tiền hỗ trợ đã nhận. ...

Thông qua Đề án chi hơn 6.000 tỷ đồng cho cán bộ nghỉ hưu

Chiều 20/2, Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thông qua, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách, phục vụ yêu cầu sắp xếp tinh gọn bộ máy. ...

Quảng Bình công bố 7 giám đốc sở mới sau khi hợp nhất, sáp nhập

Tỉnh Quảng Bình đã công bố 7 giám đốc sở mới sau khi hợp nhất, sáp nhập một số cơ quan chuyên môn về cơ cấu tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Sở Thông tin và Truyền...

Mới nhất

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có...

Mới nhất