Trang chủKinh tếNông nghiệpKỳ vọng vào nông nghiệp thông minh

Kỳ vọng vào nông nghiệp thông minh


Trước những tác động của biến đổi khí hậu, chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh được xem là xu thế tất yếu. Chị Trần Thị Sen ở xã Đông Yên (TP. Thanh Hóa) – người đã có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất cà chua, hoa, dưa Kim Hoàng Hậu… cho biết, việc đầu tư xây dựng nhà màng tuy cần vốn đầu tư cao nhưng thuận lợi cho người trồng trong việc chăm sóc cây trồng, giảm tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hoa, quả phát triển đồng đều, nâng cao chất lượng…

Đầu tư lớn, hiệu quả cao

Với mô hình này, cũng có thể chủ động xây dựng lịch thời vụ trồng với nhiều loại hoa, quả khác nhau, đáp ứng nhu cầu thị trường theo từng thời điểm để có thể bán được giá cao nhất. Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, chị còn áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tự động; các quy trình chăm sóc được thiết lập tự động, tỷ lệ về phân bón, chất dinh dưỡng, kỹ thuật được thực hiện một cách khoa học. Từ đó, có thể tiết kiệm chi phí thuê nhân công, bởi chỉ cần lao động vận hành hệ thống và thực hiện giám sát. Đáng chú ý, do được đầu tư hệ thống nhà màng và các thiết bị chăm sóc hiện đại, nên chị dễ dàng đưa vào trồng thử nghiệm một số loại cây trồng mới.

Trong khi đó, ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn cho biết, hợp tác xã là đơn vị đầu tiên của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) phối hợp với các nhà khoa học lắp đặt hệ thống trạm quan trắc thời tiết thông minh iMetos 3.3 A-G. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm quan trắc dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa… làm căn cứ để nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau, quả. Ngoài ra, hợp tác xã đầu tư lắp đặt 10 camera tại đồng ruộng, kết nối với máy tính, điện thoại thông minh giúp ban giám đốc dễ dàng quản lý vùng sản xuất theo quy trình… Nhờ sản xuất rau, quả bằng công nghệ cao, mỗi ngày, hợp tác xã thu gom gần 2 tấn rau quả sạch mà không ảnh hưởng bởi thời tiết. Hiện, sản phẩm rau của hợp tác xã cung cấp cho 4 bệnh viện, 2 hệ thống siêu thị, 15 cửa hàng tiện ích theo hợp đồng liên kết với giá bán ổn định.

Để có được các mô hình đầu tư cho nông nghiệp thông minh hiệu quả, các ngân hàng đã phát huy tốt vai trò cầu nối dẫn vốn hỗ trợ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Là chủ lực cung ứng vốn và dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định cho vay lĩnh vực này là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên, dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn. Ngân hàng đã dành nguồn vốn 50.000 tỷ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Đến nay, doanh số cho vay từ khi bắt đầu triển khai chương trình của Agribank đã đạt trên 25.000 tỷ đồng với hơn 40.000 lượt khách hàng vay vốn (trong đó, hơn 98% khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại…).

Những kết quả này sẽ càng được nhân rộng nhờ Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học và công nghệ. Đây là những chủ trương, chính sách mang ý nghĩa quan trọng đối với ngành công nghiệp công nghệ cao nói chung và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh nói riêng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, thu hút đầu tư vào nông nghiệp thông minh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp nông nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững.

Kỳ vọng vào nông nghiệp thông minh
Mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh của Hà Nội

Sớm khơi thông hành lang pháp lý

Tuy nhiên, phần lớn các hộ nông dân và doanh nghiệp nhỏ vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận công nghệ tiên tiến do hạn chế về vốn, nhân lực và hạ tầng kỹ thuật. Tại nhiều địa phương, hạn chế về hạ tầng công nghệ, gây khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; nguồn nhân lực có chuyên môn về công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu, đặc biệt trong các khu vực nông thôn; dữ liệu về nông nghiệp còn rời rạc, chưa được số hóa và quản lý một cách tập trung, đồng bộ, khiến cho việc triển khai các hệ thống phân tích, dự báo và ra quyết định trở nên khó khăn. Chính phủ đã có nhiều chủ trương lớn nhưng việc triển khai chi tiết vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện.

Dù còn nhiều thách thức nhưng phát triển nông nghiệp thông minh luôn là nền tảng quan trọng để xây dựng hệ thống nông nghiệp xanh, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao như nhanh chóng ban hành các khung pháp lý, quy định và hướng dẫn liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, khơi thông hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp cũng như tổ chức tài chính tham gia vào thị trường nông nghiệp công nghệ cao, tài chính xanh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ chi phí thiết kế đồng ruộng, cơ sở hạ tầng, tạo vùng sản xuất tập trung chuyên canh sản xuất hàng hóa, thuận tiện cho áp dụng cơ giới hóa để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong tiêu thụ nông sản.

Cùng với đó, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ và nhóm nghiên cứu Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường đề xuất, cần có các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ nông nghiệp, từ quản lý dữ liệu, vận hành máy móc tự động đến sử dụng trí tuệ nhân tạo, giúp người lao động nâng cao trình độ, dễ dàng thích ứng với xu hướng sản xuất hiện đại. Việc phát triển nông nghiệp thông minh bền vững tại Việt Nam đòi hỏi một chiến lược tổng thể với sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và các hộ nông dân. Chỉ khi tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ và đổi mới sáng tạo, nông nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe và hướng tới một nền sản xuất xanh, hiệu quả, bền vững.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/ky-vong-vao-nong-nghiep-thong-minh-161394.html

Cùng chủ đề

‘R&D – chìa khóa để nông nghiệp Việt xây dựng vị thế’

Ngày 25-3, TTC AgriS (Cty CP Thành Thành Công - Biên Hòa) đã ký bản ghi nhớ với Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) làm thành viên của Singapore Agri-Food Innovation Lab (SAIL). ...

Panasonic chế tác dòng tủ lạnh Tailor-made cao cấp chiều mọi gu riêng

Panasonic vừa ra mắt dòng tủ lạnh cao cấp Tailor-made, đánh dấu bước tiến mới trong hành trình cá nhân hóa sản phẩm với ngôn ngữ thiết kế mang dấu ấn riêng. ...

Để nhà khoa học tận tâm cống hiến

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng là những cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng. ...

Công nghệ phát triển, giờ chỉ dạy học mỗi bài 5 phút, được không?

Đó là vấn đề được đặt ra trong bối cảnh khả năng tập trung của giới trẻ ngày càng giảm do các thiết bị công nghệ, mạng xã hội và vài phút là thời lượng tối đa mà các bạn dành ra cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Một huyện của Lạng Sơn đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ các loại nông sản, đặc sản nổi tiếng

Huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã đẩy mạnh phát triển các cây trồng chủ lực, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa lớn. Điển hình là chuỗi liên kết cây na, cây hồi, cây ớt...Các cây trồng thông thường, cây đặc sản trồng theo tiêu chuẩn VietGAP,...

Phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, nâng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Tạo dựng nét riêng độc đáo Từng được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm”, huyện Mỹ Đức đến nay vẫn duy trì và phát triển khá mạnh mẽ nghề dệt tơ tằm truyền thống. Những sản phẩm của nghệ nhân ở vùng đất này không chỉ độc đáo mà còn ngày một cải tiến phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Đáng chú ý trong số đó có sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH...

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo...

Tỷ phú Bắc Ninh nuôi cá đặc sản, trồng hoa, trồng cây cảnh tạo việc làm, thu nhập tốt cho lao động

Trong năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát triển sâu rộng, với nhiều điển hình tỷ phú nông dân trên các lĩnh vực, tạo việc làm cho hàng nghìn...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất