Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKý ức “nằm gai nếm mật” của những nhà giáo đi B

Ký ức “nằm gai nếm mật” của những nhà giáo đi B


Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn nhà giáo miền Bắc đã vào Nam, vừa tham gia xây dựng nền giáo dục trong các chiến khu, vùng căn cứ, vừa cầm súng chiến đấu. Trong khói lửa chiến tranh, các thầy cô vẫn ngày đêm miệt mài trao truyền kiến thức. Câu chuyện và hồi ức của các thầy cô thực sự là những bài học sống động, ý nghĩa, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Ước mơ nhỏ sưởi ấm tâm hồn

Nhà giáo Nguyễn Thị Yến Thu, Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TPHCM, cho biết, năm 25 tuổi, khi vừa tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn của Đại học Sư phạm Hà Nội, cô đã viết đơn tình nguyện đi B. Trong suốt thời gian vượt Trường Sơn vào Nam, khó khăn luôn thường trực.

 “Trèo đèo, lội suối chúng tôi không sợ, các cô giáo sợ nhất là những ngày đến chu kỳ kinh nguyệt. Đi đến vùng bình thường thì còn đỡ, nếu đi vào vùng không có nước hoặc vùng nhiễm hóa chất thì việc giặt giũ rất khổ”.

Trên đường đi, có những lúc hết gạo, cả đoàn ngồi dưới gốc cây kơ nia đập quả ăn cầm hơi. Trong lúc gian khổ đó, chị em chia sẻ những ước mơ giản dị khi đất nước thống nhất. Những ước mơ ấy như ngọn lửa nhỏ, sưởi ấm tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh cho cả đoàn vượt qua gian khổ. 

“Chúng tôi nói với nhau rằng, nếu đất nước được giải phóng hoàn toàn, nếu mình còn sống thì sẽ pha lu nước chanh thật to để đi ra đi vô uống cho thỏa thích. Vì lúc đó, chúng tôi không có nước uống. Còn có người ước, ngoài tiền mua thức ăn thì sẽ mua hết bánh kẹo để trong nhà, khi nào muốn ăn thì ăn”, cô Yến Thu kể lại.

Trong ký ức của cô Yến Thu, bên cạnh những câu chuyện gian khổ, vẫn có những câu chuyện “dở khóc, dở cười”, khiến thời thanh xuân của cô thêm đáng nhớ. Như chuyện những lần nấu ăn trong rừng, khi máy bay địch gần đến, vì lo sợ địch phát hiện nên chị em dập lửa bằng cách cầm củi dụi lung tung, khiến khói bay lên. 

Lúc đó, có chú bộ đội nhanh tay phụ giúp và hướng dẫn cách dập lửa bằng nước. Qua mỗi lần va vấp, chị em lại có thêm kinh nghiệm sống trong rừng và trưởng thành hơn. Cô Yến Thu cho biết, dẫu khổ cực nhưng vì miền Nam ruột thịt và nhớ lời Bác dạy, mọi người không ai nản chí. 

Tại chiến trường khu D (Đồng Nai), cô và đồng đội hoạt động trong rừng, vừa dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ vừa tham gia chiến đấu trong những trận địch càn quét. Hòa bình lập lại, cô tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.

Ký ức "nằm gai nếm mật" của những nhà giáo đi B- Ảnh 1.

Nhà giáo Trần Thị Vinh

Những “nhà giáo cầm súng”

Còn với nhà giáo Trần Thị Vinh, quê gốc ở Bắc Ninh, ký ức gian khó thời gian đi B không thể xóa nhòa. Đó là những ngày vượt Trường Sơn đi bộ vào Nam phồng rộp cả chân, là những ngày mắc võng ngủ rừng và cả những hôm đói rét, thiếu nước sinh hoạt, là những lúc nhớ nhà đến quay quắt. 

“Nhiều hôm, đoàn chúng tôi đi nguyên đêm lại quay về chỗ cũ, vì không biết đường đi. Có những lúc, chúng tôi còn không có nước uống chứ nói gì đến nước để vệ sinh cá nhân”, cô Vinh kể.

Nhà giáo thì thế hệ nào cũng yêu Tổ quốc, yêu nghề và yêu hệ học trò, toàn tâm toàn ý đào tạo cho đất nước những người công dân có ích. Dưới “mưa bom lửa đạn”, các lớp học vẫn ê a dạy chữ ráp vần, ươm mầm cho bao thế hệ. Tôi mong các bạn trẻ hôm nay tiếp tục phấn đấu, kiên trì, phải làm cho thật tốt, cống hiến nhiều cho cộng đồng”.

Nhà giáo Trần Thị Vinh

Tại căn cứ địa của Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), cô Vinh được phân công đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ phóng viên chiến trường đến nhân viên nhà in rồi tham gia dạy học. Sau giải phóng, cô làm Phó Hiệu trưởng Trường Gia Long (hiện là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, ở TPHCM).

Chia sẻ tại buổi họp mặt những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô do Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức mới đây hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, cho biết, đối tượng đi B lúc đầu là lực lượng vũ trang nhưng sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập (tháng 12/1960) và phong trào Cách mạng chuyển sang một giai đoạn mới thì đối tượng đi B được mở rộng, từ kỹ sư, bác sĩ, đến nhà giáo, văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí… đều được huy động vào Nam chiến đấu và công tác. 

Các thầy cô giáo rời bục giảng các trường phổ thông và đại học ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc vượt Trường Sơn vào miền Nam, được phân công về các chiến trường trọng yếu, từ miền Trung – Tây Nguyên đến Đông – Tây Nam bộ và đã trở thành những “nhà giáo cầm súng”. 

“Chúng tôi, thế hệ sau, luôn biết ơn và trân trọng những gì các thầy cô đã làm cho đất nước. Những bài học quý giá về ý chí, nghị lực, sự tận tụy và lòng nhiệt huyết của các thầy cô đã và đang là động lực giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống và công tác”, ông Nguyễn Hồ Hải bày tỏ.

Nhà giáo đi B là những giáo viên được huy động từ miền Bắc vào Nam chiến đấu và công tác. Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1973, đã có 10 chuyến đi B với hơn 2.700 thầy cô giáo rời bục giảng các trường phổ thông và đại học ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc vượt Trường Sơn vào miền Nam.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/ky-uc-nam-gai-nem-mat-cua-nhung-nha-giao-di-b-20241119165550298.htm

Cùng chủ đề

Ngày dân tộc tụ về đường số Một

Đất nước có những ngày không thể nào quên. Một trong những ngày không thể quên là ngày 30-4-1975 ...

Khen thưởng 38 tập thể xuất sắc thực hiện phong trào “Thủ Đức nghĩa tình

Tối 15/1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Thủ Đức (TPHCM) tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện phong trào “Thủ Đức nghĩa tình - Vì dân phục vụ” và gặp mặt trí thức, doanh nhân, người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu trên địa bàn. ...

Tư lệnh Cảnh sát cơ động kiểm tra công tác huấn luyện các khối diễu binh

(Dân trí) - Theo Bộ Tư lệnh CSCĐ, K02 được giao huấn luyện các khối của lực lượng CAND tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, quy mô 19 khối, với hơn 3.400 cán bộ, chiến sĩ. Ngày 7/1, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K02, Bộ Công an) do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân, Tư Lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ), đã kiểm tra công tác huấn...

50 năm tự hào bản anh hùng ca

Cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi đến giai đoạn cuối ...

Hiệu ứng tích cực từ “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường. Trong những năm gần đây, các ca khúc truyền thống Việt Nam đang dần được khoác lên mình “tấm áo mới” nhờ những bản phối hiện đại, giàu sáng tạo. Những bài hát tưởng chừng đã gắn liền với ký ức của thế hệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh Việt Nam, Trần Tố Uyên (sinh năm 1997, đồng sáng lập, giám đốc quốc gia của STEAM for Vietnam) cùng...

“Cùng em bước tiếp” nối dài ước mơ học tập của các bạn nhỏ sau đại dịch COVID-19

Chiến dịch “Cùng em bước tiếp” được Saigon Children’s Charity (saigonchildren) chính thức khởi động, nhằm hỗ trợ cho những trẻ em mất người thân do đại dịch COVID-19. ...

Mang sức sống Việt vào bộ quà Tết 2025

Kiên cường, tỏa sáng nỗ lực của người Việt, vững vàng vượt qua khó khăn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - đó là thông điệp các nữ doanh nhân gửi gắm vào bộ quà Tết...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Học sinh dùng AI tạo thiệp chúc tết

Thay vì phải dùng giấy, bút màu, hồ dán, kéo để làm thiệp chúc mừng năm mới trong dịp Tết Nguyên đán như trước đây, học trò ngày nay thỏa sức sáng tạo thiệp chúc tết chỉ bằng một chiếc điện thoại thông...

5 dự án của học sinh Asian School đạt giải cấp thành phố

Học sinh Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đạt hai giải Nhì và ba giải Ba tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố năm học 2024-2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức. ...

Cơ hội việc làm cho sinh viên ở các cường quốc kinh tế thế giới

DNVN - Học bổng Chuyên gia toàn cầu của Trường Đại học FPT được trao cho các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia khi đăng ký học ngành Công nghệ thông tin, bao gồm 100% học phí toàn khóa khi theo học tại trường,...

Đề minh hoạ thi đánh giá năng lực của Bộ Công an 2025

Cục Đào tạo (Bộ Công an) công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lá»±c 2025 với nhiều điểm mới. Đề thi tham khảo Bộ Công an 2025:Cấu trúc này khác các năm trước, khi thí sinh được chọn một trong hai mã bài CA1 hoặc CA2. Phần trắc nghiệm của hai mã giống nhau, kiểm tra kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ. Phần tự luận của bài CA1 là...

Lời nhắn biết yêu thương cô giáo gửi học sinh ngày tết

Nghỉ học để đón những ngày Tết Nguyên đán bên gia đình của mình, cô giáo mong các em học sinh luôn giữ trái tim ấm áp, biết quan tâm, sẻ chia yêu thương với người còn khó khăn bên cạnh mình. ...

Mới nhất

3 loại trà thảo mộc người bị tiểu đường nên tránh

Trà thảo mộc có tác dụng giảm viêm, giảm buồn nôn, cải thiện sức khỏe đường ruột và nhiều lợi ích khác. Với...

5 dự án của học sinh Asian School đạt giải cấp thành phố

Học sinh Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đạt hai giải Nhì và ba giải Ba tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố năm học 2024-2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức. ...

Mỹ đóng băng loạt viện trợ nước ngoài, đổi tên vịnh Mexico

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24.1 ban hành lệnh 'ngừng hoạt động' đối với mọi khoản viện trợ nước ngoài hiện có và...

Tỷ phú Bắc Ninh nuôi cá đặc sản, trồng hoa, trồng cây cảnh tạo việc làm, thu nhập tốt cho lao động

Trong năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát triển...

Mới nhất

Tết này đi đâu?