Trang chủDestinationsThanh HóaKỷ niệm 624 năm ngày mất Đức thánh Trần Khát Chân

Kỷ niệm 624 năm ngày mất Đức thánh Trần Khát Chân


Sáng 11-6 (tức ngày 24-4 âm lịch), tại Di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ Trần Khát Chân, UBND thị trấn Vĩnh Lộc đã tổ chức Lễ kỷ niệm 624 năm ngày mất của Đức thánh Trần Khát Chân – người đã có công đánh dẹp quân xâm lược Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi nước nhà.

Kỷ niệm 624 năm ngày mất Đức thánh Trần Khát Chân

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 624 năm ngày mất Đức thánh Trần Khát Chân.

Trần Khát Chân sinh năm 1366, là người làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh, nay là huyện Vĩnh Lộc. Ông là người có công dẹp giặc Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi và được phong Thượng Tướng quân. Ông mất ngày 24-4 năm Kỷ Mão 1399 và được mai táng dưới chân núi Đốn (Đún), thị trấn Vĩnh Lộc.

Kỷ niệm 624 năm ngày mất Đức thánh Trần Khát Chân

Đồng chí Lữ Minh Thư, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lộc đánh trống khai hội.

Hằng năm, vào ngày 23 và 24-4 âm lịch, Nhân dân địa phương tổ chức ngày kỵ của Thượng tướng quân, cũng là lễ hội quan trọng của làng, nhằm tưởng nhớ công lao của vị danh tướng tài ba, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Trần Khát Chân mất khi tuổi đời còn rất trẻ, song câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn mãi là khúc ca bi tráng về tinh thần kiên trung bất khuất. Tấm gương của ông được hậu thế mãi truyền tụng và ngợi ca.

Kỷ niệm 624 năm ngày mất Đức thánh Trần Khát Chân

Ngưỡng mộ tài đức của ông, nhiều nơi trên địa bàn Thanh Hóa đã lập đền thờ, riêng tại huyện Vĩnh Lộc cũng có tới 3 nơi thờ tự là: thị trấn Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Tiến và xã Vĩnh Thịnh. Tuy nhiên, Đền thờ Trần Khát Chân tọa lạc dưới chân Đốn Sơn (thuộc thị trấn Vĩnh Lộc) là nơi thờ chính của ông.

Kỷ niệm 624 năm ngày mất Đức thánh Trần Khát Chân

Năm nay, ngoài phần lễ ôn lại thân thế, sự nghiệp của Đức Thánh Trần Khát Chân, UBND thị trấn Vĩnh Lộc còn dàn dựng nhiều tiết mục văn nghệ để phục vụ du khách thập phương về dự lễ.

Kỷ niệm 624 năm ngày mất Đức thánh Trần Khát Chân

Đền thờ Đức Thánh Trần Khát Chân.

Được xây dựng từ thế kỷ XV, trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, Đền thờ Trần Khát Chân vẫn đứng đó vững chãi, uy nghiêm, như minh chứng cho lòng thành kính của người dân trên mảnh đất này đối với vị danh tướng kiệt xuất của đất nước, quê hương. Lễ hội Đền thờ Trần Khát Chân, với những giá trị lịch sử văn hóa lâu bền, vẫn luôn tồn tại trong đời sống văn hóa cộng đồng, điểm tô thêm vẻ đẹp truyền thống văn hóa, lịch sử cho Vĩnh Lộc – vùng đất “Cung vua phủ chúa” bên bờ sông Mã.

Lê Thu (Trung tâm VH,TT,TT&DL huyện Vĩnh Lộc)



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề nghị siết chặt quản lý, bảo tồn di tích trên cả nước

(CLO) Nhằm tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Công văn...

Tôn vinh những sáng tạo đậm tính nhân văn

Giải thưởng Sáng tạo TP HCM lần thứ 4-2025 trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật có 9 công trình được trao giải, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa ...

Quảng Trị cần tập trung đầu tư bảo tồn di tích lịch sử trọng điểm

(Tổ Quốc) - Ngày 26/3, ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, các sở ban ngành liên quan về tiến...

Bộ VHTTDL yêu cầu Sở VHTTDL Thái Nguyên báo cáo, kiểm tra việc phá dỡ cổng Di tích quốc gia đền Đuổm

(Tổ Quốc) - Ngày 17/3, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) đã có Công văn số 226/DSVH-DT gửi Sở VHTTDL Thái Nguyên yêu cầu kiểm tra, có biện pháp xử lý việc cổng Di tích quốc gia đền Đuổm bị phá dỡ. ...

Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 11 sau gần một tuần mất tích

Sau gần một tuần tích cực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của nam sinh nhảy cầu tự vẫn trên sông Mã. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Lát

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc hỗ trợ gạo dự trữ quốc gia cho công tác bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Lát (đợt 2 năm 2023).Ảnh minh họa.Theo đó, tổng số hộ, số khẩu, được hỗ trợ là 2.699 hộ/12.382 khẩu; Diện tích bảo vệ, nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên được hỗ trợ là 19.362,98 ha; Diện tích chăm sóc, bảo vệ rừng trồng là 158,93 ha. Tổng...

Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24 và Kết luận số 31 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng...

Chiều 16-6, Đảng ủy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận số 31-KL/TW ngày 16-4-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam. Đồng chí Đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì hội nghị. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí...

Nhiều người dùng đồng tình với yêu cầu định danh tài khoản mạng xã hội

Thời gian qua thông tin về việc sẽ yêu cầu định danh tài khoản mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người dùng.Nhiều người dùng đồng tình với yêu cầu định danh tài khoản mạng xã hội.Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng...

Thông báo ngừng cung cấp điện ngày 13- 6-2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Thực hiện kế hoạch tiết giảm phụ tải của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, ngày 13-6 Công ty Điện lực Thanh Hoá dự kiến ngừng cung cấp điện tại các khu vực sau:I. Từ 07h00 -15h00 Ngày 13/06/2023- Điện lực Bá Thước: Lộ 373 E9.12 (Toàn bộ huyện Bá Thước ).- Điện lực Cẩm Thủy: Lộ 374 E9.5 (Các xã Cẩm Vân, Cẩm Yên, Cẩm Phú, Cẩm Tân, Làng Sành, Làng Song Cẩm Ngọc . Yên...

Bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái cho cán bộ, nhân viên Ban CHQS huyện Quan Sơn

Sáng 10-8, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Trường ĐH Hồng Đức tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái cho 60 đồng chí là cán bộ, nhân viên Ban CHQS huyện Quan Sơn; chỉ huy trưởng, chỉ huy phó Ban CHQS các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Dự lễ khai giảng có Đại tá Nguyễn Hữu Thuật, Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ Quân sự tỉnh, Phó Chính uỷ Bộ...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển,...

Chụp ảnh miễn phí, thắp lửa yêu nước cho bé

Mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trân trọng tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt tại cơ sở 286 – 294 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Không chỉ dành cho các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi với hoạt động...

Phát hiện, khai quật 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn

VHO - Việc tiếp tục khai quật di tích Quỳnh Văn nhằm làm rõ niên đại, giá trị lịch sử của di tích, góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử tiền sơ sử Nghệ An và cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị...

Triển khai lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO

VHO - BQL Di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang, trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hội nghị diễn ra chiều 21.4, tại thị trấn Óc...

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã...

Mới nhất