Trang chủChính trịQuân sựKỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Tua Hai

Kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Tua Hai


Tối 6.1, tại Di tích lịch sử Chiến thắng Tua Hai (thuộc xã Đồng Khởi, H.Châu Thành, Tây Ninh), tỉnh Tây Ninh đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Tua Hai (26.1.1960 – 26.1.2020), phát pháo lệnh cho phong trào đồng khởi vũ trang toàn miền Nam.

Hiện thân cho ý chí, khát vọng và niềm tin tất thắng

Theo tư liệu, lúc 0 giờ 30 ngày 26.1.1960, lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ mở cuộc tiến công vào căn cứ Tua Hai, nơi đồn trú của Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 quân đội Sài Gòn. Sau thời gian chiến đấu, lực lượng đã tiêu diệt 76 tên địch, bắt, giáo dục và thả tại chỗ hơn 400 quân, thu hàng ngàn súng các loại. Đây là trận tiến công quân sự có quy mô lớn nhất tại chiến trường Nam bộ kể từ sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết.
Từ chiến thắng Tua Hai, quân và dân Tây Ninh đã kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và binh vận, đẩy mạnh tiến công, bóc gỡ hơn 50% đồn bốt trong tỉnh, giải phóng hoàn toàn 24 xã, giải phóng cơ bản 19 xã. Sau đó, chiến thắng lan rộng thành phong trào đồng khởi khắp miền Nam.
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Chiến thắng Tua Hai ghi thêm mốc son vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, ghi thêm chiến công tô thắm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Chiến thắng hiện thân cho ý chí, cho khát vọng và niềm tin tất thắng của cả dân tộc vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học quý báu không chỉ cho Đảng bộ và nhân dân Tây Ninh, Đảng bộ và nhân dân miền Đông Nam Bộ mà còn để lại ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm cho Đảng ta trong việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay”.




Kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Tua Hai1

Ông Lê Cơ (trái), một nhân chứng lịch sử trận đánh Tua Hai

Nghệ thuật quân sự “lấy ít địch nhiều”

Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng: “Điểm nhấn của trận đánh Tua Hai chính là sự chủ động sáng tạo và nhạy bén của Xứ ủy Nam bộ. Trận đánh đã đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó còn là sự kế thừa và phát huy sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc là chọn mục tiêu, nắm bắt thời cơ, bí mật, bất ngờ tiến công địch, nghệ thuật “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn”…

Phân tích sâu hơn về nghệ thuật này, Đại tá, Tiến sĩ Phạm Đình Bách (Học viện Quốc phòng) cho rằng: “Để vận dụng nghệ thuật này, người chỉ huy đã nắm chắc tình hình các mặt: địch, ta, địa hình, địa bàn; phân tích đánh giá đúng những điểm mạnh, điểm yếu của địch; tổ chức trinh sát, toàn diện cả về lực lượng, bố trí đội hình, thời cơ… cả trước và trong quá trình thực hành tác chiến”.

Theo đó, Tua Hai là căn cứ quân sự cấp trung đoàn của quân đội Sài Gòn, có sĩ quan Mỹ làm cố vấn. Lực lượng địch đóng trong căn cứ Tua Hai là Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 bộ binh gồm 1.694 người bao gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đội thiết giáp, 1 đại đội pháo binh.

Ngoài ra, địch còn có 1 đại đội thám báo, 1 đại đội thám báo chìm và có 1 kho chứa vũ khí để trang bị cho các đơn vị mới thành lập. Về phía ta, lực lượng tham gia trận đánh gồm 3 đại đội bộ binh (59, 60,70), Đại đội đặc công 80, 1 trung đội Bình Xuyên, 1 trung đội địa phương tỉnh Tây Ninh (tổng số khoảng 300 cán bộ, chiến sĩ) và 300 dân công. Vũ khí trang bị của ta kém và cũ hơn địch, trong đó có nhiều vũ khí tự tạo.

Qua phân tích tình hình thực tế, tương quan lực lượng địch ở Tua Hai hơn ta nhiều lần, vũ khí địch hoàn toàn chiếm ưu thế, vượt trội cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, ở Tua Hai lại có những điểm yếu là căn cứ không được bố phòng chặt chẽ, không có công sự vật cản, tổ chức tuần tra, canh gác còn sơ hở… Nhờ đó, phương án tập kích Tua Hai được xác định, tổ chức 2 hướng tiến công, mỗi hướng chia làm 2 mũi đột kích đã thắng lợi.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ky-niem-60-nam-ngay-chien-thang-tua-hai-185916720.htm

Cùng chủ đề

Hạn chế xe tải, container từ Tây Ninh, Đồng Nai vào trung tâm TPHCM

Xe tải, container hạn chế lưu thông từ Tây Ninh, Đồng Nai vào trung tâm TPHCM để bảo đảm trật tự, hạn chế ùn tắc trong thời gian diễn ra sự kiện cấp quốc gia từ ngày 20/2 đến 23/2. Sở giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa có thông báo khẩn về phương án hạn chế lưu thông đối với xe tải và xe sơ-mi rơ-moóc trên một số tuyến đường trọng điểm kết nối thành phố với các...

Khu du lịch Núi Bà Đen hút khách tham quan, Công ty khai thác dịch vụ báo lãi

Doanh thu thuần của Công ty cổ phần Du lịch - Thương mại Tây Ninh (TTT) trong quý IV/2024 đạt gần 22 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1,5 tỷ đồng. Khu du lịch Núi Bà Đen hút khách tham quan, Công ty khai thác dịch vụ báo lãiDoanh thu thuần của Công ty cổ phần Du lịch - Thương mại Tây Ninh (TTT) trong quý IV/2024 đạt gần 22 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1,5 tỷ đồng. ...

Giải mã hiện tượng nô nức hành hương núi Bà Đen, Tây Ninh đầu năm mới

Những ngày đầu năm, các ngả đường dẫn về núi Bà Đen, Tây Ninh đông nghịt người từ khắp các tỉnh thành. Dưới chân núi, hàng trăm nghìn người dân đã “cắm trại” để sẵn sàng cho một mùa hành hương lớn nhất trong năm tại ngọn núi linh thiêng. Biểu tượng tín ngưỡng của người dân Nam bộ  Với đa phần người dân Nam bộ, núi Bà Đen là một trong số huyệt đạo thiêng nhất nước Nam, là nơi...

Tây Ninh hút khách với loạt lễ hội lớn tại núi Bà Đen và Toà Thánh

Tây Ninh được dự đoán sẽ tiếp tục là điểm đến hành hương hút hàng trăm nghìn tín đồ cả nước về dự lễ vía Đức Chí Tôn của đạo Cao Đài, lễ vía Thần Tài và Tết Nguyên tiêu vào ngày mùng 8 - 10 tháng Giêng. Mùng 8 - 9 tháng Giêng: Đại Lễ vía Đức Chí Tôn tại Toà Thánh Cùng với Hội Yến Diêu Trì Cung vào Rằm tháng Tám, Đại lễ vía Đức Chí Tôn diễn...

Tây Ninh đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tỉnh Tây Ninh đang gấp rút triển khai nhiều chính sách đột phá nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết, trong tháng 1/2025, tỉnh Tây Ninh đã đón gần 1 triệu lượt khách du lịch, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây ra đột quỵ bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, rung nhĩ, béo phì, bệnh tim, tiểu đường, hút thuốc... ...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ sức khỏe trái tim mình. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Chính trị phân công đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng giữ chức Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang

Ngày 31-5, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường...

Cuộc họp trắng đêm và thời cơ khởi nghĩa

Cuối năm 1944, đồng chí Nguyễn Quyết (sau này là Đại tướng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) được Trung ương điều trở lại Hà Nội. Chỉ sau vài tháng phụ trách công tác quân sự, đồng chí đã được chỉ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có...

Mới nhất