Trang chủNewsChính trịKỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi

Kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi

Những ngày này ở 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi (24/3/1975 – 24/3/2025).

QUANG NAM 1
Các chiến sĩ Quân giải phóng nói chuyện với Nhân dân Tam Kỳ trên đường giải phóng thị xã Tam Kỳ. Ảnh Tư liệu. Nguồn: Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.

Thần tốc giải phóng quê hương

Theo lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, chiến thắng dồn dập của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam cuối năm 1974 đầu năm 1975 làm cho nguỵ quân, nguỵ quyền suy sụp hẳn, thế và lực của ta mạnh lên gấp nhiều lần, tạo thời cơ chiến lược để Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Tại Quảng Nam trong giai đoạn này đã có 72 đội công tác, 1.000 cơ sở trong lòng địch với 221 đảng viên. Ở Quảng Đà có 629 đội viên công tác, riêng Đà Nẵng có 348 cơ sở, 142 đảng viên thuộc 21 chi bộ, có 297 đội viên biệt động, tự vệ thành, ngoài ra còn có 31 “chi bộ 2” của các xã ở nông thôn thuộc Điện Bàn, Hoà Vang vào hoạt động trong thành phố.

Các tổ chức của ta đã được quán triệt tình hình, nhiệm vụ, xây dựng phương án phối hợp tấn công địch bằng cả quân sự, chính trị và binh vận; nắm chắc và tạo thời cơ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân để sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Các Uỷ ban hành động ở từng khu phố, xí nghiệp, bến cảng, nhà máy… được thành lập.

0 giờ 30 ngày 10/3/1975, Sư đoàn 2 bộ binh (có Lữ đoàn 52 dự bị), Tiểu đoàn 10 đặc công cùng với bộ đội địa phương được Trung đoàn pháo binh 572, 368 và Trung đoàn cao xạ 573 yểm trợ, lần lượt đánh chiếm các mục tiêu Suối Đá, cao điểm 211, chi khu quận lỵ Tiên Phước, bao vây chi khu quận lỵ Hậu Đức (Phước Lâm). Đến 16 giờ 10/3/1975 quân ta hoàn toàn làm chủ các khu vực và mục tiêu nói trên.

Đêm 14/3/1975, một bộ phần vũ trang của tỉnh dùng hỏa lực mạnh đánh bức cụm cứ điểm bảo an trên Đổi 59 để dọn hành lang chuyển quân xuống phía đông hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm, đánh địch phản kích ở Bình Nam, Bình Giang, Bình Triều, Bình Dương, Kỳ Anh (bắc Tam Kỳ), mở rộng vùng giải phóng. Quân dịch bị thất bại nặng nề. Đến chiếu ngày 23/3/1975, toàn bộ các cơ quan đầu não của địch ở Quảng Tín đều tê liệt. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 24/3/1975, thị xã Tam Kỳ được hoàn toàn giải phóng.

QUANG NAM 2
Quân giải phóng làm chủ hoàn toàn từ cầu Tam Kỳ đến bến xe lúc 10 giờ ngày 24/3/1975. Ảnh Tư liệu. Nguồn: Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.

Trong khi đó tại Quảng Ngãi, đêm 8/3/1975, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện tiến công tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, thu hồi vùng đông Đức Phổ, đông Mộ Đức, hình thành hành lang giải phóng lớn từ cửa Sa Huỳnh đến gần giáp cửa Cổ Lũy.

Trước sự bao vây, tiến công thần tốc, dồn dập từ nhiều hướng của các lực lượng vũ trang, bán vũ trang cách mạng, đêm 16 rạng ngày 17/3/1975, địch ở Sơn Hà hốt hoảng tháo chạy, 12.000 dân thoát khỏi ách kìm kẹp của địch. Huyện Sơn Hà được hoàn toàn giải phóng. Ngày 18/3/1975, địch ở Trà Bồng cũng vội vàng tháo chạy, miền Tây Quảng Ngãi hoàn toàn trắng địch. Đến 18/3/1975, ta giải phóng xã Bình Chương, Bình Mỹ. Khu vực tây Bình Sơn hoàn toàn giải phóng. Toàn bộ các huyện miền núi, một bộ phận xã, thôn các huyện đồng bằng được giải phóng…

Ngày 21/3/1975, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chỉ thị yêu cầu quân và dân trong tỉnh, các cấp ủy, các đơn vị lực lượng vũ trang cần phải triệt phá ngay ngụy quyền, các lực lượng chính trị, phải giành dân, làm chủ từng vùng rộng lớn kể cả thị xã, thị trấn, nổi dậy tới đâu phải tổ chức xây dựng ngay các đoàn thể, chính quyền cách mạng, lực lượng vũ trang địa phương đến đó; nhanh chóng quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào rõ chủ trương dứt khoát của ta là nhất định giải phóng, đánh đổ địch. Ngày 23/3/1975, Tỉnh ủy ra chỉ thị đẩy mạnh công kích và khởi nghĩa toàn tỉnh, đánh đổ toàn bộ địch, giải phóng toàn bộ nông thôn, giải phóng thị trấn, thị xã, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giải phóng toàn tỉnh.

QUANG NGAI 1
Xe tăng của quân giải phóng tiến vào giải phóng thị xã Quảng Ngãi ngày 24/3/1975: Ảnh chụp lại tại triển lãm, từ nguồn ảnh Báo Quảng Ngãi

Dưới sức mạnh của quân và dân ta bằng nhiều mũi phối hợp nhịp nhàng, tấn công, bao vây và áp sát địch ở các chốt điểm, địch đã hoảng loạn, tháo chạy, bị bắt sống hay đầu hàng giao nộp vũ khí. Như Trung đoàn 94, cùng quân, dân hai huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn chiến đấu, diệt và bắt sống hơn 4.000 tên địch, 206 xe cơ giới các loại bị phá hủy và phá hỏng, thu 50 chiếc khác cùng hàng chục nghìn tấn vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến tranh trên một đoạn đường dài hơn 7 km.

Thế là từ ngày 23 đến 24/3/1975, huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa,… và sau đó là Đảo Lý Sơn hoàn toàn giải phóng. Cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam phấp phới tung bay trên nóc Tòa thị chính tỉnh. Khắp các địa phương trong tỉnh từ vùng núi cao đến ven biển, từ phía nam ra phía bắc đều rợp bóng cờ. Nhân dân hân hoan đón mừng những chiến sĩ cách mạng trở về trong niềm vui khôn tả, chào mừng ngày chiến thắng, chào mừng quê hương hoàn toàn giải phóng. Ngày 30/3/1975, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cách mạng, Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi và các ban ngành, đoàn thể của tỉnh trở về làm việc tại thị xã Quảng Ngãi.

quang ngai ccc
Một tiết mục văn nghệ tại Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Ngãi

Lễ kỷ niệm ý nghĩa và niềm tự hào

Việc giải phóng 2 tỉnh nói trên đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương và đất nước. Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi là dịp khơi dậy tinh thần “táo bạo, kiên quyết, vững chắc, linh hoạt, kịp thời, tranh thủ thời cơ và tạo thời cơ giành thắng lợi lớn” và tự hào với những thành tự đạt được sau ngày giải phóng đến nay.

Những ngày này trên quê hương 2 tỉnh đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945 – 11/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Quảng Ngãi – Đất mẹ Anh hùng”. Hay tối ngày 23/3/2025 TP Quảng Ngãi đã tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, với chủ đề “TP Quảng Ngãi – Hào khí xưa, vận hội mới”.

Còn tại Quảng Nam tối nay (24/3) tại Quảng trường 24/3, TP Tam Kỳ, sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 – 24/3/2025) và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (28/3/1930 – 28/3/2025). Đây là dịp, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Quảng Nam; thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã hy sinh vì độc lập, thống nhất Tổ quốc; đồng thời giới thiệu những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và Nhân dân Quảng Nam đạt được sau 50 năm giải phóng

quang nam b
Quảng Nam họp chuẩn bị cho công tác kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng quê hương.

Các hoạt động trọng điểm diễn ra trong ngày hôm nay (24/3) như lễ dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, chương trình gặp mặt đại biểu, lễ kỷ niệm tại Quảng trường 24/3 (TP Tam Kỳ)… đã được lên kế hoạch và thực hiện chu đáo. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng đã dặn dò kỹ lưỡng, các sở, ngành và địa phương phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đảm bảo buổi lễ tối nay thành công tốt đẹp.

(Bài viết có tham khảo lịch sử Đảng Bộ tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi)



Nguồn: https://daidoanket.vn/ky-niem-ngay-giai-phong-hoan-toan-tinh-quang-nam-quang-ngai-10302136.html

Cùng chủ đề

Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 6.5.2025, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ-BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, thời gian thăm dò, khai quật từ ngày 9-31.5.2025. Việc thăm dò, khai quật diễn ra trên diện tích 80m2. Cụ thể, diện...

Rà soát, điều chỉnh đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích đã được công nhận theo hướng dẫn Bộ...

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL. Có thể kể đến những di tích, di sản tiêu biểu như: Di tích...

Trên 120.000 thí sinh dự thi đợt 1

TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do ĐHQG TPHCM tổ chức. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước đến thời điểm hiện tại. TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do...

Phước Sơn (Quảng Nam): Quyết tâm giải ngân 100% vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 27/3, Đoàn công tác do ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND huyện Phước Sơn, về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại đã được các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh Đồng Nai chú trọng thực hiện đồng bộ,...

‘Vai trò của chuyển đổi số, AI trong ngành y tế là vô cùng quan trọng’

Đó là nhận định của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, nhân chuyến thăm, làm việc với Viện - Trường đại học Phan Châu Trinh (PCTU) tại Quảng Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự tiên phong trong 6 lĩnh vực

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự tiên phong trong 6 lĩnh vực. Ngày 27/2, phát biểu tại hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ...

Cân nhắc lùi thời điểm áp thuế đối với nước giải khát có đường, xe pick-up

Chiều 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Báo cáo tại phiên họp, về thuế suất và mức thuế,...

Nhớ Lời Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn của Bác 60 năm trước

Ðây là Thiếp Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn 1964 cách đây 60 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng Báo Nhân Dân số ra ngày 1/1/1964. Trong Lời Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ðồng bào thân mến, 1964 là năm thứ tư của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Ðể hoàn thành thắng lợi kế hoạch, đồng bào miền Bắc hãy hăng hái thi đua yêu nước,...

Đề nghị bố trí 1.000 tỷ đồng cho dự án sân bay Gia Bình

Sáng 27/6, Quốc hội thảo luận về việc sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công. Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dự kiến phân bổ tổng số 26.900 tỷ đồng sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm...

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại tỉnh Điện Biên

Ân cần thăm hỏi, tặng quà 5 gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, gồm: bệnh binh Nguyễn Thanh Mai; thương binh Mai Trọng Kuông; bà Nguyễn Thị Bệu, người có công nuôi dưỡng 2 liệt sĩ trong thời kỳ kháng chiến; ông Lâm Quốc Minh và ông Phạm Đức Cư là 2 chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt

Tại phiên họp tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "phải vượt qua giới hạn của chính mình, xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt." Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí...

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Mới nhất

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội Kỳ Yên Đình Bình Thủy

VHO - Từ ngày 8-12.5.2025 (nhằm ngày 11-15.4 âm lịch), UBND quận Bình Thủy, TP Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền tại Đình Bình Thủy. Đây là sự kiện văn hóa tâm linh đặc sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách trong, ngoài nước. Đình Bình...

Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 6.5.2025, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ-BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, thời gian thăm...

Mới nhất