Trang chủChính trịNgoại giaoKỳ vọng lớn, cảnh báo yếu tố rủi ro

Kỳ vọng lớn, cảnh báo yếu tố rủi ro

Nhiều doanh nghiệp (DN) kỳ vọng sẽ vượt mục tiêu xuất khẩu gạo trong năm 2024 và thu về hơn 5 tỷ USD.

dfff
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhưng bước tiến vượt bậc. (Nguồn: tienphong.vn)

Triển vọng kim ngạch xuất khẩu hơn 5 tỷ USD

Báo cáo của Bộ NN&PTNT, 7 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 5,18 triệu tấn gạo với kim ngạch 3,27 tỷ USD, tăng 25,1% về lượng và 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích gieo cấu lúa đạt 6,25 triệu ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; thu hoạch 3,82 triệu ha, tăng 1,3%; năng suất bình quân 65,6 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng lúa trên diện tích thu hoạch đạt 25 triệu tấn, tăng 2%. Sự tăng trưởng này không chỉ phản ánh những nỗ lực không ngừng của các DN Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường mà còn mở ra những kỳ vọng lớn cho xuất khẩu gạo trong nửa cuối năm 2024.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Văn Nam chia sẻ: “Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhưng bước tiến vượt bậc. Chúng tôi đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hóa các loại hình gạo xuất khẩu và mở rộng các thị trường tiêu thụ mới. Kết quả là Việt Nam đã khẳng định vị thế là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới”.

Với những kết quả ấn tượng trong nửa đầu năm, các DN và chuyên gia đều kỳ vọng xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục khởi sắc trong nửa cuối năm 2024.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực toàn cầu vẫn đang duy trì ở mức cao, trong khi nguồn cung thắt chặt do ảnh hưởng của các bất ổn kinh tế, chính trị, và biến đổi khí hậu. Với nhu cầu nhập khẩu gạo của nhiều nước gia tăng, đặc biệt từ các thị trường truyền thống với gạo Việt Nam như Philippines, Indonesia, Malaysia và một số nước châu Phi… sẽ giúp giá gạo xuất khẩu hồi phục và tiếp tục mang lại cơ hội lớn cho các DN xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng và cơ hội phát triển ngành hàng lúa gạo của Việt Nam nói chung.

Tại Philippines, dự báo lượng nhập khẩu gạo có thể đạt tới 4,5 triệu tấn trong năm 2024, cao hơn con số dự báo trước đây. Việt Nam hiện chiếm tới 85% thị phần gạo nhập khẩu tại đây. Indonesia dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của cả nước này sẽ tăng lên 5,18 triệu tấn trong năm 2024, tạo cơ hội lớn cho DN xuất khẩu gạo Việt Nam. Các DN xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như châu Phi và Trung Đông để tận dụng cơ hội từ nhu cầu ngày càng tăng.

Trong báo cáo tháng 6/2024 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này tiếp tục dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong niên vụ 2024 – 2025 khoảng 7,5 triệu tấn, chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu gạo từ một số quốc gia châu Á và châu Phi duy trì tốt trong bối cảnh thời tiết cực đoan bởi ảnh hưởng của La Nina do biến đổi khí hậu. Trong khi nhu cầu mua vào của nhiều nước trên thế giới đối với mặt hàng gạo tăng, nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nguồn cung lúa gạo toàn cầu đang có phần thắt chặt hơn so với trước.

Lượng gạo xuất khẩu của một số quốc gia xuất khẩu chính như Thái Lan trong niên vụ 2024-2025 có thể tiếp tục bị hạn chế vì tình trạng khô hạn dưới tác động của hiện tượng El Nino. Bối cảnh đó hỗ trợ giá gạo nội địa và xuất khẩu của Việt Nam không giảm sâu và có thể hồi phục trong thời gian tới.

Kỳ vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2024 có thể tiếp tục duy trì mốc trên 8 triệu tấn – là kỷ lục xuất khẩu gạo mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2023, cũng như sẽ mang về kim ngạch xuất khẩu vượt trội, đạt mục tiêu hơn 5 tỷ USD.

Vẫn còn nhiều yếu tố khó lường

Tuy nhiên, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa cuối năm 2024, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới có thể xấp xỉ so với mức trung bình năm và có khả năng tập trung nhiều vào thời kỳ nửa cuối mùa mưa bão. Từ tháng 7-9/2024, bão và áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, từ khoảng tháng 9-12/2024 sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Miền Trung và khu vực phía Nam. Do vậy, các địa phương cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống thiên tai, giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa gạo.

Mặt khác, hiện Ấn Độ đang xuất khẩu hơn 40% tổng lượng lúa gạo của toàn cầu. Nếu Ấn Độ cởi bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu sẽ kéo giá gạo của các quốc gia xuất khẩu chính trên thế giới xuống mức khá thấp, trong đó có Việt Nam.

Ngoài ra, giới chức Ấn Độ cũng đã kiến nghị giảm mức thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ. Giới phân tích nhận định, bất kỳ quyết định nới lỏng xuất khẩu nào của Ấn Độ cũng có thể giúp hạ nhiệt giá gạo chuẩn ở châu Á. Do đó, áp lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ càng gay gắt hơn, trong khi vẫn đang phải so kè với những đối thủ lớn khác như Thái Lan hay Pakistan.

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường nhận định, nhu cầu gạo thế giới vẫn vao và sản lượng không dư, nên nếu Ấn Độ gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu gạo trắng thì cũng ít ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ mang lại nhiều biến động cho thị trường gạo toàn cầu. Các DN Việt Nam cần theo dõi sát sao tình hình để có thể chủ động ứng phó và nắm bắt cơ hội trong thời gian tới.

Phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải cho biết, hiện nay giá gạo có điều chỉnh giảm, tuy nhiên vẫn ở mức tương đối cao, vẫn thuận lợi cho các DN của chúng ta xuất khẩu. Các DN xuất khẩu gạo Việt nam vẫn phải luôn sẵn sàng chuẩn bị cho mọi khả năng, tình huống. Yếu tố quan trọng ở đây vẫn làm sao đảm bảo, duy trì được chất lượng gạo giữa các lô hàng. Tiếp đến, phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh, tránh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh để phá giá gạo. Vì điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến một DN mà có thể nói là rất nhiều DN xuất khẩu gạo của chúng ta.





Nguồn: https://baoquocte.vn/xuat-khau-gao-cuoi-nam-2024-ky-vong-lon-canh-bao-yeu-to-rui-ro-281316.html

Cùng chủ đề

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Doanh nghiệp cảng biển trước cơ hội bứt tốc

Một năm 2024 kinh doanh thuận lợi và thêm nhiều yếu tố hỗ trợ khiến triển vọng của doanh nghiệp ngành cảng biển sáng hơn trong năm 2025. Một năm 2024 kinh doanh thuận lợi và thêm nhiều yếu tố hỗ trợ khiến triển vọng của doanh nghiệp ngành cảng biển sáng hơn trong năm 2025. Ảnh minh họa Năm 2024 thuận lợi Công ty cổ phần Cảng Đà...

Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore

Tính chung cả năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần. ...

Giá giảm sâu, xuất khẩu gạo năm 2025 dự báo gặp khó

Sau năm 2024 đạt mức cao kỷ lục, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2025 dự báo sẽ giảm cả về lượng và giá trị do sự cạnh tranh mạnh trên thị trường. Xuất khẩu gạo gặp khó ở một số thị trường Xuất khẩu gạo năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục, giúp Việt Nam giữ vững vị thế tốp 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới....

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

ANTD.VN -  Cùng với Ấn Độ và Thái Lan, Việt Nam là một trong các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Singapore trong năm 2024. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore tăng mạnh nhưng chưa vững chắc Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, số liệu thống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Uy lực khủng khiếp của tên lửa đạn đạo Iskander

Tên lửa Iskander là một trong những hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga, có khả năng mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế

Những ngày đầu năm 2025, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Indonesia từng bước hiện thực hóa mục tiêu trung tâm kinh tế Halal toàn cầu

Mới đây, Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia đã xác định 3 lĩnh vực trọng tâm chính để phát triển các sản phẩm Halal, như đã nêu trong Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia 2025-2029 (RPJMN).

Mới nhất

Mới nhất