Trang chủNewsThời sựKý ức làng ngói lớn nhất miền Trung

Ký ức làng ngói lớn nhất miền Trung

Những ngày hoàng kim, ở miền Trung, nhắc đến ngói, mọi người nghĩ ngay đến ngói Cừa. Ngói Cừa gần như độc quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, thậm chí còn xuất khẩu qua Lào. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, làng nghề giờ chỉ còn là dĩ vãng.

Một thời hoàng kim

Những ngày cuối tháng 3/2025, PV có mặt tại làng nghề sản xuất ngói Cừa (xã Nghĩa Hoàn cũ, nay là xã Hoàn Long, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Ngay trên con đường cái đi vào, một cổng chào bằng bê tông được xây dựng kiên cố, hoành tráng.

Ký ức làng ngói lớn nhất miền Trung- Ảnh 1.

Ông Hoàng Xuân Lương hồi tưởng về một thời vàng son của làng ngói Cừa.

Trên tấm biển ngang, dòng chữ “Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ làng nghề ngói Cừa Nghĩa Hoàn kính chào quý khách” đã mờ gần hết. Bên phải cổng chào, hai ngôi nhà bê tông khang trang, bề thế được xây dựng từ năm 2010. Một ngôi nhà có tấm biển văn phòng, ngôi nhà còn lại là nhà văn hóa làng nghề ngói Cừa Nghĩa Hoàn.

Đi sâu vào bên trong, đập vào mắt PV là một bãi đất trống rộng cả chục hecta bị bỏ hoang. Cỏ dại và cây bụi mọc um tùm, trở thành nơi chăn thả trâu bò của người dân. Xen lẫn trong cỏ cây, nhiều đống gạch đỏ được dùng để xây dựng lò nung thủ công ngày trước đã phủ rêu và bụi đất. Một vài ngôi nhà tạm đã hư hỏng, xuống cấp, bên trong trống hoác.

Đưa ánh mắt nhìn xa xăm như hoài niệm, ông Hoàng Xuân Lương (68 tuổi) kể, thời hoàng kim, làng nghề có gần 200 lò ngói của 136 hộ sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Hằng ngày, thương lái, thợ thầy từ các tỉnh ở miền Bắc về mua bán, làm nghề nhộn nhịp; xe ô tô con, xe tải vào ký kết, chở hàng tấp nập từ sáng cho đến tối.

“Người dân ở đây không những sống nhờ ngói mà làm giàu từ ngói. Như nhà tôi, 3 con ăn học đại học rồi xuất ngoại cũng nhờ những viên ngói đỏ au được nung trên chính quê hương mình.

Trung bình một lò ngói có 7 thợ chính và nhiều công nhân thời vụ. Thợ chính có thu nhập từ 9 – 10 triệu/tháng. Với chủ lò, sau khi trừ đi mọi chi phí, mỗi tháng bỏ túi tầm 15 – 20 triệu đồng”, ông Lương nhớ lại.

Nhà nhà làm ngói

Ông Nguyễn Danh Hiền, một người dân Hoàn Long kể, gia đình ông có 3 lò ngói do bố mẹ làm từ năm 1993, đến năm 1997 thì giao cho vợ chồng ông quản lý. Thời hưng thịnh, ngói không chỉ đem lại thu nhập cho những người trực tiếp làm nghề mà còn góp phần thay đổi diện mạo vùng quê nghèo nơi đây.

Ký ức làng ngói lớn nhất miền Trung- Ảnh 2.

Làng ngói Cừa nổi tiếng một thời giờ chỉ còn là bãi đất trống.

“Khách từ Bắc chí Nam ra vào liên tục, kéo theo các ngành nghề dịch vụ ăn theo như hàng quán, lưu trú cũng phát triển, từ đó góp phần phát triển kinh tế cho cả làng, cả xã”, anh Hiền kể.

Tìm hiểu của PV, lò ngói Cừa đầu tiên ở Nghĩa Hoàn có từ nửa cuối những 70 của thế kỷ trước, do một người thợ ở tỉnh Hưng Yên vào xây dựng. Thời gian đầu, lò ngói nơi đây chủ yếu là của con cháu của những người thợ ở Hưng Yên làm chủ.

Mãi đến năm 1992, đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu về ngói cũng tăng cao, thì lò ngói đầu tiên của người dân Nghĩa Hoàn mới được dựng lên. Kể từ đó, người dân Nghĩa Hoàn gần như “chỉ sống nhờ ngói”. Thời kỳ huy hoàng, ở đây có đến gần 200 lò ngói của 136 hộ sản xuất.

Cùng với việc mở rộng quy hoạch vùng nguyên liệu, người dân còn chủ động đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên đã mang lại hiệu quả lớn.

Trung bình, mỗi năm làng nghề sản xuất 40 – 50 triệu viên ngói, có năm lên đến gần 100 triệu viên. Hằng năm, nghề ngói đã giải quyết công ăn việc làm cho 1.000 lao động thường xuyên và 2.000 lao động thời vụ.

Đổ vỡ do mất đoàn kết

Theo người dân, thời kỳ hưng thịnh nhất của ngói Cừa là từ năm 2006, khi nơi đây được công nhận là làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đồng thời Hợp tác xã làng nghề ngói Cừa ra đời. Những năm đó, ngói làng Cừa gần như độc quyền ở thị trường 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, thậm chí còn được xuất khẩu qua Lào.

Ký ức làng ngói lớn nhất miền Trung- Ảnh 3.

Một vài ngôi nhà trống còn sót lại ở làng ngói Cừa.

Làng Cừa cũng chính là làng sản xuất ngói lớn nhất miền Trung. Đặc biệt, ngày 10/4/2007, sản phẩm ngói Cừa được Cục Sở hữu trí tuệ quyết định bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Lý do ngói Cừa phát triển không ngừng và tạo nên thương hiệu lớn là vì nơi đây được thiên nhiên ban tặng loại đất đặc biệt. Ở đây có nguồn đất sét dồi dào, đặc biệt đất sét ở đây dẻo, có độ bền, nung rất đẹp.

Thế nhưng, vàng son không được bao lâu thì Hợp tác xã làng nghề ngói Cừa rơi vào tình cảnh nội bộ lục đục, đấu đá, khiếu kiện nhau.

Đó là vào năm 2014, trước khi xóa bỏ các lò ngói thủ công theo chủ trương của Chính phủ, 53 hộ gia đình trong làng đã góp mỗi hộ 200 triệu đồng lập 1 hợp tác xã riêng, chuyển sang sản xuất theo công nghệ mới.

Lúc này, các hộ còn lại của hợp tác xã cũ cũng xây dựng một dự án sản xuất gạch ngói công nghệ cao. Hai bên xảy ra mâu thuẫn khi tranh giành vị trí thuận lợi trong cụm công nghiệp làng nghề để xây dựng nhà máy.

Xã và huyện đứng ra làm trọng tài, vận động và sau đó xã viên hai bên đồng ý sáp nhập 2 hợp tác xã làm một. Tuy nhiên, sóng gió vẫn chưa yên. Do mâu thuẫn nội bộ giữa xã viên và hội đồng quản trị hợp tác xã, dự án nhà máy gạch ngói công nghệ cao vẫn chỉ nằm trên giấy. Tháng 4/2019, hợp tác xã làm lễ động thổ thì vấp phải sự phản đối của một số xã viên.

“Thực ra, lúc bấy giờ, Chính phủ chỉ chủ trương xóa bỏ lò nung thủ công chứ không xóa sản xuất thủ công. Kể ra lúc đó cứ vài ba gia đình gộp lại xây một lò nung công nghệ cao, sau đó chia nhau ra nung. Ngoài ra, nếu những người đứng đầu hợp tác xã nghĩ dài hơn, xa hơn thì làng nghề không ra tình cảnh như bây giờ”, ông Hoàng Xuân Lương ngậm ngùi.

Ông Nguyễn Văn Sâm, Chủ tịch UBND xã Hoàn Long cho biết: Sau khi thực hiện chủ trương đóng cửa các lò gạch ngói thủ công, các lò ngói Cừa bị bỏ hoang gây nguy cơ mất an toàn cho người dân. Năm 2022, xã đã bỏ kinh phí để phá dỡ toàn bộ. Hiện phần đất này đang do xã quản lý và được đưa vào quy hoạch chung cụm công nghiệp của huyện.

Khi được hỏi về phương án khôi phục lại làng nghề làm ngói, ông Sâm cho biết, rất khó vì các cơ sở sản xuất ngói công nghệ cao ở các địa phương khác đã phát triển rất mạnh, sẽ rất khó cạnh tranh.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ky-uc-lang-ngoi-lon-nhat-mien-trung-192250327222413467.htm

Cùng chủ đề

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Vì sao làng ngói lớn nhất miền Trung “biến mất”?

Những ngày hoàng kim, ở miền Trung, nhắc đến ngói, mọi người nghĩ ngay đến ngói Cừa. Ngói Cừa gần như độc quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, thậm chí còn xuất khẩu qua Lào. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, làng nghề giờ chỉ còn là dĩ vãng. ...

Cẩn trọng lời đồn thải độc bằng nước cốt chanh

Lợi bất cập hại nếu lạm dụngGần đây, cách thức uống cốt chanh vào...

Bình Định khẩn trương bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc trước 10/4

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định giao huyện Phù Mỹ tiếp tục phê duyệt phương án và triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) trạm dừng nghỉ cao tốc, bàn giao cho chủ đầu tư trước ngày 10/4. ...

Hiếm có tỉnh nào giao thông kết nối tốt như Bình Định

Ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Tham dự hội nghị có Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Thủ tướng: Cần kiểm soát quyền lực trong xây dựng luật

Ngày 29-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng luật. Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2024 - Ảnh: VGP Phiên họp đã thảo luận ba dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án...

Dân ‘du mục số’ đổ xô đến Việt Nam

Ở một quán cà phê bãi biển Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận), Sam bật laptop bắt đầu buổi dạy tiếng Anh cho bốn học viên. Chàng trai người Anh 33 tuổi từng đi qua 51 quốc gia nói có thể làm việc bất cứ đâu miễn là có Internet. Bốn năm trước, Sam lần đầu đến Việt Nam và thuê xe máy đi từ Cà Mau đến Hà Giang cùng 5 người bạn. Anh về nước và nhiều lần quay...

49 năm, non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được...

Cán bộ, công chức có thể được bảo lưu 6 tháng lương, phụ cấp sau sáp nhập tỉnh, xã

(NLĐO)- Bộ Nội vụ đã đề xuất các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” – Tổng công ty Viglacera

Vừa qua, Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera đã tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” tại khu nghỉ dưỡng Angsana Quan Lan, Ha Long Bay, với sự tham dự của gần 30 đối tác đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Sự kiện là dịp để Công ty tri ân các đối...

Mới nhất